Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp đầy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn (Trang 48 - 119)

5. Bố cục của đề tài

1.3.Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng hệ thống thông tin nghiên cứu chủ yếu sau:

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương

- Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng sử dụng đất, cơ cấu các loại đất. - Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng dân số và lao động.

- Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng: Giao thông, điện, nƣớc, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục.

- Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kinh tế của huyện qua các năm

- Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của kinh tế xã hội: thu nhập bình quân đầu ngƣời; thu nhập lƣơng thực bình quân đầu ngƣời.

- ...

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh tiềm năng của huyện

- Chỉ tiêu phản ánh về tiềm năng vị trí địa lý - Chỉ tiêu phản ánh về tiềm năng đất đai

- Chỉ tiêu phản ánh nguồn tài nguyên thiên nhiên - Chỉ tiêu phản ánh tiềm năng về du lịch- dịch vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- ...

* Nhóm các chỉ tiêu đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

- Các chỉ tiêu về diện tích, năng suất, sản lƣợng, chế biến và mức tiêu thụ các sản phẩm nông lâm nghiệp nói chung và nông lâm nghiệp hàng hóa của huyện qua các năm.

- Các yếu tố cơ bản của sản xuất nông nghiệp nhƣ: đất đai, vốn, lao động, kỹ thuật.

+ Tốc độ tăng trƣởng trong nông lâm nghiệp.

+ Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông lâm nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, dịch vụ…

+ Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các tiểu vùng trong huyện Phƣơng pháp tính các chỉ tiêu trên:

- Số bình quân giản đơn: Để phản ánh mức độ bình quân của các chỉ

tiêu nghiên cứu.

Công thức tính: Số bình quân giản đơn = ∑Pi/n (i = 1:n)

- Tốc độ phát triển bình quân: để tìm ra tốc độ, xu hƣớng biến động của

sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua thời gian. Công thức tính:

Yn n 1

Y1

t  

Trong đó: Y1: mức độ đầu tiên của dãy số thời gian; Yn: mức độ cuối cùng của dãy số thời gian; t: tốc độ phát triển bình quân.

- Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trƣờng: diện tích đất phủ xanh, sử dụng thuốc trừ sâu, xói mòn,...

- Các chỉ tiêu hiệu quả xã hội: thu nhập của hộ dân, lao động có việc làm,...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

NÔNG LÂM NGHIỆP THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN

3.1. Tình hình cơ bản của huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Chợ Mới là huyện nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Kạn. Phía Bắc giáp huyện Bạch Thông và thị xã Bắc Kạn, phía Tây giáp huyện Định Hóa (Thái Nguyên), phía Nam giáp huyện Võ Nhai và Phú Lƣơng (Thái Nguyên), phía đông giáp huyện Na Rì (Bắc Kạn ). Chợ Mới là cửa ngõ phía Nam của tỉnh Bắc Kạn với tổng diện tích tự nhiên 606,51 km2

và dân số trung bình năm 2011 là 37.187 ngƣời. Chợ Mới gồm có 16 đơn vị hành chính là thị trấn Chợ Mới và 15 xã trực thuộc. Huyện lỵ là thị trấn Chợ Mới nằm trên quốc lộ 3, cách thị xã Bắc Kạn khoảng 45km về phía Bắc và cách thủ đô Hà Nội 124 km về phía Nam của huyện. Thị trấn Chợ Mới còn là nơi hợp lƣu giữa sông Cầu và sông Chu.

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 230

C, thấp nhất là 14,70C và cao nhất là 290C, nhiệt độ cao tập trun g tƣ̀ tháng 5-10. Số giờ nắng trong năm bình quân trên dƣới 1.500 giờ, số giờ nắng cao tập trung tƣ̀ tháng 5-11, cao nhất vào tháng 8 đến 250 giờ. Lƣơng mƣa trung bình khoảng 1.500mm/năm, có năm cao lên đến 2000mm, lƣợng mƣa tập trung vào các tháng 4-11, mƣa nhiều nhất vào tháng 6-7 lƣợng mƣa cao đến hơn 400mm/tháng. Độ ẩm bình quân 85%, tháng thấp nhất là 78%, tháng cao nhất đến 93%.

Chợ Mới là địa phƣơng có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn. Những năm vừa qua, nhờ thực hiện tốt chủ trƣơng chuyển đổi cơ cấu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mùa vụ, giống cây trồng vật nuôi và các đề án sản xuất nông lâm nghiệp, đời sống của ngƣời dân từng bƣớc đƣợc cải thiện và nâng cao.

