Vai trò của các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ tại tỉnh quảng trị (Trang 26 - 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.3.2.Vai trò của các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các tổ chức PCP nước ngoài cũng ngày càng nhận được sự quan tâm của chính phủ và nhân dân Việt Nam. Vai trò đóng góp của các tổ chức PCPNN trong quá trình phát triển KTXH của Việt Nam ngày càng được khẳng định, Cụ thể như sau:

Một là, tạo ra nguồn lực góp phần ổn định và phát triển xã hội. Muốn

phát triển xã hội cần phải tìm mọi cách thức để huy động được mọi nguồn lực trong xã hội. Đặc biệt trong hoàn cảnh nền kinh tế chưa phát triển, nhà nước chưa có đủ điều kiện về mọi mặt, nhất là về tài chính thì vai trò của các tổ chức PCPNN sẽ càng trở nên quan trọng. Giá trị nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ tuy không lớn nếu so với các nguồn khác, nhưng cũng đã phần nào hỗ trợ Việt Nam giải quyết một số vấn đề khó khăn như chương trình xóa đói giảm nghèo, tăng cường kiến thức, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thu nhập của người dân…Nhiều dự án viện trợ của các tổ chức PCPNN không chỉ giúp giải quyết

các vấn đề khó khăn chung mà còn góp phần quan trọng vào quá trình phát triển bền vững của địa phương. Ngoài ra, do hình thức viện trợ của các tổ chức PCPNN thường là đưa trực tiếp đến đối tượng thụ hưởng nên đã thực sự giúp được đối tượng cần sự hỗ trợ là những người nghèo, thiệt thòi trong xã hội.

Hai là, giúp nâng cao nhận thức, năng lực cho người dân và các thành viên. Bên cạnh những đóng góp về vật chất và hiện vật, các tổ chức PCPNN

cùng các tình nguyện viên của mình còn có các hỗ trợ khác như hướng dẫn kỹ thuật, đào tạo và chuyển giao kinh nghiệm. Từ việc tham gia quản lý và thực hiện các dự án các đối tác Việt Nam đã không chỉ tranh thủ được nguồn vốn, kỹ thuật mà còn học hỏi được kinh nghiệm tổ chức, điều hành hoạt động và quản lý của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, nâng cao kỹ năng chuyên môn, trình độ hiểu biết và phương pháp làm việc của mình.

Các tổ chức PCPNN còn có vai trò tích cực trong việc phát huy tính năng động, tăng cường kiến thức, khả năng tự quản lý của người dân. Có thể nói, việc tham gia các dự án và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài là một môi trường xã hội rèn luyện tính chủ động, sáng tạo cho người dân.

Ba là, giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Các tổ chức PCPNN qua

các hoạt động của mình cũng đã tạo điều kiện để người dân phản ánh được những nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của mình, qua đó giúp nhà nước có những chủ trương, chính sách và biện pháp quản lý đúng và phù hợp với thực tiễn xã hội.

Nhiều chương trình, dự án của các tổ chức phi chính phủ đã có hỗ trợ tích cực trong việc hoạch định các chính sách và hoàn thiện các văn bản quản lý nhà nước của Việt Nam trên lĩnh vực đó. Nhất là các chương trình dự án liên quan đến vấn đề bình đẳng giới, bảo vệ quyền của phụ nữ, trẻ em.

Bốn là, mở rộng quan hệ hợp tác và tham gia hội nhập khu vực và thế giới. Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài do đặc điểm, tính chất và mục tiêu

hoạt động đã tạo ra sự hợp tác đa phương và song phương giúp các nước có điều kiện mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Ngày nay, nhiều Hội nghị quan trọng của Liên hiệp quốc, Hội nghị khu vực hoặc liên khu vực hay các diễn đàn quốc tế khi được tổ chức thì đều có các diễn đàn song hành của các tổ

chức phi chính phủ. Trong quá trình xây dựng chính sách, chính phủ các nước phát triển đã hình thành cơ chế tham vấn và lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức phi chính phủ. Do đó, nếu biết cách tranh thủ tốt thì thông qua các hoạt động của mình, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài sẽ góp phần tăng cường hiểu biết và mở rộng quan hệ hữu nghị của nhân dân các nước với Việt Nam, đấu tranh chống lại các luận điệu sai trái, áp đặt chống Việt Nam. Đồng thời, giúp chúng ta tuyên truyền một cách hiệu quả, làm cho nước ngoài hiểu đúng hơn và khuyến khích, mời gọi thêm nhiều tổ chức PCPNN khác có các chương trình dự án hỗ trợ Việt Nam phát triển KTXH.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ tại tỉnh quảng trị (Trang 26 - 28)