Lịch sử hình thành và phát triển của các tổ chức phi chính phủ

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ tại tỉnh quảng trị (Trang 28 - 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.4.Lịch sử hình thành và phát triển của các tổ chức phi chính phủ

Ngay từ thời cổ đại, khi xây dựng quan niệm về “Nhà nước cộng hòa lý tưởng” nhà triết học người Hy Lạp Platon đã đề cập đến việc thanh toán sự đói rét, sự nghèo khổ. Do đó, có thể nói hoạt động từ thiện, nhân đạo đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử, tuy nhiên, chúng chỉ mang tính tổ chức từ vài trăm năm trở lại đây.

Trên phương diện lịch sử, có thể nói loại hình hoạt động phi chính phủ được chính thức thừa nhận khi Hiến pháp của Cộng hòa Pháp chấp thuận quyền được lập hội nhằm mục đích cứu trợ trẻ em bơ vơ, người tàn tật và người già không nơi nương tựa. Ban đầu hoạt động của các tổ chức này được coi là phi chính phủ với hàm ý là hoạt động không vụ lợi vì mục đích từ thiện, nhân đạo và không dính líu gì đến quyền lực cũng như công quỹ của nhà nước chứ không phải là hoạt động nằm ngoài vòng kiểm soát của nhà nước.

Nhân tố mang tính quốc tế đầu tiên xuất hiện trong hoạt động PCP là sự thành lập của Hội Chữ thập đỏ Quốc tế vào năm 1864 tại Thụy Sỹ để giúp đỡ các nạn nhân của chiến tranh. Tuy chưa phải là một tổ chức đa quốc gia hay biểu hiện như một tập đoàn tầm cỡ, nhưng tính chất tương thân tương ái và bất vụ lợi của Hội Chữ thập đỏ Quốc tế đã thu hút sự tham gia nhiệt tình của chính phủ nhiều nước và nhanh chóng lan tỏa phát triển hệ thống chi nhánh của mình tại nhiều quốc gia khác. Sau đó, các tổ chức Caritas Switzland được thành lập ở Thụy Sỹ năm 1901 hay “Quỹ cứu trợ nhi đồng Anh” (Save the Children Fund)

được thành lập ở Anh Quốc vào năm 1919.... có thể được xem là các tổ chức PCP lớn đầu tiên ra đời với mục đích giúp đỡ, cứu trợ các nạn nhân trong chiến tranh, thiên tai ở nước sở tại.

Tuy nhiên, càng về sau hoạt động của các tổ chức phi chính phủ ngày càng mở rộng đặc biệt là sau Chiến tranh thế giới thứ II. Không còn đơn thuần là những hoạt động tương thân tương ái như nguồn gốc ban đầu, hoạt động của các tổ chức phi chính phủ ngày càng được thực hiện một cách có tổ chức hơn, tính xã hội ngày càng cao và hình thức hoạt động ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Tồn tại dưới nhiều hình thức và tên gọi khác nhau, các tổ chức phi chính phủ có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Số lượng các tổ chức phi chính phủ ngày càng gia tăng, nhiều người cho rằng ước tính số tổ chức phi chính phủ quốc tế đang hoạt động có thể có không ít hơn 5 vạn tổ chức. Số lượng các tổ chức phi chính phủ tại các quốc gia còn cao hơn nhiều chẳng hạn như Ấn Độ có khoảng 3.3 triệu tổ chức, Nga có 277.000 tổ chức, Indonesia có tới gần 20.000 tổ chức.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ tại tỉnh quảng trị (Trang 28 - 29)