KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá các nguồn thải nitơ vào đầm cầu hai (Trang 61 - 63)

- QCVN 08:2008: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt (xem phụ lục 5).

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Kết luận

(1).Trên cơ sở phân tích và đánh giá các nguồn đóng góp nitơ vào đầm Cầu Hai từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2014, đã nhận thấy rằng:

- Hầu hết các thông số nitơ trong nước đầm Cầu Hai đều đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT cho mục đích bảo tồn động thực vật thủy sinh, QCVN 10:2008/BTNMT về chất lượng nước biển ven bờ cho mục đích ni trồng thủy sản và tiêu chuẩn 28 TCN 171:2001 áp dụng cho nuôi thâm canh tôm sú. Một số mẫu nước ở gần các khu vực ni trồng thủy sản, sơng Truồi, Đại Giang có nồng độ amoni ở mức vượt quá giới hạn cho phép của QCVN 10:2008/BTNMT.

- Nồng độ nitrit, amoni, nitrat, TN trong các mơ hình ni đều vượt q giới hạn cho phép của tiêu chuẩn ngành 28 TCN 171:2001 của Bộ Thủy sản áp dụng cho nuôi thâm canh tôm sú.

- So sánh với QCVN 08 :2008, tất cả các mẫu nước sông Truồi (ST), sơng Đại Giang (ĐG) và đầm Thủy Tú (TT) có nồng độ nitrit đều vượt quá cột A2.

(2). Trong các nguồn ni-tơ đổ vào đầm Cầu Hai, đầm Thủy Tú có sự đóng góp lớn nhất với 245,1 tấn/năm; tiếp đến là sông Đại Giang là 104,7 tấn/năm, sông Truồi 89,4 tấn/năm. Nguồn đóng góp từ ni trồng thủy sản là 9,42 tấn/năm, nông nghiệp 17,2 tấn/năm và sinh hoạt 63,6 tấn/năm.

(3). Với các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp kiểm sốt các nguồn đóng góp nitơ vào đầm Cầu Hai trong đó tập trung vào các nguồn từ sinh hoạt, ni trồng thủy sản và nơng nghiệp, vì đây là các nguồn thải trực tiếp chất dinh dưỡng nitơ vào đầm, sông Đại Giang, sông Truồi và đầm Thủy Tú.

Kiến nghị

(1). Đối với tải lượng nitơ từ các nguồn đóng góp nitơ vào đầm Cầu Hai, cần xem xét đánh giá thêm các nguồn đóng góp của nước ngầm, dịng chảy bề mặt, sinh vật và trầm tích.

(2). Do hạn chế về thời gian nên đã số các thời điểm đều tập trung vào mùa khơ, do đó cần tính đến các tháng mùa mưa. Do đó, cần có các hướng tiếp theo nghiên cứu đến những vấn đề này.

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá các nguồn thải nitơ vào đầm cầu hai (Trang 61 - 63)