Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động của các tổ chức

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ tại tỉnh quảng trị (Trang 66 - 96)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động của các tổ chức

động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài

Để thực hiện tốt việc QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN chính phủ và các bộ ngành liên quan đã ban hành nhiều văn bản QLNN về hoạt động của các tổ chức PCPNN. Căn cứ vào những văn bản đó, để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội, giáo dục và đào tạo, đảm bảo an ninh quốc phòng và nhận thức rõ vai trò và vị trí quan trọng của việc quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN, Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến lĩnh vực này. Các văn bản bao gồm:

Quyết định số 31 /2011/QĐ-UBND ngày 18/10/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế quản lý hoạt động phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Quyết định số 66/2001/QĐ-UBND ngày 19/10/2011 của UBND tỉnh ban hành Chương trình xúc tiến, vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2011-2015 có tính đến 2020.

Chương trình hành động của UBND tỉnh thực thực hiện Nghị quyết 09- NQ/TU ngày 17/10/2007 của Tỉnh ủy Quảng Trị về tăng cường công tác đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế đến năm 2010 có tính đến 2015.

Các văn bàn pháp lý này đã quy định rõ chức năng cũng như nhiệm vụ của các cơ quan liên quan đến công tác QLNN đối với các tổ chức PCPNN hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

2.3.3. Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài

2.3.3.1. Quản lý nhà nước về sự hiện diện và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ tại Quảng Trị

Trên cơ sở nội dung Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài, trong đó quy định “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên cơ sở công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp, gắn quyền hạn với trách nhiệm, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ và phát huy tính chủ động của các cấp, các cơ quan quản lý ngành, địa phương, tổ chức và các đơn vị thực hiện”[12, tr.3] và Quyết định số 31/2011/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị về việc ban hành quy chế quản lý các hoạt động phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Trị theo bốn nguyên tắc cơ bản sau:

“1. Công tác phi chính phủ nước ngoài là một bộ phận của công tác đối ngoại, do vậy cần bảo đảm sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự quản lý, điều hành thống nhất của UBND tỉnh, sự phối hợp đồng bộ giữa các Sở, Ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã , đồng thời tranh thủ sự chỉ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn của các cơ quan Trung ương.

2. Công tác vận động, quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có tính chính trị, kinh tế và an ninh. Khi xử lý các công việc liên quan đến các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cần xem xét, cân nhắc cả ba mặt này, trong đó nhất thiết phải đảm bảo yêu cầu chính trị, quốc phòng, an ninh.

3. Trong quá trình hoạt động, cần chủ động đề ra các định hướng để tranh thủ nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài trong sự gắn kết với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại theo từng thời kỳ.

4. Bảo đảm nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo trong công tác quản lý hoạt động phi chính phủ nước ngoài.” [40, tr. 3,4].

Trên cơ sở đó, để quản lý sự hiện diện và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Quảng Trị, nhiều hình thức quản lý khác nhau đã được áp dụng như:

Một là, quản lý thông qua giấy phép hoạt động của tổ chức PCPNN.

Quản lý việc xét cấp, gia hạn, sửa đổi, thu hồi các loại giấy phép chính là một trong những hình thức quản lý sự hiện diện của các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh. Việc quản lý này được thực hiện thông qua các loại giấy phép. Giấy phép là cơ sở giúp các cơ quan quản lý nắm được thông tin về các tổ chức PCPNN cũng như hoạt động của các tổ chức này.

Theo quy định tại Quy chế về hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam ban hành theo quyết định 340/QĐ-TTg thì các tổ chức PCPNN muốn hoạt động tại Việt Nam thì cần phải có giấy phép.

Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị quản lý các tổ chức PCPNN dưới hình thức cung cấp thông tin và ý kiến đánh giá về hoạt động cũng như hiệu quả đem lại của các dự án mà tổ chức PCPNN đó triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh. Đó sẽ là những cơ sở để Ủy ban công tác về các tổ chức PCPNN xem xét việc cấp phép, gia hạn hoặc thu hồi giấy phép của các tổ chức PCPNN.

Hai là, quản lý thông qua Giấy đăng ký hoạt động. Theo quy định khi đã

được cấp giấy phép, để được tiến hành triển khai hoạt động thì các tổ chức PCPNN phải tiến hành đăng ký hoạt động với chính quyền địa phương nơi có các chương trình hoạt động. Giấy đăng ký hoạt động chính là cơ sở để các cơ quan QLNN tại địa phương nơi tổ chức PCPNN có hoạt động, nắm bắt thông tin, hỗ trợ và quản hoạt động của các tổ chức PCPNN.

