Yêu cầu phải chuyển dịch cơ cấu kinhtế nông lâm nghiệp theo hƣớng

Một phần của tài liệu Giải pháp đầy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn (Trang 27 - 30)

5. Bố cục của đề tài

1.1.5.Yêu cầu phải chuyển dịch cơ cấu kinhtế nông lâm nghiệp theo hƣớng

hướng sản xuất hàng hóa

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là khái niệm chỉ tổng thể các hoạt động kinh tế trong nông nghiệp, đƣợc thể hiện bằng tỷ lệ nhất định về mặt định tính và định lƣợng của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp trong một không gian và thời gian cụ thể. Nếu nghiên cứu mở rộng đến cơ cấu kinh tế nông thôn thì bao gồm cả nông-lâm-ngƣ nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Cùng với các nghiên cứu ngoài nƣớc, có rất nhiều các nhà khoa học và lãnh đạo các cấp cũng rất quan tâm nghiên cứu đến vấn đề chuyển dịch CCKT vì tất yếu phải chuyển dịch CCKT theo hƣớng xây dựng nền nông nghiệp chất lƣợng cao, giá trị cao. Đó cũng là xu hƣớng của thế giới ngày nay. CNH, HĐH nông nghiệp không nên hiểu chỉ là áp dụng các tiến bộ của công nghệ sinh học, tự động hóa... vào chăn nuôi, trồng trọt; hơn thế, còn là thay đổi bản thân quy trình và công nghệ, các quy luật sinh học, tạo ra các giống cây con ngắn ngày, cho năng suất, chất lƣợng cao, có khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt và kháng bệnh. Nhƣ vậy, một nền nông nghiệp chất lƣợng cao, giá trị cao cũng đồng nghĩa với nền nông nghiệp công nghệ cao - nền nông nghiệp ứng dụng phổ biến các thành tựu KHCN trong thâm canh sản xuất; bảo đảm sức cạnh tranh, thân thiện với môi trƣờng và phát triển bền vững. Nếu không áp dụng công nghệ cao thì không thể có những cánh đồng cà chua, rau sạch nuôi trồng thậm chí không cần đất, cho năng suất 300 tấn -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

400 tấn/ha/năm. Nền nông nghiệp chất lƣợng cao, giá trị cao đƣợc đánh giá không thua kém so với nền công nghiệp công nghệ cao. Các nƣớc I-xra-en, Đức, Nhật Bản... là những thí dụ nhƣ vậy.

Thƣờng, ngƣời ta hiểu sự thay đổi về cơ cấu là các sự thay đổi về cơ cấu kinh tế và các thể chế cần thiết cho sự tăng trƣởng GDP. Các bộ phận trong cơ cấu kinh tế gắn bó và tƣơng tác chặt chẽ với nhau biểu hiện ở các quan hệ tỷ lệ về số lƣợng, tƣơng quan về chất lƣợng trong những không gian và thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội nào đó, nhằm đạt đƣợc hiệu quả kinh tế xã hội cao. Đặc điểm của cơ cấu là không cố định mà luôn vận động biến đổi. Sự tồn tại của nó mang tính khách quan phụ thuộc vào trình độ phát triển sản xuất và phân công lao động xã hội. Xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội và thể chế ở mỗi nơi và mỗi giai đoạn cụ thể. Quá trình công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) ở các nƣớc đang phát triển là quá trình phát triển mạnh của lực lƣợng sản xuất, sự tạo ra những kỹ thuật mới, công nghệ mới làm tăng năng suất lao động và thúc đẩy sự tăng trƣởng. Vì thế CNH, HĐH là trung tâm của việc chuyển dịch CCKT. Mối quan hệ của quá trình chuyển dịch CCKT và CNH, HĐH mang tính nhân quả không tách rời nhau. Vì vậy, chuyển dịch CCKT theo hƣớng CNH, HĐH là yêu cầu khách quan của quá trình phát triển kinh tế của đất nƣớc nói chung, của từng khu vực và từng địa phƣơng nói riêng, bởi nhiều lý do [5], [10], [15], [16]:

1. Do thực trạng yếu kém bất hợp lý của CCKT hiện nay. Kể từ sau cải cách kinh tế, mặc dù CCKT đã có nhiều chuyển biến tích cực nhƣng còn khá chậm.

2. Do chính nhiệm vụ và yêu cầu của quá trình CNH, HĐH đất nƣớc đặt ra. Nông nghiệp nông thôn với tƣ cách là bộ phận quan trọng cấu thành nên nền kinh tế, cần phải chuyển dịch nhanh CCKT để đạt mục tiêu chung là đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp vào năm 2020.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3. Chuyển dịch nhanh CCKT là đòi hỏi xuất phát từ yêu cầu về thị trƣờng, yêu cầu toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế. Sự hội nhập vào AFTA và WTO đã đòi hỏi nông nghiệp phải có bƣớc phát triển mới để đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng trong nƣớc và nƣớc ngoài cả về số lƣợng và chất lƣợng. Hiện nay tính hành hoá trong sản xuất nông nghiệp chƣa cao, nhất là ở khu vực trung du, miền núi do đó hiệu quả kinh tế chƣa cao tƣơng xứng với tiềm năng. Về căn bản, cơ cấu nông nghiệp nƣớc ta chƣa có thay đổi về chất. Chủ yếu chúng ta vẫn xuất nông sản dƣới dạng thô hoặc sơ chế, hàm lƣợng dinh dƣỡng thấp, giá trị hàng hóa so với các sản phẩm cùng loại trên thị trƣờng thế giới luôn bị thua thiệt. Giá gạo của ta thƣờng thấp, thua với gạo Thái Lan, giá cà-phê cũng thấp hơn so với cà phê Bra-xin.

4. Xuất phát từ yêu cầu của nền kinh tế phát triển có hiệu quả, phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phƣơng nhƣng phải khai thác tài nguyên tiết kiệm, quản lý, bảo vệ tài nguyên gắn với việc bảo vệ môi trƣờng

sinh thái, cảnh quan và xã hội nông thôn, phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn.

5. Cần chuyển dịch CCKT theo thành phần kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất là do yêu cầu của định hƣớng XHCN trong phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự điều tiết vĩ mô của nhà nƣớc.

Trong định hƣớng Chiến lƣợc phát triển phát triển kinh tế xã hội 2011- 2015 và nhiệm vụ trọng tâm 2011 của Đảng đã nêu rõ : “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc dân. Mặt khác, phải hết sức coi trọng vai trò có ý nghĩa chiến lƣợc lâu dài của nông nghiệp trong

việc ổn định xã hội, bảo đảm an ninh lƣơng thực và cải thiện đời sống nông dân”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Giải pháp đầy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn (Trang 27 - 30)