Các quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinhtế nông lâm nghiệp ở Chợ

Một phần của tài liệu Giải pháp đầy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn (Trang 87 - 119)

5. Bố cục của đề tài

4.1.2. Các quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinhtế nông lâm nghiệp ở Chợ

Mới trong giai đoạn tới

1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Chợ Mới trong giai đoạn tới phải gắn với chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh giai đoạn 2013-2015, tầm nhìn đến 2020.

2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp nhằm phát triển nông lâm nghiệp theo sản xuất hƣớng hàng hoá, khai thác tối ƣu các tiềm năng lợi thế của từng tiểu vùng và của huyện, lấy hiệu quả kinh tế làm thƣớc đo quan trọng để đánh giá chất lƣợng của sự chuyển dịch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Chợ Mới trong giai đoạn tới phải lấy khoa học công nghệ làm khâu then chốt để nâng cao hàm lƣợng khoa học trong sản phẩm nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

4. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp huyện Chợ Mới trong giai đoạn tới phải gắn liền giữa phát triển sản xuất nông lâm nghiệp với đổi mới quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn.

5. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp ở Chợ Mới phải gắn kết hài hoà giữa lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội và đảm bảo giữ vững môi trƣờng sinh thái.

4.1.3. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

4.1.3.1. Mục tiêu chung

Để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa ở huyện Chợ Mới cần phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn và nguồn nhân lực sẵn có xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, có năng suất, chất lƣợng và hiệu quả. Phát triển với tốc độ cao và bền vững trên cơ sở ứng dụng các thành tựu và tiến bộ khoa học kỹ thuật và khoa học quản lý. Xây dựng nông thôn mới, có cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp thƣơng mại và dịch vụ hợp lý, đƣa nền sản xuất nông nghiệp và nông thôn tiến lên công nghiệp hoá và đô thị hoá để từng bƣớc tăng thu nhập cho nông dân và các tầng lớp khác ở nông thôn. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp huyện Chợ Mới theo hƣớng sản xuất hàng hóa đến năm 2015 và nhƣ̃ng năm tiếp theo nhƣ sau:

- Giá trị tổng sản phẩm và tổng sản phẩm hàng hóa nông nghiệp ngày càng tăng: mục tiêu này có ý nghĩa to lớn và bao trùm trong việc phát triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Sản lƣợng một số sản phẩm hàng hóa ngày càng tăng, thể hiện hƣớng sản xuất nông nghiệp hàng hóa của nông dân ngày càng nâng lên, từ đó tăng thu nhập và tích lũy cho nông dân và các tầng lớp khác ở nông thôn.

- Nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa trên một đơn vị diện tích canh tác. Đây là chỉ tiêu chất lƣợng quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất đai, đánh giá trình độ và khả năng thâm canh của ngành nông nghiệp. Do đó muốn đạt đƣợc giá trị sản phẩm hàng hóa cao trên một đơn vị diện tích canh tác cần phải lựa chọn giống, cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lƣợng cao, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến phù hợp điều kiện của vùng.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp theo hƣớng giảm tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông lâm nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành.

- Xây dựng và phát triển vƣ̃ ng chắc một số thƣơng hiệu cho các sản phẩm đặc trƣng của huyện nhƣ sản phẩm mơ, cam, quýt, mía bầu , miến rong,...

4.1.3.2. Mục tiêu cụ thể

1. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Xây dựng cơ cấu kinh tế của huyện là: nông, lâm nghiệp; thƣơng mại, dịch vụ, du lịch; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trong đó tỷ trọng cơ cấu các ngành đến năm 2015 là: Nông - lâm nghiệp chiếm 29%; Thƣơng mại, dịch vụ, du lịch chiếm 36%; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản chiếm 35%.

- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân đạt 15%/năm, trong đó: Nông, lâm nghiệp tăng 5 - 6%; Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng 15 - 18%; Thƣơng mại, dịch vụ, du lịch tăng 18 - 21%;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Phấn đấu đến năm 2015, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 17.300.000 đồng/ngƣời/năm.

2. Đảm bảo an ninh lương thực, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao theo hướng sản xuất hàng hoá; chú trọng đẩy mạnh công tác trồng rừng

Phấn đấu đến năm 2015 có 700 ha diện tích đất ruộng 2 vụ đạt giá trị thu nhập trên 70 triệu đồng/ha/năm trở lên, trong đó có 50 ha đạt trên 100 triệu đồng.

Tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt đạt 18.696 tấn; bình quân lƣơng thực đầu ngƣời đạt 480kg/ngƣời/năm.

Tập trung phát triển chăn nuôi, đƣa chăn nuôi trở thành ngành chính, phấn đấu đến năm 2015: Tổng đàn trâu, bò đạt 11.500 con, đàn lợn 35.000 con.

Phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đến năm 2015 tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 170ha.

Diện tích chè trồng mới, cải tạo là 150 ha, trong đó: chè Shan tuyết 50 ha; chè trung du chất lƣợng cao 100 ha. Diện tích trồng cây hồi, cây quế ổn định là 880 ha; cây măng bát độ giữ mức ổn định 100 ha; cây ăn quả đặc sản (cam, quýt, na, hồng không hạt) mỗi năm trồng mới 15 ha; ổn định diện tích trồng gừng hàng năm 60 ha, diện tích cây mía 100ha; đến năm 2015 trồng mới 90 ha cây chuối tây, 100 ha cây trúc sào, 5 ha cây mao trúc .

Mở rộng diện tích trồng cây thuốc lá đến năm 2015 có 300 ha.

Trồng rừng mới hàng năm đạt 1.600 ha/năm. Thực hiện khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng; nâng độ che phủ của rừng đạt 77% vào năm 2015.

3. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắn với quản lý tài nguyên - môi trường

- Phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, chú trọng công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, lâm sản; quản lý tốt nguồn tài nguyên, khoáng sản và quy hoạch sử dụng đất đai theo đúng quy định của pháp luật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Quy hoạch tiểu thủ công nghiệp, phát triển bền vững.

4. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch

- Phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ toàn huyện bình quân tăng 20%/năm, đến năm 2015 đạt 440 tỷ đồng. Đảm bảo cung ứng đầy đủ các mặt hàng chính sách thiết yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân trong huyện.

- Quy hoạch, xây dựng và phát triển các điểm có lợi thế về du lịch gắn với phát triển dịch vụ nhƣ: Đền Thắm (Thị trấn Chợ Mới), chùa Thạch Long (xã Cao Kỳ), hang Thắm Làng (xã Yên Hân), Thác Xanh (xã Tân Sơn).

5. Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới

Xây dựng trụ sở làm việc cho khối xã, thị trấn và một số phòng, ban, ngành cấp huyện đủ diện tích làm việc theo quy định.

Nâng cấp các tuyến đƣờng; mở mới các tuyến đƣờng, chú trọng giao thông nông thôn. Nâng cấp đƣờng phía đông sông Cầu.

Ƣu tiên xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất, đầu tƣ xây dựng trƣờng học đạt chuẩn quốc gia; xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế.

Đầu tƣ xây dựng điện lƣới quốc gia cho các thôn chƣa có điện, phấn đấu 97% số hộ đƣợc sƣ̉ dụng điện lƣới quốc gia; xây dựng các công trình cấp nƣớc sinh hoạt cho nông thôn đảm bảo có 97% số hộ đƣợc sƣ̉ dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh; xây dựng nhà họp cho các thôn, bản.