Ngoài cây lƣơng thực chính là cây lúa, cây ngô, các loại cây trồng khác nhƣ thuốc lá, lạc, đậu tƣơng, mía phát triển phù hợp với khí hậu và thổ nhƣỡng địa phƣơng. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cây trồng sinh trƣởng và phát triển tốt, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngƣời dân. Đây là điều kiện quan trọng để đảm bảo an ninh lƣơng thực và phát triển kinh tế của huyện.

Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Chợ Mới 3 năm 2009-2011

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Diện tích (ha) Cơ cấu (% ) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích 60.651,0 100,0 60.651,0 100,0 60.651,0 100,0 I. Đất sản xuất nông nghiệp 5.442,1 8,97 5.281,6 8,71 5.178,8 8,54

1. Đất trồng cây hàng năm 3.675,5 6,06 3.723,2 6,14 3.651,6 6,02

- Đất trồng lúa 2.343,2 3,86 2.343,2 3,86 2.288,2 3,77

- Đất trồng cây hàng năm khác 1.332,3 2,19 1.338,9 2,21 1.315,8 2,17 2. Đất trồng cây lâu năm 1.558,4 2,57 1.558,4 2,57 1.527,2 2,52

3. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 47,7 0,08 47,7 0,08 47,7 0,08

4. Mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản 160,5 0,26 160,5 0,26 156,4 0,26

II. Đất lâm nghiệp 46.672,0 76,95 46.672,0 76,95 50.137,7 82,67

1. Đất rƣ̀ng sản xuất 31.971,2 52,71 31.971,2 52,71 38.968 64,25 2. Đất rƣ̀ng phòng hộ 14.700,8 24,24 14.700,8 24,24 11.169,7 18,42 III. Đất ở 343,6 0,57 343,6 0,57 368,0 0,61 IV. Đất chuyên dùng 1.315,2 2,17 1.629,2 2,68 988,5 1,63 V. Đất chƣa sử dụng 6.878,2 11,34 6.622,6 10,92 3.066,3 5,05 1. Đất bằng chƣa sử dụng 230,9 0,38 232,9 0,38 211,5 0,35

2. Đất đồi núi chƣa sử dụng 4.878,0 8,04 4.604,5 7,59 1.370,8 2,26 3. Đất chƣa sử dụng khác 1.769,3 2,92 1.785,2 2,94 1.483,9 2,45

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

Chợ Mới tính đến ngày 1/4/2011 dân số có 37.187 ngƣời, gồm 7 dân tộc cùng sinh sống (Tày, Nùng, Kinh, Dao, H’mông, Hoa, Sán Chay) sinh sống tại 16 xã, 1 thị trấn và chia thành 166 thôn bản . Mật độ dân số là 61,31 ngƣời/km2

. Tình hình dân số và lao động huyện Chợ Mới giai đoạn 2009- 2011 đƣợc thể hiện ở Bảng 3.2 nhƣ sau:

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động huyện Chợ Mới

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

(ngƣời)

So sánh (%) (ngƣời) (ngƣời) 2010/2009 2011/2010

1. Tổng số hộ 8.635 9.186 9.424 106,38 102,59

1. Tổng dân số 36.747 36.915 37.187 100,46 100,74

- Nam 18.636 18.763 18.949 100,68 100,99

- Nƣ̃ 18.111 18.152 18.238 100,23 100,47

- Thành thị 2.383 2.396 2.423 100,55 101,13

- Nông thôn 34.364 34.519 34.764 100,45 100,71

2. Tổng số lao động 23.975 24.525 24.765 102,29 100,98

- Lao động nông nghiệp 17.223 18.589 18.912 107,93 101,74

- Lao động khác 6.752 5936 5.853 87,91 98,60

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Chợ Mới)

Số liệu thống kê cho thấy dân số và lao động của huyện đều tăng qua các năm. Dân số và lao động chủ yếu sống ở khu vƣ̣c nông thôn . Tỷ lệ lao động qua các năm đều chiếm trên 66% tổng dân số , trong đó lao động nông lâm nghiệp chiếm trên 76% tổng lao động. Nhƣ vậy, lao động của huyện vẫn chủ yếu phục vụ trong lĩnh vƣ̣c sản xuất nông lâm nghiệp.

