7. Kết cấu của luận văn
2.2.3. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ trên địa bàn
trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
a. Yêu cầu đối với công tác đối ngoại của tỉnh Quảng Trị
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã có quan điểm chỉ đạo “Phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân. Tổ chức đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả các hoạt động đối ngoại trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, đầu tư, phát triển xã hội, quốc phòng-an ninh, bảo vệ môi trường nhằm thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài...”. [36]
Mục tiêu cụ thể:
Xây dựng, ban hành và đưa vào cuộc sống một hành lang pháp lý thuận lợi cho việc tuyên truyền, hướng dẫn, áp dụng nhằm đạt được các mục tiêu:
-Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hiểu biết hơn về đất nước và con người, lịch sử, văn hóa của Việt Nam nói chung và Quảng Trị nói riêng.
- Chủ động vận động sự trợ giúp của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong sự gắn kết với các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Nâng cao hiệu hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác phi chính phủ nước ngoài, trong đó có công tác viện trợ phi chính phủ nước ngoài. Công tác vận động, quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có tính chính trị, kinh tế và an ninh. Khi xử lý các công việc này cần xem xét, cân nhắc cả 3 mặt này, trong đó nhất thiết phải đảm bảo yêu cầu an ninh quốc gia không bị xâm hại.
b. Quản lý nhà nước để đảm bảo các tổ chức phi chính phủ hoạt động theo định hướng và pháp luật Việt Nam.
Trước hết phải khẳng định rằng, quan hệ với cộng đồng phi chính phủ nước ngoài là bộ phận quan trọng trong tổng thể quan hệ đối ngoại của nước ta. Vì vậy, cũng như tất cả các lĩnh vực khác, nó tất yếu cần có sự quản lý của nhà nước. Sự quản lý của nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trước hết là để hướng dẫn các tổ chức này hoạt động phù hợp với định hướng của Việt Nam, phù hợp với những yêu cầu, nhiệm vụ phát triển KTXH của công cuộc đổi mới, phù hợp với văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. QLNN cũng là để bảo đảm cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và những chính sách hiện hành của Việt Nam, đồng thời không trái với luật pháp quốc tế.
c. Quản lý nhà nước để phát huy các mặt tích cực của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
Quản lý nhà nước vừa là quản lý, đồng thời là sự tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động và phát huy những tác dụng tích cực, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tuy không lớn, nhưng có quy mô thích hợp gắn với mục tiêu cụ thể, nhìn chung có tác dụng thiết thực đối với nhiều ngành, địa phương và cơ sở nhất là các cơ sở nghèo. Bên cạnh sự giúp đỡ về vật chất, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cũng có những đóng góp tích cực trong việc nâng cao mối quan hệ giữa Việt Nam với cộng đồng quốc tế và ủng hộ Việt Nam về chính trị, đối ngoại.
d. Quản lý nhà nước để hạn chế các mặt tiêu cực của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
Do những đặc thù riêng, công tác phi chính phủ nước ngoài cần phải có sự quan tâm đặc biệt và quản lý sâu sát của Nhà nước và Chính quyền các cấp bởi đây là một lĩnh vực rất nhạy cảm, liên quan nhiều đến ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng của quốc gia, thể hiện ở các điểm sau:
Về chính trị - xã hội, một số tổ chức PCPNN tại Việt Nam có quan hệ
chặt chẽ với chính phủ của họ, với các hệ phái tôn giáo lớn, nên ảnh hưởng của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại địa bàn dự án khá phức tạp. Đặc biệt, khi thiếu sự quản lý chặt chẽ của địa phương hoặc ở những nơi chính quyền chưa đủ mạnh, một số tổ chức đã lợi dụng khoảng trống về chính trị, tìm cách áp đặt ý chí của họ vào các cộng đồng dân cư và gạt chính quyền cấp xã ra khỏi các quyết sách về quản lý và thực hiện dự án.
Về an ninh, đối ngoại: Chính phủ nhiều nước và các tổ chức quốc tế, các
thiết chế tài chính ngày càng chú trọng vào việc tăng cường viện trợ thông qua các tổ chức phi chính phủ cho các nước đang phát triển để thực hiện chính sách đối ngoại của họ. Hoa kỳ đã tuyên bố công khai sẽ thông qua các hoạt động phi chính phủ để mở rộng tầm ảnh hưởng, phục vụ vấn đề dân chủ, nhân quyền ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Ngoại trưởng Hoa kỳ năm 2001, Ông Colin Powell đã phát biểu khẳng định Chính phủ Mỹ coi các tổ chức PCP là một kênh thúc đẩy nhân quyền, thực hiện những giá trị Mỹ, chính sách và chiến lược của Mỹ ở bên ngoài.
Nhiều tổ chức tôn giáo lấy chiêu bài viện trợ từ thiện nhân đạo đã thâm nhập vào các vùng dân tộc thiểu số, vùng tập trung đông giáo dân để tập hợp thông tin, phát tán tài liệu, tuyên truyền lôi kéo người dân nhằm thực hiện mục đích truyền đạo, thậm chí có cả những hành động kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi hay tư tưởng tự do tôn giáo theo kiểu phương Tây.
Về văn hóa, tư tưởng: Một số năm trở lại đây, ngày càng có nhiều tổ chức
PCPNN, đặc biệt là các quỹ VHXH sẵn sàng cấp học bổng cho người Việt Nam ra nước ngoài học tập nghiên cứu. Trong số đó không ít học bổng được cấp cho khu vực công trên các lĩnh vực quan trọng như chính sách công, quản lý phát
triển, khoa học chính trị, quan hệ quốc tế…Thông qua các chương trình giáo dục, đào tạo, các tổ chức PCPNN tìm cách tác động vào một số bộ phận học sinh, sinh viên, công chức, viên chức các cơ quan của Việt Nam với ý đồ tạo ra lớp người than phương Tây sẵn sàng hấp thụ và áp dụng những mô hình phương tây ở Việt Nam trong tương lai, phục vụ cho mục tiêu chính trị lâu dài của họ.