Ba là, quản lý qua các đối tác Việt Nam. Theo quy định các tổ chức PCPNN không được phép tự mình đứng ra tổ chức các chương trình dự án của mình mà phải phối hợp cùng một cơ quan đối tác Việt Nam. Cơ quan đối tác Việt Nam có thể là một cơ quan thuộc hệ thống chính quyền nhà nước như các sở, ngành như Sở Y tế và Sở Giáo dục - Đào tạo là những đơn vị có hợp tác, tiếp nhận viện trợ của các tổ chức PCPNN nhiều nhất trong thời gian qua; Các tổ

chức chính trị - xã hội ví dụ như Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Chữ thập đỏ… hay các hội đoàn quần chúng như Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi…. Cơ quan đối tác Việt Nam có trách nhiệm phối hợp cùng các tổ chức PCPNN quản lý và thực hiện các chương trình, dự án. Báo cáo và đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức PCPNN theo định kỳ.

Thông qua các đối tác Việt Nam, là những người trực tiếp có quan hệ hợp tác và tiếp nhận viện trợ PCPNN, việc quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN được sát sao và đi sâu vào thực tế hơn.

2.3.3.2. Quản lý nhà nước về việc tiếp nhận và sử dụng nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ

Liên quan đến vấn đề này, các văn bản quy định của nhà nước đều khẳng định tất cả nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hay nguồn viện trợ không hoàn lại đều được coi là một nguồn thu của ngân sách nhà nước và phải hạch toán đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước; quản lý theo phân cấp và theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước.

Viện trợ là hoạt động chủ yếu của các tổ chức PCPNN. Vì vậy quản lý nguồn viện trợ là nhiệm vụ rất quan trọng trong tổng thể các nội dung quản lý của nhà nước về hoạt động của các tổ chức PCPNN.

Để quá trình tiếp nhận, sử dụng viện trợ của các tổ chức PCPNN đảm bảo đúng mục đích, đối tượng và có hiệu quả, đòi hỏi sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, sự phối hợp kiểm tra giám sát chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng chính cụ thể là Sở Tài Chính, Sở KH-ĐT và Sở Ngoại vụ và các đơn vị tiếp nhận, sử dụng nguồn viện trợ.

Để đạt được kết quả cao trong việc tiếp nhận và sử dụng nguồn viện trợ của các tổ chức PCPNN, các cơ quan chức năng cần được thống nhất quản lý từ khâu vận động đến đàm phán, ký kết viện trợ với các bên tài trợ, theo dõi giám sát trong quá trình thực hiện và đánh giá kết quả, hiệu quả sử dụng các khoản viện trợ khi kết thúc dự án.

Việc tiếp nhận và sử dụng nguồn viện trợ của các tổ chức PCPNN có thể được thể hiện qua các nội dung chính sau:

Một là, quản lý quá trình thẩm định, phê duyệt các khoản viện trợ. Một

nguyên tắc chung phải tuân thủ là các khoản viện trợ của các tổ chức PCPNN chỉ được triển khai thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tại tỉnh Quảng Trị việc thẩm định các khoản viện trợ trước khi trình UBND xem xét quyết định được giao cho hai đầu mối chính là Sở Kế hoạch – Đầu tư và Sở Ngoại vụ tỉnh. Trong đó Sở KH - ĐT sẽ Chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ trình UBND tỉnh thẩm định, phê duyệt, quản lý các dự án theo hướng thuận lợi nhất cho các chủ dự án và các tổ chức PCPNN, đề xuất UBND tỉnh cho phép hoặc từ chối không cho phép tiếp nhận dự án viện trợ.

Để được phê duyệt, hồ sơ của các chương trình, dự án thẩm định cần có đầy đủ các nội dung như: tờ trình đề nghị thẩm định của Chủ dự án; văn bản đề nghị thẩm định và phê duyệt chương trình, dự án; văn kiện chương trình, dự án gốc theo mẫu bằng ngôn ngữ được Bên tài trợ sử dụng và bản dịch tiếng Việt đã được thống nhất giữa Chủ dự án và Bên tài trợ; văn bản góp ý kiến của các cơ quan liên quan đối với chương trình, dự án và bản sao Giấy phép của tổ chức PCPNN (trong trường hợp tổ chức này chưa có giấy phép thì cần phải có ý kiến của Sở Ngoại vụ hoặc và quan chủ dự án).

Hai là, quản lý việc thực hiện các chương trình dự án và sử dụng nguồn viện trợ của các tổ chức PCPNN. Liên quan đến vấn đề này, các văn bản

quy định của nhà nước đều khẳng định tất cả nguồn viện trợ của các tổ chức PCPNN hay nguồn viện trợ không hoàn lại đều được coi là một nguồn thu của ngân sách nhà nước và phải hạch toán đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước; quản lý theo phân cấp và theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước.