3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế

Trong giai đoạn vƣ̀a qua mặc dù gặp nhiều điều kiện khó khăn, thách thức do rét đậm, rét hại và dịch lở mồm long móng trên gia súc diễn ra và tình hình kinh tế trong nƣớc còn gặp nhiều khó khăn; nhƣng nhờ vào chính sách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

điều hành vĩ mô của Nhà nƣớc, sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, Huyện uỷ, sự giám sát của HĐND huyện, sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành và nhân dân trong toàn huyện nên tình hình kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục phát triển tích cực, an ninh - quốc phòng đƣợc củng cố và giữ vững.

Năm 2011, tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 16% (100% kế hoạch); tổng giá trị gia tăng (theo giá hiện hành) đạt 398.479 triệu đồng (101,59% kế hoạch). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tích cực, cụ thể: Nông lâm nghiệp chiếm 39,89% (kế hoạch 39,6%), Công nghiệp - TTCN-XDCB 26,41% (kế hoạch 26,9%), Dịch vụ 33,7% (kế hoạch 33,5%); Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 10,7 triệu đồng/ngƣời/năm (kế hoạch 10,5 triệu đồng).

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Chợ Mới

Năm Tổng số Chia ra

Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ

Theo giá hiện hành – (tr.đ)

2009 204.341 143.393 35.792 2.105 2010 250.284 186.012 34.962 1.949 2011 320.659 225.634 58.979 2.318 Cơ cấu – (%) 2009 100,00 70,17 17,52 5,88 2010 100,00 74,32 13,97 5,57 2011 100,00 70,37 18,39 3,93

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Chợ Mới)

Về sản xuất nông nghiệp , qua số liệu thu thập đƣợc ta thấy về giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đều tăng qua các năm , trong đó ngành trồng trọt tăng mạnh nhất, năm sau cao hơn năm trƣớc , giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2010 là 71.746 triệu đồng tăng hơn so với 2009 (đạt 69.347 triệu đồng ), nhƣng năm 2011 lại giảm đi so với năm 2010 (chỉ đạt 58.979 triệu đồng ). (xem Bảng 3.3).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Về cơ cấu, trong giai đoạn 2009-2011 ngành trồng trọt có xu hƣớn g tăng lên, tƣ̀ 66,71% năm 2009 tăng lên 78,64% năm 2011; còn ngành chăn nuôi lại giảm đi từ 32,26% năm 2009 giảm xuống còn 20,34% năm 2011; dịch vụ trong nông nghiệp nhìn chung giƣ̃ ổn định. (xem biểu đồ 3.1).

0 10 20 30 40 50 60 70 80 2009 2010 2011 Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Chợ Mới 3 năm 2009-2011

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Chợ Mới)

3.1.3. Một số đánh giá chung về đặc điểm địa bàn huyện Chợ Mới có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội

3.1.3.1. Những thuận lợi

- Huyện Chợ Mới là một huyện thuộc cƣ̉a ngõ phía Nam của tỉnh Bắc Kạn tiếp giáp với tỉnh Thái Nguyên , vị trí thuận lợi để phát triển công nghiệp và tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng lực, thay đổi hệ thống cây trồng và có giá trị sản lƣợng cao trên một đơn vị diện tích đáp ứng cho yêu cầu của sản xuất hàng hoá.

- Huyện có vị trí địa lý cửa ngõ của để giao thƣơng giƣ̃a tỉnh Bắc Kạn với các tỉnh phía Nam nhƣ Thái Nguyên, Tuyên Quang và Thủ đô Hà Nội ..., là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thƣơng mại và dịch vụ một cách nhanh chóng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đất đai của huyện cùng với khí hậu tiểu vùng tƣơng đối thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây sản xuất hàng hoá nhƣ thuốc lá, lạc, đậu tƣơng, mía, dong giềng, chuối tây, mơ, cam, quýt, ... Mặt khác, diện tích đất chƣa sử dụng còn khá lớn có thể mở rộng để phát triển trồng trọt, chăn nuôi.

- Phát triển kinh tế rừng và chăn nuôi đại gia súc; với quỹ đất và nhiều điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tƣ đăng ký trồng rừng trên địa bàn, kết hợp trồng rừng để cung cấp gỗ cho nhà máy chế biến gỗ tại Khu Công nghiệp Thanh Bình.

