Nguồn thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá các nguồn thải nitơ vào đầm cầu hai (Trang 47)

- QCVN 08:2008: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt (xem phụ lục 5).

3.4.1. Nguồn thải sinh hoạt

Theo Niên giám thống kê (2012) dân số của huyện Phú Lộc là 134.815 người. Trong đó theo số liệu điều tra số dân sống ven đầm Cầu Hai là 27.525 người thuộc các xã Lộc An, Lộc Điền, Lộc Trì, Lộc Bình, Vinh Hiền, Vinh Giang, Vinh Hưng và Thị trấn Phú Lộc (bảng 3.7).

Bảng 3.7. Số dân trong các xã sống ven đầm Cầu Hai

Xã LộcAn ĐiềnLộc PhúTT Lộc

Lộc

Trì BìnhLộc VinhHiền GiangVinh HưngVinh (người)Tổng

Số dân

(người) 669 5.200 3.200 1.998 3.570 10.047 948 1.893 27.525

Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, trường học,… chứa các chất ô nhiễm thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Việc xác định tải lượng nitơ có trong nguồn thải này được tiến hành theo phương pháp đánh giá nhanh nguồn thải. Chấp nhận rằng khoảng 70% lượng chất hữu cơ đổ vào đầm (không qua hệ thống xử lý) còn 30% bị phân hủy trong các hố xí tự hoại (N.V Hợp và nnk, năm 2005). Kết quả tính toán tải lượng nitơ từ nguồn thải sinh hoạt thải vào đầm Cầu Hai được nêu ở bảng 3.8 và được thể hiện ở hình 3.11.

Bảng 3.8. Ước tính tải lượng nitơ từ nguồn thải sinh hoạt ở các xã đổ vào đầm Cầu Hai (*) Đầm Cầu Hai 103 ngườiP F kg/người.nă m LTN tấn/năm Lộc An 0,669 3,3 1,55 Lộc Điền 5,200 12,01 TT.Phú Lộc 3,200 7,40 Lộc Trì 1,998 4,60 Lộc Bình 3,570 8,20 Vinh Hiền 10,047 23,20 Vinh Giang 0,948 2,20 Vinh Hưng 1,893 4,40 Tổng 27,525 63,6

(*) Tải lượng nitơ từ nguồn thải sinh hoạt được tính theo công thức (2.3), chương 2.

Hình 3.11. Tải lượng nitơ từ nguồn thải sinh hoạt ở các xã đổ vào đầm Cầu Hai

Kết quả ở bảng 3.8 và hình 3.11 cho thấy: Tổng tải lượng nitơ từ nguồn thải sinh hoạt đổ vào đầm là khoảng 63,6 tấn/năm. Trong đó, các xã như Lộc Điền, Vinh Hiền có tải lượng nitơ vào đầm Cầu Hai cao hơn so với các xã khác. Mặt

khác, để đánh giá sự ảnh hưởng của hoạt động sinh hoạt đến nồng độ nitơ của các xã ven đầm, chúng tôi so sánh sự biến động nồng độ TN của các vị trí lấy mẫu gần các xã ven đầm và dân số của các xã đó (hình 3.16).

Hình 3.12. Sự dao động nồng độ TN của các vị trí và số dân của một số xã

ven đầm Cầu Hai

Kết quả từ hình 3.12 thể hiện nồng độ TN không phụ thuộc vào sự gia tăng dân số, điều này có thể giải thích là do mức độ sử dụng nước của cư dân, tùy theo mức sống và tiện nghi của cộng đồng mà nồng độ TN thải vào môi trường là khác nhau [3].

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá các nguồn thải nitơ vào đầm cầu hai (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w