Quy hoạch và xây dựng các thiết chế văn hoá ở cấp huyện và các xã, thị trấn, phấn đấu đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

Mở rộng phạm vi quy hoạch thị trấn Chợ Mới theo hƣớng từ thị trấn Chợ Mới - Yên Đĩnh - Thanh Bình để đến năm 2015 hình thành diện mạo thị xã; quy hoạch và phát triển trung tâm cụm xã Thanh Mai - cụm xã Yên Hân, thị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tứ Sáu Hai thuộc xã Nông Hạ có điều kiện phát triển thành thị trấn và một số cụm dân cƣ thành thị tứ.

Quy hoạch quỹ đất cho phát triển các HTX, các doanh nghiệp; quy hoạch bãi rác cho khu vực trung tâm huyện và một số điểm dân cƣ: Thanh Bình, phố Sáu Hai, Cao Kỳ, Thanh Mai, Yên Hân. Xây dựng Trung tâm thƣơng mại của huyện.

Quy hoạch và thƣ̣c hiện tốt chủ trƣơng xây dƣ̣ng nông thôn mới theo tiêu chí của Chính phủ, phấn đấu đến năm 2015 có 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa ở huyện Chợ Mới

4.2.1. Triển khai việc thƣ̣c hiện công tác quy hoạch phù hợp với điều kiện mới

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Chợ Mới đến 2020 đã đƣợc duyệt, nhƣng hiện tại việc triển khai thƣ̣c hiện quy hoạch còn chậm và đã có nhƣ̃ng điểm bất hợp lý cần phải điều chỉnh . Vì vậy, cần phải thƣ̣c hiện có kết quả công tác quy hoạch trên cơ sở khai thác, phát huy tốt tiềm năng, lợi thế của từng vùng cho sƣ̣ ph át triển nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa . Cần phải giải quyết những vấn đề sau:

- Để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên, đất đai, hình thành đƣợc các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá, công tác quy hoạch phải đảm bảo tính chiến lƣợc, phát triển ổn định và bền vững. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, địa hình, đất đai, kiểm tra rà soát lại từng loại đất cụ thể để quy hoạch vùng phát triển kinh tế trang trại cho từng vùng. Tập trung ƣu tiên quy hoạch phát triển trang trại tại các vùng đất trống đồi núi trọc, đất hoang hoá, ao đầm mặt nƣớc có thể nuôi trồng thuỷ sản, tăng dần tỷ trọng thuỷ sản trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành. Tiếp tục quy hoạch chuyển một phần diện tích trồng lúa và các loại cây trồng có năng suất thấp, thị trƣờng tiêu thụ khó khăn sang trồng cây khác nhằm đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao hơn, kể cả cây trồng làm thức ăn cho chăn nuôi, trồng cây lâm nghiệp có giá trị cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Căn cứ vào điều kiện đất đai thổ nhƣỡng và điều kiện sinh thái từng vùng quy hoạch sản xuất cho các loại hình trang trại, lựa chọn các loại cấy trồng vật nuôi phù hợp, Ƣu tiên lựa chọn các loại cây trồng vật nuôi là lợi thế, đặc sản của vùng, cho năng suất và giá trị kinh tế cao. Quy hoạch, xây dựng các mô hình sản xuất tiêu biểu để làm mẫu nhân điển hình.

- Trên cơ sở quy hoạch đất đai, quy hoạch mạng lƣới giao thông thuỷ lợi và các công trình cơ sở hạ tầng khác để từng bƣớc đầu tƣ phát triển, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các thành phần đầu tƣ phát triển kinh tế tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

- Hoàn chỉnh quy hoạch các vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với chế biến và thị trƣờng tiêu thụ. Phát triển các loại sản phẩm có lợi thế, có tiềm năng và thị trƣờng tiêu thụ... Phát triển chăn nuôi, chú trọng các loại con có thế mạnh của địa phƣơng và có thị trƣờng tiêu thụ ổn định trong và ngoài nƣớc.

