Đánh giá tải lượng nitơ từ các nguồn đóng góp vào đầm Cầu Ha

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá các nguồn thải nitơ vào đầm cầu hai (Trang 55)

- QCVN 08:2008: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt (xem phụ lục 5).

3.5. Đánh giá tải lượng nitơ từ các nguồn đóng góp vào đầm Cầu Ha

Từ các kết quả tính toán ở mục 3.4, tổng tải lượng nitơ có trong các nguồn đổ vào đầm Cầu Hai được thể hiện ở bảng 3.15 và hình 3.15.

Bảng 3.15. Tổng tải lượng nitơ trong các nguồn đổ vào đầm Cầu Hai Nguồn đóng góp Tải lượng (tấn/năm)

Sinh hoạt 63,6 Nông nghiệp 17,2 Nuôi trồng thủy sản 9,42 Đầm Thủy Tú 245,1 S.Đại Giang 104,7 S.Truồi 89,4 Tổng cộng 529,4

Hình 3.15. Tổng tải lượng nitơ trong các nguồn đổ vào đầm Cầu Hai

Mỗi năm, đầm Cầu Hai tiếp nhận khoảng 529,4 tấn nitơ từ các nguồn thải chúng tôi xác định được. Trong đó, nguồn đóng góp nitơ lớn nhất là đầm Thủy Tú (245,1 tấn/năm), tiếp đến là sông Đại Giang (104,7 tấn/năm) và sông Truồi (89,4 tấn/năm). Kết quả cho thấy đầm Cầu Hai tiếp nhận tải lượng nitơ chủ yếu từ nguồn nước phía Bắc (đầm Thủy Tú) đổ vào. Nguồn thải từ sinh hoạt và nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản chỉ chiếm một lượng nhỏ, điều này cũng phù hợp với thực tế, lượng nitơ từ các nguồn này chủ yếu thải ra đầm Thủy Tú cũng như sông Truồi và sông Đại Giang. Bằng phương pháp ước tính này, có thể thấy nuôi trồng thủy sản chỉ đóng góp một phần tương đối nhỏ vào tổng tải lượng nitơ đổ vào đầm. Mặc dù vậy, sự ô nhiễm do nuôi trồng thủy sản vẫn có nguy cơ tác động đáng kể đến môi trường nước đầm phá, do tải lượng chất dinh dưỡng được thải trực tiếp vào đầm mà không qua xử lý và không bị hấp thụ, chuyển hóa hoặc giảm bớt khi chảy qua mặt đất hoặc được pha loãng trong các dòng sông.

Để so sánh được tổng tải lượng nitơ đổ vào đầm Cầu Hai với các nghiên cứu trước đây, đề tài kế thừa số liệu của N.V Hợp trong Dự án hỗ trợ kỹ thuật ADBT 4644 về tính toán tải lượng cho cả hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Vì diện tích đầm Cầu Hai (11.200 ha) chiếm một nữa diện tích đầm phá Tam Giang – Cầu Hai

(22.000 ha), do đó có thể ước lượng rằng tổng tải lượng nitơ đầm Cầu Hai nhận bằng 50% tổng tải lượng nitơ đổ vào đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, thì biến động tổng tải lượng nitơ đổ vào đầm Cầu Hai qua thời gian được trình bày ở bảng 3.16 và biểu diễn ở hình 3.16.

Bảng 3.16. Sự biến động tổng tải lượng nitơ đổ vào đầm Cầu Hai trong

giai đoạn 2003 - 2014

Thời gian khảo sát Tải lượng nitơ(tấn/năm) Nguồn thao khảo

Năm 2003 457,0

Nguyễn Văn Hợp và nnk

(Dự án hỗ trợ kỹ thuật ADBT 4644, Thừa Thiên Huế), Tải lượng nitơ được tính cho cả hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.

Năm 2005 471,5

Năm 2010 510,0

Năm 2014 529,4 Số liệu đề tài

Hình 3.16. Tổng tải lượng nitơ đổ vào đầm Cầu Hai qua thời gian

Từ hình 3.16 có thể thấy tổng tải lượng nitơ đổ vào đầm Cầu Hai có xu hướng tăng theo thời gian từ năm 2003 đến năm 2014, điều này có thể là do sự gia tăng của các hoạt động phát triển của con người cũng như điều kiện thời tiết. Thể hiện như diện tích nuôi trồng thủy sản tăng dần qua các năm, năm 2010 diện tích nuôi tôm là 750 ha, năm 2012 diện tích tăng lên 875 ha [4]. Sự gia tăng nồng độ

các chất dinh dưỡng như N và P là một trong những mối lo ngại lớn đối với môi trường nước đầm phá, có thể xảy ra sự phú dưỡng. Hậu quả trực tiếp của sự phú dưỡng là làm suy giảm hàm lượng oxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh. Vì vậy, việc xác định tải lượng nitơ trong các nguồn đổ vào đầm là

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá các nguồn thải nitơ vào đầm cầu hai (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w