Tổn thương não ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có hộ

Một phần của tài liệu Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh Phú Thọ (Trang 76 - 78)

chứng chuyển hóa

Nhiều nghiên cứu ghi nhận HCCH nhất là ở bệnh nhân THA có HCCH thì nguy cơ cao bị ĐQN, ước tính khoảng 50% người bị HCCH liên quan đến bệnh mạch não. HCCH sẽ tiến triển nhanh chóng thành ĐTĐ typ 2 và sẽ làm nguy cơ đột quỵ tăng lên. Bởi HCCH là một tập hợp nhiều triệu chứng như: RLLP máu, THA, kháng insulin, RLGMLĐ, giảm dung nạp glucose…tất cả các yếu tố trên tạo điều kiện thuận lợi cho hình thành vữa xơ động mạch [12], [23], [28], [34], [47]. Một nghiên cứu lớn của Hàn Quốc (KMICS: Korea

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Medical Insurance Corporation Study) về mối liên quan giữa chỉ số huyết áp, các YTNC của BTM với ĐQN ở 100.147 nam và 59.558 nữ có độ tuổi từ 35- 50 năm; Kim HC và CS nghiên cứu thấy nguy cơ bị ĐQN tăng dần theo phân độ của THA theo JNC VI [Bình thường cao, THA độ 1, THA độ 2 và THA độ 3 lần lượt là: OR = 1,81 (CI: 1,16-1,76); 2,82 (CI: 2,31-3,41); 3,91 (CI: 3,09- 4,95) và 6,58 (CI: 4,96-8,73)] ở nam; OR = 1,91 (CI: 1,34-2,72); 2,35 (CI: 1,65-3,35); 2,94 (CI: 1,74-4,98) và 5,97 (CI: 3,01-11,75) ở nữ. Nghiên cứu cũng thấy nếu ở nhóm bệnh nhân điều trị HATT giảm 20 mmHg và HATTr giảm 10 mmHg thì nguy cơ bị ĐQN giảm xuống nhiều chỉ còn 1,79 (CI: 1,68- 1,90) ở nam và 1,64 (CI: 1,42-1,89) ở nữ đối với nhóm giảm HATT 20 mmHg; 1,51 (CI: 1,44-1,59) ở nam và 1,49 (CI: 1,33-1,66) ở nữ đối với nhóm giảm HATTr 10 mmHg [60]. Najarian RM và CS (2006) nghiên cứu theo dõi 2097 người có độ tuổi từ 50-81 theo dõi biến chứng não trong 14 năm, tác giả thấy ở người có HCCH thì tỷ lệ ĐQN cao gấp 2,1 (CI: 1,37-3,22) lần so với người không có HCCH [70]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy tỷ lệ có tổn thương não ở bệnh nhân THA có HCCH (59,4%) cao hơn so với tỷ lệ có tổn thương não ở bệnh nhân THA không có HCCH (8,8%) có ý nghĩa thống kê p < 0,001; với tỷ suất chênh OR = 15,2 (CI: 8,3-28,1). Kết quả của nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của Khader Y (2008) nghiên cứu 360 bệnh nhân có thông ĐMV thấy ở bệnh nhân có HCCH thì tổn thương não (ĐQN) chiếm 75,6% cao hơn so với nhóm bệnh nhân không có HCCH (24,4%) có ý nghĩa thống kê p < 0,01 [59]. Takahashi và CS (2007) nghiên cứu 1493 phụ nữ THA có độ tuổi trên 55 theo dõi ĐQN trong vòng 10 năm, các tác giả thấy ở người có HCCH thì nguy cơ bị ĐQN gấp 23,1 (CI: 2,7-196) so với người không có HCCH [86]. George B và CS (2008), nghiên cứu 11.464 bệnh nhân trong đó ĐTĐ typ 2 chiếm 60,4%; thấy ở nhóm ĐTĐ bị ĐQN (21%) cao hơn so với nhóm không ĐTĐ (8%) có ý nghĩa thống kê p < 0,001 [46].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh Phú Thọ (Trang 76 - 78)