- QCVN 08:2008: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt (xem phụ lục 5).
3.4.3. Nguồn thải từ nuôi trồng thủy sản
Để tính tải lượng từ nuôi trồng thủy sản, kết quả điều tra cho thấy: - Tất cả các hình thức nuôi đều lấy nước từ đầm Cầu Hai;
- Trong vùng có 2 loại hình thức nuôi khác nhau là nuôi xen canh tôm, cua và nuôi tôm sú. Nuôi tôm sú cũng như tôm + cua: 2 vụ/năm (chỉ nuôi trong mùa khô, tháng 1 - 8, 4 tháng/vụ); nuôi theo mô hình bán thâm canh, mỗi vụ thay nước 5 lần, mỗi lần xả ra 1/3 thể tích ao nuôi, độ sâu trung bình của mỗi ao là 1 m, thì trong mỗi vụ, thải vào môi trường 3.000m3 × 5 = 15.000 m3/ha ao nuôi (N.V Hợp và nnk, 2005). Từ đó có thể tính được hệ số phát thải nitơ từ các ao nuôi: 30.000 m3/ha.năm × C mg/l = 30 x C kg/ha.năm. (C: là nồng độ nitơ thải ra từ các ao nuôi).
Bảng 3.11. Hệ số phát thải nitơ từ nuôi trồng thủy sản đổ vào đầm Cầu Hai Hình thức
nuôi CaoNồng độ, TB ± S (mg/L)Ctb C Hệ số phát thải Fi(kg/ha.năm)
Tôm, cua 1,47±0,23
1,17±0,12
0,3 9
Tôm 1,61±0,17 0,44 13,2
Cao: Nồng độ TN trong các ao nuôi tôm (n=3); Ctb: Nồng độ trung bình TN có trong đầm Cầu Hai qua các đợt khảo sát (n=3); C = Cao - Ctb (nồng độ TN trong nước thải từ các ao nuôi).
Bảng 3.11 thể hiện hệ số phát thải nitơ được tính toán cho từng hình thức nuôi. Có thể thấy rằng, hệ số thải nitơ trong các hình thức nuôi khác nhau là không giống nhau. Qua điều tra thực tế cho thấy, lượng thức ăn công nghiệp trong mỗi vụ nuôi xen canh tôm cua chỉ bằng khoảng 2/3 lượng thức ăn nuôi tôm sú. Thức ăn tổng hợp chứa 30 - 36% protein thô và các loài thủy sản nuôi chỉ hấp thu được khoảng 40% lượng nitơ, phần còn lại được thải vào môi trường thông qua hoạt động trao đổi chất và thức ăn thừa [39]. Như vậy, sự khác nhau này chủ yếu phụ thuộc vào lượng thức ăn đưa vào trong mỗi vụ nuôi.
Kết quả ước tính tải lượng nitơ từ nguồn nuôi trồng thủy sản được trình bày ở bảng 3.12 và được thể hiện ở hình 3.14. Mặc dù hình thức nuôi xen canh tôm-cua có hệ số phát thải nhỏ nhưng với diện tích nuôi trồng lớn do đó tải lượng nitơ thải vào đầm Cầu Hai gấp đôi hình thức nuôi tôm sú. Một số xã như Lộc Điền, Vinh Giang, Vinh Hưng do có diện tích nuôi trồng lớn do đó tải lượng nitơ thải vào đầm Cầu Hai cao hơn nhiều so với các xã khác.
Bảng 3.12. Ước tính tải lượng nitơ từ nguồn nuôi trồng thủy sản ở các xã thải vào
đầm Cầu Hai (*)
Xã Hình thứcnuôi S (10Diện tích3 ha)
Hệ số phát thải Fi (kg/ha.năm) Tải lượng LTN (tấn/năm ) Tổng tải lượng (tấn/năm )
Lộc An Tôm + cuaTôm sú 0,0370,012 13,29,0 0,330,16 0,49
Lộc Điền Tôm sú 0,12 13,2 1,58 1,58
TT.Phú
Lộc Tôm sú 0,031 13,2 0,41 0,41
Lộc Trì Tôm sú 0,028 13,2 0,37 0,37
Lộc Bình Tôm + cuaTôm sú 0,0090,08 13,29,0 0,081,06 1,14
Vinh Hiền Tôm + cua 0,049 9,0 0,44 0,44
Vinh
Giang Tôm + cua 0,219 9,0 1,97 1,97
Vinh
Hưng Tôm + cua 0,335 9,0 3,02 3,02
Tổng Tôm + cua 0,649 9,0 5,84 9,42
Tôm sú 0,27 13,2 3,58
(*) Tải lượng nitơ từ nuôi trồng thủy sản được tính theo công thức (2.2), chương 2.
Hình 3.14. Tải lượng nitơ từ nguồn nuôi trồng thủy sản ở các xã thải vào đầm Cầu Hai