Vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ tại tỉnh quảng trị (Trang 40 - 44)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.7. Vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước

- Tính thống nhất và linh hoạt.

Quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức PCPNN phải dựa trên cơ sở quy định chung của pháp luật; không cho phép các cơ quan quản lý của Nhà nước thực hiện việc quản lý một cách tùy tiện, theo cảm tính hay theo ý muốn chủ quan. Do tính chất đa dạng, hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài liên quan đến rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như chính trị, kinh tế, văn hoá, an ninh, quốc phòng, ngoại giao nên quản lý nhà nước trên lĩnh vực này cần có sự thống nhất trong quản lý. Bên cạnh đó, trong quá trình quản lý cũng cần có sự linh hoạt, giao một số quyền hạn và trách nhiệm qua đó tạo điều kiện cho các bộ, ngành và địa phương có thể chủ động, linh hoạt giải quyết một số vấn đề cụ thể nào đó. Qua đó, phát huy tính sáng tạo, chủ động và quyền làm chủ của các cấp, các ngành.

- Tính công khai, minh bạch.

Các chính sách, quy định của Nhà nước về quản lý liên quan đến hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cần phải được công khai, minh bạch. Đây cũng là một đặc điểm quan trọng bởi quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có liên quan rất nhiều đến quản lý nguồn tiền, hàng viện trợ và một số quyền lợi kinh tế.

1.2.7. Vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài chính phủ nước ngoài

Quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức PCPNN đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển KTXH của đất nước, vai trò đó thể hiện ở các điểm sau:

Một là, quản lý nhà nước nhằm đảm bảo các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

Cùng với việc thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương và đa dạng hóa các mối quan hệ số lượng các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam ngày càng tăng lên. Có thể thấy quan hệ với cộng đồng

PCPNN đang trở thành một bộ phận quan trọng trong tổng thể quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Các tổ chức PCPNN đã và đang góp phần không nhỏ cùng nhà nước khắc phục các tác động tiêu cực của quá trình phát triển. Chính vì lẽ đó, cũng như các lĩnh vực khác, nó tất yếu cần có sự quản lý của nhà nước. Có thể nói quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài là điều hết sức cần thiết, hướng hoạt động của các tổ chức này vào mục tiêu phát triển của đất nước.

Mục đích của QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN là nhằm hướng dẫn các tổ chức này hoạt động phù hợp với định hướng của Việt Nam, phù hợp với những yêu cầu, nhiệm vụ phát triển KTXH của công cuộc đổi mới và phù hợp với văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. QLNN cũng là để đảm bảo cho các tổ chức PCPNN hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và những chính sách hiện hành của Việt Nam, đồng thời không trái với pháp luật quốc tế.

Hai là, quản lý nhà nước để phát huy mặt tích cực của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

Không chỉ nhằm mục đích quản lý, quản lý nhà nước còn nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động và phát huy những tác dụng tích cực của mình và qua đó thu hút tối đa mọi nguồn lực đóng góp cho sự phát triển KTXH của Việt Nam.

Là một nước nông nghiệp lạc hậu, lại trải qua nhiều năm bị chiến tranh tàn phá, thường xuyên bị thiên tai đe doạ, cuộc sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã không ngừng nỗ lực đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để đạt được mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Trong sự nghiệp to lớn và nặng nề này, chúng ta luôn cần huy động và tranh thủ sự giúp đỡ quí báu, có hiệu quả của chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế trong đó có cả các tổ chức PCPNN.

QLNN còn nhằm mục đích khai thác có hiệu quả nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Sự hỗ trợ của các tổ chức PCPNN tuy không lớn so với các nguồn viện trợ khác như viện trợ ODA, song cũng là một nguồn

lực quan trọng giúp nhà nước tháo gỡ khó khăn trong giai đoạn khôi phục, xây dựng kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Nhìn chung nguồn viện trợ này có tác dụng thiết thực đối với nhiều ngành, địa phương và cơ sở, nhất là những cơ sở nghèo và là một nguồn bổ sung đáng kể cho ngân sách quốc gia. Do đó nó có một ý nghĩa nhất định đối với nền kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là khi nguồn viện trợ này được tập trung cho các vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai.

Bên cạnh đó, ngoài hình thức viện trợ hàng hóa và trang thiết bị trực tiếp (thường là trong những trường hợp cứu trợ khẩn cấp) các tổ chức PCPNN còn hỗ trợ Việt Nam thực hiện các dự án trên nhiều lĩnh vực khác nhau như giúp đỡ người khuyết tật, giải quyết các vấn đề xã hội, giáo dục đào tạo, viện trợ y tế; phát triển nông thôn, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường... Không chỉ viện trợ về vật chất mà các tổ chức phi chính phủ nước ngoài còn tài trợ qua nhiều hình thức khác như hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao kinh nghiệm, công nghệ, nâng cao dân trí, chăm sóc y tế, phổ cập giáo dục… Do đó cần phải quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài để đảm bảo nguồn viện trợ đó tới được những nơi, những đối tượng cần nhất và đạt hiệu quả cao nhất.

