thôn Chi nhánh Đống Đa
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo & PTNT chi nhánh Đống Đa
Năm 1998, hệ thống NH chuyển đổi từ một cấp sang hai cấp. Từ đó, cùng với cơ chế quản lý mới của hệ thống NH và những nhu cầu mới trong xu thế thị trường như tiết kiệm đầu tư gia tăng, hệ thống NH ngày càng được mở rộng và phát triển. NHNo & PTNT là một trong những NH có mạng lưới chi nhánh cấp một được thành lập theo QĐ 27/6/1988 của tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam trên cơ sở tách chuyển từ NHNN thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế thủ đô đặc biệt là lĩnh vực NN&PTNT.
Ngân hàng NHNo & PTNT Đống Đa là chi nhánh của NHNo & PTNT Hà Nội được thành lập năm 2000, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn quận và góp phần mở rộng quy mô hoạt của NH thành phố. Khi thành lập, chi nhánh có trụ sở chính đặt tại 154 Tôn Đức Thắng.
Tuy mới được thành lập và đi vào hoạt động chưa lâu nhưng cán bộ nhân viên chi nhánh đã cố gắng phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, bỡ ngỡ, và đạt được một số kết quả cao.
Trong năm 2004, nền kinh tế thủ đô có nhiều khởi sắc trên mọi lĩnh vực. Giá trị sản lượng các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ đều tăng trưởng khá. Các doanh nghiệp đã từng bước thích nghi và đứng vững trong nền kinh tế. NH cũng là một loại hình doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ. Hệ thống các NH cũng đã từng bước khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế trong đó có chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa.
Trong khuôn khổ thực hiện nghị quyết 15/NQ-TW của bộ tài chính về phương hướng nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2001 – 2010 là: “Phát triển Hà Nội thành trung tâm tài chính – tiền tệ của cả nước”, trong năm 2007, chi nhánh thực hiện chuyển trụ sở làm việc từ 154 Tôn Đức Thắng – Đống Đa – Hà Nội đến 37 Đê La Thành – Đống Đa – Hà Nội đã góp phần nâng cao vị thế
của chi nhánh trong con mắt nhìn nhận của khách hàng. Đồng thời chi nhánh vẫn duy trì hoạt động của phòng giao dịch tại 154 Tôn Đức Thắng – Hà Nội để tạo điều kiện cho các khách hàng gửi tiền hay vay vốn từ trước được thuận lợi hơn cũng là để duy trì và phát triển nguồn vốn huy động từ dân cư.
Đến ngày 01 tháng 04 năm 2008, NHNo & PTNT Đống Đa được NHNo & PTNT Việt Nam chuyển đổi thành chi nhánh cấp một và chuyển trụ sở chính về 37 Kim Liên – Hà Nội. Đến tháng 1 năm 2009 trụ sở chính của chi nhánh được chuyển về 211 Xã Đàn - Đống Đa – Hà Nội và được hoạt động tiếp tục cho đến ngày nay. 2.1.2. Khái quát chung về tình hình hoạt động của chi nhánh
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Trong giai đoạn gần đây lãi suất của các ngân hàng trên địa bàn huy động hấp dẫn, có nhiều chính sách khuyến khích khách hàng gửi tiền khiến cho công tác nguồn vốn của NHNo & PTNT Đống Đa gặp khá nhiều khó khăn. Song do làm tốt công tác tiếp thị, phục vụ khách hàng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cán bộ cũng được nâng lên cùng uy tín của ngân hàng ngày càng được khẳng định đã thu hút được một lượng vốn lớn từ nhiều nguồn khác nhau. Đặc biệt lượng tiền gửi tăng khá cao và luôn giữ ở mức ổn định. Điều này được thể hiện khá rõ nét ở tình hình huy động vốn trong giai đoạn 2010 – 2012 (Bảng 2.1)
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NHNo &PTNT giai đoạn 2010 – 2012
31/12/2010 31/12/2011 31/11/2012
Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng nguồn 1035 100% 1154 100% 2160 100%
1.Nội tệ 855 83% 971 84% 1886 87%
2.Ngoại tệ (Quy
đổi VNĐ 180 17% 183 16% 274 13%
Chú thích: số liệu năm 2012 có cả số liệu chi nhánh loại III Thanh Xuân (sát nhập ngày 01 tháng 07 năm 2012).
(Nguồn: NHNo & PTNT Đống Đa) (Đơn vị: tỷ đồng) Hoạt động của ngân hàng giai đoạn 2010-2012 chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu. Hoạt động huy động vốn cũng vì vậy mà gặp không ít khó khăn. Nhưng nhìn chung nền kinh tế trong nước cũng đã có những chuyển biến tích cực nhờ vậy mà nguồn vốn của chi nhánh vẫn tăng trưởng qua các năm.
động của Ngân hàng năm 2011 tổng vốn huy động tiếp tục tăng trưởng nhưng với tỷ lệ thấp hơn so với năm 2010, số vốn huy động được là 1154 tỷ tăng 12% đạt 95% so với kế hoạch 2010. Nguyên nhân trong năm 2010, do nền kinh tế biến động khá mạnh, giá vàng liên tục tăng cao, tỷ giá cũng biến động mạnh, lạm phát gia tăng nên tâm lý người gửi tiền muốn chuyển hướng đầu tư vào những kênh với tỷ lệ sinh lời hấp dẫn hơn.
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của NHNo &PTNT giai đoạn 2010- 2012
31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012
Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Thay đổi so
với 2010
Số tiền Thay đổi so với 2011
1.Tiết kiệm 490 550 + 12% 1340 + 144%
2.TCKT 545 605 +11% 820 + 35%
Chú thích: số liệu năm 2012 có cả số liệu chi nhánh loại III Thanh Xuân (sát nhập ngày 01 tháng 07 năm 2012).
(Nguồn: NHNo & PTNT Đống Đa) (Đơn vị: tỷ đồng) Qua bảng 2.2 ta thấy được sự tăng trưởng cao ở khoản mục tiền gửi dân cư và TCKT trong năm 2011 so với năm 2010 do nền kinh tế nước ta đã thoát khỏi ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008. Năm 2011 tiền gửi dân cư là 550 tỷ đồng chiếm 47,6 % tổng nguồn vốn, tăng 60 tỷ (tăng 12,04%) so với năm 2010 đạt 113% kế hoạch năm 2011.
Đối với lượng tiền gửi của TCKT lại tăng trưởng nhanh, năm 2010 là 545 tỷ đến năm 2011 là 605 tỷ (tăng 60 tỷ) so với năm 2010. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đã khiến các TCKT thay vì việc làm ăn kinh doanh thua lỗ, các TCKT này đã chọn phương án an toàn hơn là gửi tiền vào ngân hàng với lãi suất cao, hi vọng giảm được tổn thất trong tình trạng nền kinh tế giai đoạn năm 2010 và đầu năm 2012..
Từ đó ta có thể thấy cơ cấu nguồn vốn đã có sự thay đổi đáng kể trong giai đoạn từ năm 2010-2012. Ta thấy rằng tỷ trọng của tiền gửi tiết kiệm và tổ chức kinh tế có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Đến năm 2011, tỷ trọng 2 loại tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi của các tổ chức kinh tế lại có sự biến đổi ngược chiều. Nhưng nhìn chung, tốc độ và tỷ trọng tăng trưởng cơ cấu vốn của ngân hàng tương đối ổn định.
qua các năm. Kết quả đó đã phản ánh phương châm đúng đắn trong định hướng phát triển của ngân hàng, biện pháp chỉ đạo kịp thời, nhanh chóng. Bằng việc thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng như Huy động tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm khuyến mại, tiết kiệm dự thưởng…Mặc dù trong tình hình chung của ngành ngân hàng với khó khăn trong vấn đề huy động vốn nhưng những năm qua, chi nhánh thường xuyên có lượng vốn ổn định dư thừa để điều hòa chung toàn hệ thống. Mặt khác uy tín của ngân hàng cũng được nâng lên khi chi nhánh được nâng từ chi nhánh cấp II lên chi nhánh cấp I( tháng 4/2008) cũng đã củng cố được sự tin tưởng của dân chúng vào hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên quy mô vốn còn chưa lớn, chưa thực sự đa dạng và các hình thức huy động vốn còn khá đơn điệu.