Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh nhno & ptnt đống đa (Trang 53 - 55)

Trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tín dụng là yếu tố cơ bản, quyết định chất lượng tín dụng. Cán bộ tín dụng là người am hiểu khách hàng, hiểu biết sâu sắc thực lực tài chính cũng như tiềm năng phát triển của khách hàng. Trình độ nghiệp vụ có cao thì mới có khả năng nhận định khách hàng tốt hay xấu, dự án kinh doanh

khả thi hay không khả thi…Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng được xem là công tác mang tính chiến lược, phải tiến hành thưỡng xuyên, đó là nền móng để ngân hàng phát triển bền vững, hiệu quả.

Chi nhánh cần tiếp tục xây dựng chế độ khen thưởng hợp lý hơn nhằn khuyến khích cán bộ tín dụng hăng hái, nhiệt tình trong công việc bên cạnh đó phải có chế độ kỉ luật và xử lý nghiêm minh nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng. Thực hiện công bằng là biện pháp tạo động lực trong lao động, làm trong sạch đội ngũ cán bộ.

3.4. Một số kiến nghị

3.4.1. Kiến nghị với nhà nước

Do tình hình kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay phát triển nhanh chóng và có nhiều mối quan hệ xã hội mới phát sinh phức tạp, nền kinh tế có nhiều biến động cho nên Nhà nước cần có những giải pháp để điều chỉnh tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh cho các doanh nghiệp, các NH yên tâm hoạt động và phát triển.

Nhà nước cần ban hành một hệ thống pháp luật đồng bộ, cụ thể, đơn giản, dễ hiểu để tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp. Tăng cường biện pháp quản lý đối với doanh nghiệp, tránh tạo kẽ hở dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật gây thất thoát cho Nhà nước. Nhà nước cần nhanh chóng sửa đổi bổ sung một số điều, khoản chưa hợp lý trong bộ luật ngân hàng tránh tình trạng chồng chéo, bất hợp lý.

NHNN nên tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát hoạt động của NHTM, xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh về chất lượng số lượng để đảm bảo thực hiện, kiểm soát được hoạt động NHTM tại chỗ, từ xa có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Tăng cường tính độc lập, tự chủ và trách nhiệm của công tác thanh tra, kiểm soát nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho hoạt động kinh doanh tiền tệ và NH, hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.

Nhà nước cần tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật, đặc biệt là bộ tài chính cần tăng cường hướng dẫn, giám sát các doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán. Tránh tình trạng đưa ra các thông tin tài chính sai lệch, gây khó khăn cho hoạt động ngân hàng. Nhà nước cũng cần tăng cường chế độ kiểm toán của các doanh nghiệp, quy định rõ trách nhiệm của các ngành có liên quan như văn phòng công

chứng, cơ qun kiểm toán, cơ quan định giá tài sản…

Nhà nước cần có thái độ dứt khoát trong việc xắp xếp lại các cơ quan nhà nước, đấy nhanh việc cổ phần hóa các doanh nghiệp, khi các doanh nghiệp này được bố trí lại, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên và khoản vốn vay từ ngân hàng sẽ có hiệu quả hơn trong việc sử dụng vốn.

Chính phủ cần thúc đẩy hơn nữa hoạt động của công ty mua bán nợ và tài sản lưu động của doanh nghiệp được thành lập theo quyết định 109/2003/QĐ-TTg để thiết thực hỗ trợ, giúp đỡ ngân hàng thương mại giải quyết tốt và dứt điểm các khoản nợ quá hạn, nợ tồn đọng kéo dài nhiều năm.

Hiện đại hóa NH trên cơ sở tiếp tục đổi mới khoa học công nghệ phục vụ cho hoạt động NH, tạo tiền đề cho các NHTM phát triển công tác huy động và sử dụng vốn. Từng bước quốc tế hóa hoạt động NH, hội nhập với cộng đồng tài chính tiền tệ khu vực và thế giới, tạo điều kiện và cơ hội phát triển mớicho các NH.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh nhno & ptnt đống đa (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w