Quản lý nhà nước còn nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức PCPNN trong công tác đối ngoại nhân dân. Trên thế giới hiện nay các tổ chức phi chính phủ ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng. Các tổ chức PCP được xem như cầu nối trong quan hệ giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Chính phủ nhiều nước trong số các quốc gia tài trợ ngày càng quan tâm, sử dụng các cơ chế tham vấn, lấy ý kiến của các tổ chức phi chính phủ trong việc xây dựng, hoạch định chính sách, tăng cường sử dụng tổ chức phi chính phủ nước ngoài vào việc triển khai viện trợ cũng như trong thực hiện chính sách đối ngọai của mình. Trong bối cảnh ngày càng có nhiều tổ chức PCPNN, trong đó có nhiều tổ chức PCP quốc tế có sức mạnh kinh tế và tầm ảnh hưởng lớn, vào hoạt động tại Việt Nam thì lại càng cần phải có sự QLNN để từ đó tranh thủ, tác động để các tổ chức phi chính phủ nước ngoài này sẽ có đóng góp tích cực trong việc làm cho nhân dân thế giới hiểu biết hơn về Việt Nam; ủng hộ Việt Nam nhiều hơn cả về về kinh tế, chính trị

lẫn đối ngoại và chống lại những luận điệu sai lệch bên ngoài về các vấn đề như nhân quyền, dân chủ, tự do tôn giáo, tín ngưỡng. Qua đó, ngày càng nâng cao vị trí của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.

Ba là, quản lý nhà nước để hạn chế mặt tiêu cực của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

Do những đặc thù riêng, hoạt động của các tổ chức PCPNN cũng rất cần có sự quan tâm đặc biệt và quản lý sâu sát của nhà nước và chính quyền các cấp bởi đây là một lĩnh vực rất nhạy cảm, liên quan nhiều đến ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng của quốc gia. Nếu không có sự quản lý chặt chẽ sẽ không loại trừ những tác động xấu cũng như không thể phát huy được hiệu quả của hoạt động này.

Quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức PCPNN nhằm bảo vệ lợi ích dân tộc, độc lập chủ quyền, bí mật quốc gia; ngăn ngừa rò rỉ thông tin và ngăn ngừa phòng chống sự xâm nhập của các yếu tố độc hại từ bên ngoài.

Quản lý nhà nước còn nhằm ngăn chặn, hạn chế các tác động tiêu cực trong hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Đó là:

- Bên cạnh các hoạt động hỗ trợ phát triển và viện trợ nhân đạo, có một số tổ chức phi chính phủ nước ngoài lại chú trọng đến các hoạt động nhằm các mục đích khác như: tuyên truyền lối sống, tư tưởng phương Tây; tìm cách tác động đến quá trình cải cách hành chính, cải cách thể chế, xây dựng pháp luật, chính sách của Việt Nam; thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam hay các tổ chức xã hội dân sự hoạt động độc lập tách khỏi sự quản lý của nhà nước… Các hoạt động đó đã gây ra ảnh hưởng phức tạp tại địa phương. Nhất là ở những nơi thiếu sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương hoặc ở những nơi chính quyền chưa đủ mạnh.

- Nhiều tổ chức PCPNN đang mất dần tính chất phi chính phủ thực sự của mình. Trên đà phát triển ngày càng có nhiều tổ chức phi chính phủ nước ngoài lệ thuộc về tài chính vào các cơ quan của chính phủ nên các tổ chức này thường bị tác động bởi ý đồ của cơ quan tài trợ. Hoạt động của tổ chức PCPNN thường nhằm vào các đối tượng và mục đích nhất định chứ không còn đơn thuần mang

tính chất từ thiện như ban đầu. Chẳng hạn như có một số tổ chức lợi dụng việc thực hiện các hoạt động dự án của mình để khảo sát lấy thông tin của Việt Nam qua đó có những thông tin sai lệch một chiều bất lợi cho Việt Nam. Có thể thấy đây là thủ đoạn quen thuộc mà các nước tư bản đã áp dụng với nhiều nước trên thế giới.

- Ngày càng có nhiều tổ chức có gắn bó với các hệ phái tôn giáo lớn, có nguồn gốc tôn giáo hoặc nhận nguồn tài trợ từ các tổ chức tôn giáo đến hoạt động tại Việt Nam. Trong quá trình hoạt động nhiều tổ chức trong số này luôn quan tâm và có ý định gây ảnh hưởng về tôn giáo, thậm chí có cả những hành động kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi hay tư tưởng tự do tôn giáo theo kiểu phương tây.

Tóm lại, tổ chức PCPNN đang là lĩnh vực có những bước tiến nhanh, do đó càng cần có sự quan tâm chú ý và quản lý của nhà nước. QLNN sẽ tạo điều

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ tại tỉnh quảng trị (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w