Phân loại theo lĩnh vực hoạt động

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ tại tỉnh quảng trị (Trang 31 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.5.4.Phân loại theo lĩnh vực hoạt động

Phân loại theo lĩnh vực hoạt động thì các tổ chức PCPNN hoạt động tại Việt nam gồm các nhóm chính sau:

- Các tổ chức hoạt động trên lĩnh vực y tế: Các tổ chức này thường thực hiện các hoạt động nhằm cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho một số đối tượng cụ thể; khuyến khích các hành vi có lợi cho sức khỏe; hỗ trợ nghiên

cứu các bệnh, phương pháp phòng ngừa, chữa trị bệnh; hỗ trợ giúp nâng cao năng lực, điều kiện kỹ thuật, trang thiết bị y tế của các đối tác thụ hưởng…Ví dụ các tổ chức Phẫu thuật nụ cười (OS), Orbis.

- Các tổ chức hoạt động trên lĩnh vực HIV/AIDS thường là hỗ trợ chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, các đối tượng bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và các lĩnh vực liên quan đến HIVAIDS. Ngày càng có nhiều tổ chức hoạt động trên lĩnh vực này như Quỹ Clinton, Handicap International.

- Nhóm tổ chức hoạt động trên lĩnh vực trẻ em: Các tổ chức này thường thực hiện các hoạt động hỗ trợ, chăm sóc trẻ em (nhất là trẻ em khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ em đường phố và trẻ có hoàn cảnh khó khăn) bằng nhiều hình thức như hỗ trợ kinh phí nuôi dạy trẻ, giúp trẻ có điều kiện học văn hóa; tổ chức dạy nghề cho trẻ giúp trẻ hội nhập cộng đồng; tuyên truyền, vận động chính sách và hỗ trợ thành lập dịch vụ xã hội nhằm giúp các nhóm trẻ cần sự bảo vệ. Ví dụ các tổ Plan International, tổ chức Bảo vệ trẻ em (Save the Children), tổ chức Tầm nhìn thế giới (World Vision).

- Nhóm tổ chức hoạt động trên lĩnh vực giáo dục, dạy nghề: Các tổ chức dạng này thường tài trợ các hoạt động đào tạo, dạy nghề, hỗ trợ trang bị kiến thức về một nghề nghiệp nhất định nào đó như sửa chữa xe máy, sửa chữa điện tử, nghề may, nghề mộc, nấu ăn… nhằm giúp những người có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật và thất nghiệp có điều kiện học nghề, tìm việc làm để tăng thu nhập. Hiện có một số tổ chức hoạt động trên lĩnh vực này như tổ chức Quỹ phúc lợi xã hội Eden, Hội hỗ trợ người tàn tật (VNAH), các dự án hỗ trợ nạn nhân bom mìn như dự án CPI, Dự án RENEW.

- Nhóm các tổ chức hoạt động trên lĩnh vực tín dụng hỗ trợ vốn: Hình thức chính thường là tổ chức tập huấn cách sử dụng và quản lý nguồn vốn, cho vay vốn nhằm tạo điều kiện cho các hộ gia đình nghèo tăng thu nhập. Nguyên tắc chung là các tổ chức phi chính phủ nước ngoài sẽ không thu hồi lại vốn mà chuyển nó cho đối tác Việt Nam sau khi kết thúc dự án để tiếp tục cho các đối

tượng khác vay hoặc dùng vốn đó để thực hiện một hoạt động khác trong địa phương. Như tổ chức DOVE Fund, tổ chức VVMF.

- Các tổ chức hoạt động trên lĩnh vực hỗ trợ nâng cao năng lực: Đây là lĩnh vực hoạt động khá mới mẻ bên cạnh việc viện trợ về vật chất. Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài sẽ giúp các cơ quan, tổ chức của Việt Nam tăng cường khả năng tổ chức, quản lý hoạt động. Hình thức hoạt động chính của dạng này là chuyển giao kỹ thuật, tổ chức tập huấn, tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm qua đó giúp nâng cao năng lực của đối tác.

- Các tổ chức hoạt động trên các lĩnh vực khác như nông nghiệp, bảo vệ và quản lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển cộng đồng, phụ nữ…

Ngoài ra còn có một số hình thức phân loại khác như phân loại theo quốc tịch, theo tính chất và quy mô nguồn vốn hay theo khu vực hoạt động cũng thường được sử dụng khi sắp xếp, phân loại các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ tại tỉnh quảng trị (Trang 31 - 33)