- Để phát huy sức mạnh tổng hợp và ƣu thế của các vùng trong địa bàn huyện, nhằm khai thác hợp lý những ƣu thế tại chỗ vừa đảm bảo định hƣớng có tính chiến lƣợc lâu dài, đồng thời xác định cây con mũi nhọn để có kế hoạch đầu tƣ hợp lý phát triển mô hình công nông kết hợp. Trên đất đồi và vƣờn gia đình tập trung phát triển theo chƣơng trình 327, vốn 120 tăng cƣờng cải tạo vƣờn tạp trồng cây ăn quả vải, nhãn, hồng không hạt. Phát triển nhanh mô hình trang trại nông lâm kết hợp để giải quyết việc làm, khai thác tiềm năng đất đai. Là vùng núi có địa bàn rộng, dân cƣ thƣa, có tiềm năng về chăn nuôi đại gia súc, do vậy cần đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hƣớng giữ ổn định đàn trâu, tăng nhanh phát triển đàn bò, đàn dê là nguồn thực phẩm hàng hóa cho các vùng. Do vậy với ƣu thế của vùng phải hƣớng các hộ nông dân phát triển kinh tế đồi rừng. Xây dựng tốt mô hình kinh tế VAC, VACR [11].

Trong chăn nuôi phát triển đàn lợn hƣớng nạc để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao và xuất khẩu. Tăng cƣờng chăn nuôi gia cầm với những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giống có chất lƣợng cao nhƣ gà siêu thịt, siêu trứng. Tận dụng ao hồ phát triển nuôi cá xác định là nơi cung cấp sản phẩm hàng hóa cho thành phố.

Đẩy mạnh mô hình công nông kết hợp nhằm giải quyết việc phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Nhằm tăng thu nhập tích lũy tái sản xuất mở rộng, nhanh chóng cơ khí hóa nông nghiệp nông thôn.

4.2.2. Quy hoạch sản xuất hàng hoá gắn liền với chuyên môn hóa, đa dạng hóa nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện đã có sự chuyển dịch nhất định nhờ sự đổi mới cơ cấu sản xuất của các hộ nông dân. Tuy nhiên kết quả và hiệu quả sản xuất đạt đƣợc còn chƣa cao. Trong thời gian tới huyện cần phải tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa, thực hiện chuyên môn hóa hợp lý kết hợp với đa dạng hóa sản xuất kinh doanh tổng hợp, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún. Tạo điều kiện thuận lợi để tăng mô hình trang trại sản xuất hàng hoá lớn.

Chuyên môn hóa sản xuất phải kết hợp với đa dạng hóa sản xuất mới có thể giảm đƣợc tính thời vụ trong việc sử dụng các nguồn lực ở nông thôn. Ngoài sản xuất một loại sản phẩm chính, mỗi hộ dân có thể lựa chọn cho mình các sản phẩm khác hỗ trợ cho sản phẩm chính để có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Đa dạng hoá sản xuất hàng hoá: Nguồn tài nguyên sử dụng trong "đầu vào" của hộ nông dân rất đa dạng, gồm đất đai, lao động, vật tƣ kỹ thuật, thậm chí cả khí hậu... Do vậy cần đa dạng hóa sản xuất hàng hóa để đạt hiệu quả cao mà vẫn không mâu thuẫn với chuyên môn hoá. Mỗi nhóm hộ nông dân có thể tự chọn cho mình sản xuất loại sản phẩm nào là chính, các sản phẩm khác hỗ trợ cho sản phẩm chính, làm cho nó có hiệu quả hơn. Trong tƣơng lai, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp trên cơ sở chuyên môn hoá là hƣớng đi tất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

yếu của Chợ Mới cũng nhƣ của ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn. Ví dụ nhƣ: Sản xuất hàng hoá của hộ nông dân càng phát triển họ càng có nhu cầu liên kết, hợp tác với nhau về vốn, kỹ thuật, lao động, thị trƣờng... Cơ sở của mọi

Một phần của tài liệu Giải pháp đầy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn (Trang 87 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)