7. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật quản lý nhà nước đối với hoạt động
hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
Để thực hiện tốt việc QLNN của mình, nhà nước cần phải sử dụng rất nhiều công cụ quản lý như chính sách, pháp luật, bộ máy, tài sản công…Có thể thấy các nội dung đầu tiên của việc QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN chính là xây dựng và ban hành các chính sách và các văn bản pháp luật về QLNN đối với các tổ chức PCPNN tại Việt Nam.
Xây dựng và ban hành chính sách là một nội dung quan trọng và phức tạp trong QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN. Các chính sách QLNN đối với các tổ chức PCPNN chính là tổng thể các giải pháp công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động lên các tổ chức này để thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng của nhà nước.
Để đảm bảo sự quản lý ở tầm vĩ mô, Nhà nước cần phải xây dựng các chính sách, chiến lược lâu dài và quy hoạch tổng thể cho công tác QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN; định hướng và xác định triển vọng hợp tác giữa Việt Nam với các tổ chức PCPNN trong tương lai. Yêu cầu đề ra khi xây dựng các chính sách QLNN trên lĩnh vực này là phải tạo ra được một hệ thống các chính sách đồng bộ với nhau và thống nhất chung với chính sách QLNN trên các lĩnh vực khác. Có như vậy mới có thể tạo ra được một sự phát triển đồng bộ. Nhiệm vụ của nhà nước là xây dựng được hệ thống chính sách, quy định, phù hợp với tình hình thực tế và với nhiệm vụ cụ thể của từng thời kỳ nhất định. Bằng việc xây dựng và ban hành các chính sách, Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích, động viên, tạo điều kiện thuận lợi giúp các tổ chức PCPNN hoạt động trên cơ sở đảm bảo quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với công tác đối ngoại nói chung và PCPNN nói riêng.
Bên cạnh đó, QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN còn phải dựa trên cơ sở pháp luật. Pháp luật chính là yếu tố phân biệt QLNN với những
dạng quản lý khác. Điều đó có nghĩa tất cả các tổ chức PCPNN, không phân biệt hình thức tổ chức, quy mô, lĩnh vực hoạt động hay quốc gia gốc đều phải tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật của Việt Nam.
Cụ thể nội dung này là xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật có liên quan đến hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam để làm cơ sở cho công tác QLNN; sử dụng pháp luật điều chỉnh có tính cưỡng chế trong QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN.
Đối với phía Việt Nam, sử dụng pháp luật nhằm tranh thủ tận dụng những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của các tổ chức PCPNN đối với sự phát triển KTXH; đối với phía các tổ chức PCPNN pháp luật tạo lập cho họ một môi trường hoạt động chính thức, và cho thấy quyền lợi của họ cũng được nhà nước Việt Nam bảo đảm.
Pháp luật QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN không chỉ gồm các quy định về quan hệ đối ngoại mà còn bao gồm cả các chế định về ngoại thương, tài chính, tôn giáo, xã hội … Toàn bộ hệ thống này cần phải phù hợp với điều kiện cụ thể, với định hướng phát triển của đất nước ta và với luật pháp quốc tế.
Trong thực tế có thể nói PCPNN cũng là một lĩnh vực khá mới mẻ, nên nước ta vẫn chưa có hệ thống pháp luật về quản lý hoạt động của các tổ chức PCP (nhất là các tổ chức PCPNN) một cách hoàn chỉnh mà mới chỉ dừng lại ở mức độ là một số các văn bản quy phạm pháp luật riêng lẻ. Trước năm 1989 khi chưa có nhiều hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam thì không có một khuôn khổ pháp lý quy định rõ ràng. Từ năm 1989, nhất là từ năm 1995 trở lại đây số lượng các tổ chức PCPNN vào hoạt động ngày càng gia tăng, phương thức và tính chất cũng thay đổi nhiều. Do đó, để có đầy đủ cơ sở pháp lý cho hoạt động của các tổ chức PCPNN Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ủy ban công tác về các tổ chức PCPNN và ban hành một số văn bản pháp quy liên quan.
Tuy nhiên thực tế cho thấy, nội dung điều chỉnh của các văn bản này thực sự vẫn chưa theo kịp yêu cầu của sự phát triển. Việc áp dụng phương thức QLNN theo pháp luật, bằng pháp luật đối với các tổ chức PCPNN vẫn còn nhiều bất cập. Để có thể tiếp tục QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN và tranh thủ
nguồn viện trợ một cách hiệu quả phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện đất nước còn khó khăn, cần phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp qui từ đó tạo môi truờng pháp lý thuận lợi cho việc QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam.