Dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh nhno & ptnt đống đa (Trang 38 - 40)

Bảng 2.8: Dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dư nợ Dư nợ Dư nợ

Ngành nông nghiệp 12 20 0

Trong đó: cho vay trung và dài hạn

0 0 0

Ngành công nghiệp 196,8 264,3 370

Trong đó: cho vay trung và dài hạn

78,3 112,5 155

Ngành xây dựng 207,8 285,5 552

Trong đó: cho vay trung và dài hạn

76,2 134,7 218

Ngành thương mại và dịch vụ

49,4 61,2 362

Trong đó: cho vay trung và dài hạn

23,6 30,7 110

Chú thích: số liệu năm 2012 có cả số liệu chi nhánh loại III Thanh Xuân (sát nhập ngày 01 tháng 07 năm 2012).

(Nguồn: NHNo & PTNT Đống Đa) (Đơn vị: tỷ đồng) Qua bảng trên ta thấy ngân hàng tập trung cho vay chủ yếu đối với 2 ngành xây dựng và công nghiệp. Hai ngành này chiếm gần 90% tổng dư nợ. Dư nợ

ngành công nghiệp trong những năm qua vẫn tăng, năm 2010 dư nợ 196,8 tỷ đồng do trong năm này nền kinh tế trong nước có những dấu hiệu phục hồi các dự án trong năm 2009 chưa giải ngân được thực hiện giải ngân đồng thời với chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất của chính phủ cũng giúp cho dư nợ ngành công nghiệp được tăng lên một cách nhanh chóng. Đến năm 2011 dư nợ tăng len 264,3 tỷ đồng và năm 2012 đạt con số 370 tỷ đồng.

Dư nợ tín dụng của ngành xây dựng cũng tăng qua các năm, năm 2010 đạt 207,8 tỷ đồng. Năm 2011 là 285,5 tỷ tăng 76,7 tỷ đồng so với năm 2010. Năm 2010 mức tăng trưởng dư nợ của ngành xây dựng thấp cũng như tỷ trọng bị giảm xuống là do sự mất ổn định của thị trường bất động sản cũng như các quy định chặt chẽ hơn của ngân hàng nhà nước trong việc cho vay đầu tư bất động sản nên ngân hàng đã thận trọng khi đầu tư cũng như cho vay trong lĩnh vực xây dựng như khách sạn, trung cư, cao ốc văn phòng. Năm 2011 dư nợ ngành xây dựng tăng trở lại là do giá cả nguyên vật liệu đã giảm, lãi suất thấp nên các nhà đầu tư lại quay trở lại đầu tư vào ngành này. Tuy nhiên sang năm 2012 thị trường bất động sản đóng băng nên dư nợ năm 2012 tuy có tăng lên nhưng kéo theo nợ xấu tăng cao.

Dư nợ tín dụng ngành thương mại và dịch vụ liên tục tăng qua các năm tuy nhiên tỷ trọng vẫn còn ở mức rất thấp. Dư nợ ngành dịch vụ của ngân hàng vẫn còn ở mức thấp so với lợi thế của ngân hàng là một ngân hàng ở quân trung tâm thành phố nơi tập trung rất nhiêu các đơn vị kinh doanh dịch vụ. Dư nợ ngành nông nghiệp tăng không đáng kể trong ba năm và ngày càng có tỷ lệ thấp trong tổng dư nợ nguyên nhân là do địa bàn hoạt động của chi nhành là nội thành Hà Nội nên có rất ít các dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp.

Ngân hàng cho vay trung và dài hạn đối với công nghiệp, xây dựng và thương mại. Dư nợ trung và dài hạn của 3 ngành này đếu có xu hướng tăng trong ba năm qua. Ngành công nghiệp có mức gia tăng dư nợ cho vay trung và dài hạn ở mức khá cao năm 2010 là 78,3 tỷ tăng , năm 2011 là 112,5tỷ tăng 34,2 tỷ và năm 2010 là 155 tỷ so. Ngành xây dựng cũng có mức tăng trưởng cao trong 3 năm: năm 2010 tăng 33,7 tỷ tương ứng tăng 79% so với năm 2009, năm 2011 đạt 134,7 tỷ tăng 58,5 tỷ ( 77%) so với năm 2010. Do việc mở rộng nguồn cho vay trung và dài hạn có nhiều thuận lợi nên ba năm vừa qua ngân hàng đã mở rộng cho vay trung và dài

hạn nhằm tăng lợi nhuận cho ngân hàng mặt khác bù đắp những chi phí cho việc tìm kiếm nguồn trung và dài hạn.

Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ tín dụng trung và dài hạn tập trung chủ yếu vào hai ngành công nghiệp và xây dựng luôn chiếm trên 80% tổng dư nợ trung và dài hạn còn ngành thương mại và dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng nhỏ đặc biệt là ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Như vậy tín dụng theo ngành kinh tế đang mất cân bằng điều đó gây rủi ro khi nền kinh tế gặp khủng hoảng. Vì thế để nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn đạt hiệu quả thì cần tìm kiếm những khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau cũng như giữ chân những khách hàng quen thuộc.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh nhno & ptnt đống đa (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w