- Lĩnh vực công nghiệp, xây dựng: Các điều kiện về kết cấu hạ tầng, đất và nƣớc (nƣớc mặt, nƣớc ngầm), các nguồn tài nguyên khoáng sản, các nguồn nguyên liệu nông lâm sản phong phú.v.v...đang là những điều kiện hấp dẫn thu hút các nhà đầu tƣ trong ngoài nƣớc vào phát triển công nghiệp và xây dựng ở Chợ Mới.

- Lĩnh vực dịch vụ, du lịch: Trên cơ sở các ngành nông nghiệp, công nghiệp phát triển và với cơ chế thu hút đầu tƣ vào lĩnh vực du lịch của tỉnh, cùng với việc quy hoạch một số điểm du lịch trên địa bàn là tiền đề thuận lợi cho dịch vụ, du lịch phát triển, đóng góp nhiều cho tăng trƣởng kinh tế của huyện.

- Về giáo dục, đào tạo, y tế, thông tin liên lạc và các mặt kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng nông thôn khác đã và đang phát triển, đời sống ngƣời dân từng bƣớc đƣợc cải thiện.

3.1.3.2. Những khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản nhƣ trên, huyện Chợ Mới vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển nhƣ:

- Địa hình chia cắt bởi nhiều đồi núi có độ dốc lớn. Chất lƣợng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Tƣ tƣởng ỷ lại của ngƣời dân và ý thức vƣơn lên làm giàu chƣa cao. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tuy đã đƣợc cải thiện nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đồng nhất về các sản phẩm nông lâm nghiệp ở khu vực Miền núi phía Bắc làm cho các sản phẩm hàng hoá sản xuất ra trên địa bàn sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh lớn.

- Điểm xuất phát của nền kinh tế còn thấp kém, phần lớn các hộ nông dân còn sản xuất tự cung tự cấp. Hệ thống cơ sở hạ tầng rất kém. Thu nhập của ngƣời dân còn ở mức độ thấp kém.

- Là huyện có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, phần lớn dân cƣ có trình độ dân trí thấp, lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao, số ngƣời đƣợc đào tạo nghề còn ít, ngoài ra còn có nhiều phong tục tập quán lạc hậu, đã phần nào hạn chế khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật và chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ cho ngƣời lao động.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng mặc dù đã đƣợc quan tâm và chú trọng. Nhƣng bên cạnh đó, ở các khu vực vùng sâu, vùng cao thì hệ thống này còn thiếu về số lƣợng, chƣa đảm bảo về chất lƣợng. Hệ thống dịch vụ triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật nhƣ trạm giống cây trồng vật nuôi các cơ sở kỹ thuật khác chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất và đời sống.

- Sản phẩm một số cây trồng hàng hóa luôn trong trạng thái đƣợc mùa thì giá thấp, còn khi mất mùa hoặc do ngƣời d ân chán nản không đầu tƣ dẫn đến sản lƣợng hàng hoá thấp thì giá lại cao. Đó là điều mà ngƣời dân trong thời gian qua không thể kiểm soát đƣợc giá cả thị trƣờng. Ngoài ra giá cả và sản lƣợng tiêu thụ còn phụ thuộc rất nhiều vào tƣ thƣơng ... Dẫn đến việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nông sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn.

- Năng lực trong việc cụ thể hoá nghị quyết của Đảng, công tác quản lý, điều hành, tham mƣu của các cấp chính quyền và các cơ quan chuyên môn đặc biệt là ở cơ sở còn nhiều hạn chế, sẽ rất khó khăn trong việc đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa ở huyện Chợ Mới

3.2.1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chung toàn huyện

Trong sản xuất nông lâm nghiệp của huyện, ngành trồng trọt chiếm tỷ lệ lớn nhất , giai đoạn 2009-2011 đều chiếm tỷ trọng trên 70% trong sản xuất nông lâm nghiệp.

Ngành chăn nuôi chiếm tỷ trong cao thƣ́ 2, bình quân giai đoạn 2009- 2011 chiếm khoảng 16% trong ngành nông lâm nghiệp . Cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi tuy tăng chậm nhƣng có xu hƣớng chuyển dịch cao hơn so với các ngành khác.

Về cơ cấu của n gành lâm nghiệp và dịch vụ n ông lâm nghiệp có cơ cấu

Một phần của tài liệu Giải pháp đầy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn (Trang 48 - 119)