Sở Tài Chính tỉnh là cơ quan chính chịu trách nhiệm quản lý tài chính đối với các khoản viện trợ của các tổ chức PCPNN không thuộc nguồn thu nhà nước. Bên cạnh đó, Sở Tài chính cũng phối hợp cùng Sở KH - ĐT và Sở Ngoại vụ tổng hợp các nguồn viện trợ tiếp nhận đã được phê duyệt và giải ngân theo

định kỳ 6 tháng, 1 năm. Qua đó, giúp UBND tỉnh có thể quản lý các tổ chức PCPNN có thực hiện viện trợ đúng như cam kết hay không. Kiểm tra việc tiếp nhận và sử dụng các khoản viện trợ có đúng mục đích và nội dung chương trình dự án đã được UBND phê duyệt hay đúng theo các quy định hiện hành của Chính phủ về quản lý tài chính chưa…

2.3.3.3. Quản lý cán bộ, nhân viên làm việc cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài

Trong bất kỳ hoạt động nào, con người luôn đóng vai trò quyết định quan trọng. Chính vì vậy, muốn quản lý tốt hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cần phải chú trọng tới vấn đề quản lý về con người.

Làm việc cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có nhiều đối tượng trong đó có hai đối tượng chính là công dân nước ngoài và công dân Việt Nam do đó, tùy theo từng đối tượng mà có các hình thức quản lý phù hợp với đặc điểm riêng của từng đối tượng, đó là

Một là, QLNN đối với công dân nước ngoài thường là người đại diện, nhân viên, cố vấn, tình nguyện viên, khách mời…của tổ chức được thực hiện qua việc quản lý xuất nhập cảnh, đi lại, cư trú. Theo quy định, đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài khi đã được cấp phép hoạt động sẽ được hỗ trợ cấp thị thực làm việc ở Việt Nam theo thời hạn quy định.

Cơ quan đối tác Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có trách nhiệm tiến hành các thủ tục cần thiết để Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an xem xét cấp thị thực cho từng trường hợp cụ thể. Đối với nhân viên người nước ngoài của các tổ chức, các chuyên gia cố vấn đến thực hiện dự án hoặc khách mời đến thăm dự án khi muốn xin thủ tục nhập cảnh, gia hạn thị thực…thì cũng cần phải xin phép.

Thông qua các quy định về xuất nhập cảnh, nhà nước có thể quản lý được các đối tượng người nước ngoài làm việc tại các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, hạn chế được tình trạng các cá nhân lợi dụng mượn danh nghĩa nhân viên phi chính phủ nước ngoài để vào hoạt động với mục đích khác. Ngoài ra, việc quản lý nhà nước đối với người nước ngoài làm việc cho các tổ chức phi chính

phủ nước ngoài còn được thực hiện qua các hình thức khác như quản lý việc đổi giấy phép lái xe, thuê nhà… của đại diện các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

Hai là, quản lý nhà nước đối với công dân Việt Nam làm việc cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Về mặt pháp lý chỉ có các tổ chức phi

chính phủ nước ngoài được cấp giấy phép lập Văn phòng dự án hoặc Văn phòng đại diện mới được phép thuê trụ sở, nhà ở và thuê nhân viên người Việt Nam làm việc.

2.3.3.4. Quản lý thông tin liên quan đến hoạt động của các tổ phi chính phủ nước ngoài

Cho đến nay chưa có văn bản pháp lý nào về quy định cụ thể về nội dung quản lý nhà nước về thông tin trong lĩnh vực phi chính phủ nước ngoài. Do đó, việc quản lý này vẫn tuân theo các quy định chung của nhà nước về quản lý thông tin. Đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài quản lý thông tin cũng là một nội dung rất quan trọng trong thời điểm hiện nay bởi các lý do chính sau:

- Cần quản lý và cung cấp các thông tin phù hợp, cần thiết cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài để họ nắm được tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam qua đó xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động phù hợp.

- Việc hướng dẫn, cung cấp thông tin về các quy định trên những lĩnh vực cụ thể mà tổ chức phi chính phủ nước ngoài quan tâm sẽ góp phần tạo điều kiện cho họ tiến hành hoạt động tại Việt Nam theo đúng quy định.

- Mặt khác, quản lý thông tin giúp nhà nước giám sát chặt chẽ hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực như rò rỉ thông tin liên quan đến ổn định chính trị, an ninh quốc gia, lợi dụng tuyên truyền thông tin bất lợi…

2.3.3.5. Hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra và xử lý

Để có thể thực hiện tốt việc quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức PHI chính phủ nước ngoài thì không thể bỏ qua quá trình kiểm tra, giám sát. Quá trình này đòi hỏi phải được thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau.

Tại Việt Nam, việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và tiếp nhận viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cũng được quan tâm thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như

Một là, kiểm tra bằng hình thức trực tiếp. Các cơ quan quản lý nhà nước

chủ động trực tiếp gặp gỡ, làm việc với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các đối tác Việt Nam hay địa phương nơi tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ tại tỉnh quảng trị (Trang 66 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w