Nồng độ các thành phần nitơ trong nước đầm Cầu Ha

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá các nguồn thải nitơ vào đầm cầu hai (Trang 32 - 38)

ở đây chúng tôi chỉ kiểm sốt chất lượng phương pháp phân tích 3 thơng số đó (Xem chi tiết ở phụ lục 3).

3.1.1. Nồng độ các thành phần nitơ trong nước đầm Cầu Ha

Để xác định các thành phần của nitơ trong nước mặt đầm Cầu Hai, chúng tơi đã tiến hành phân tích N-NO2, N-NO3, N-NH4 và TN, kết quả phân tích được trình bày ở bảng 3.1 (chi tiết trình bày ở phụ lục 1).

Bảng 3.1. Kết quả phân tích nồng độ các thành phần nitơ trong nước đầm Cầu Hai (3÷7/2014) STT Vị trí

Thơng số

N-NO2 (mg/L) N-NH4 (mg/L) N-NO3 (mg/L) TN (mg/L)

min ÷ max TB ± S min ÷ max TB ± S min ÷ max TB ± S min ÷ max TB ± S

1 CH1 0,02÷0,03 0,02±0,01 0,1÷0,17 0,13±0,04 0,09÷0,15 0,12±0,03 0,99÷1,54 1,25±0,282 CH2 0,01÷0,02 0,01±0,01 0,05÷0,09 0,07±0,02 0,05÷0,07 0,06±0,01 0,77÷1,13 0,99±0,19 2 CH2 0,01÷0,02 0,01±0,01 0,05÷0,09 0,07±0,02 0,05÷0,07 0,06±0,01 0,77÷1,13 0,99±0,19 3 CH3 0,01÷0,02 0,02±0,01 0,06÷0,1 0,08±0,02 0,03÷0,06 0,05±0,02 0,79÷1,26 1,05±0,24 4 CH4 0,01÷0,02 0,01±0,01 0,05÷0,08 0,06±0,02 0,04÷0,06 0,05±0,01 0,89÷1,26 1,08±0,19 5 CH5 0,02÷0,03 0,02±0,01 0,07÷0,12 0,1±0,03 0,06÷0,1 0,08±0,02 1,02÷1,43 1,29±0,23 6 CH6 0,02÷0,03 0,03±0,01 0,1÷0,13 0,12±0,02 0,08÷0,15 0,11±0,04 1,34÷1,42 1,37±0,04 7 CH7 0,01÷0,03 0,02±0,01 0,07÷0,13 0,1±0,03 0,07÷0,11 0,09±0,02 1,05÷1,36 1,23±0,16 8 CH8 0,01÷0,02 0,01±0,01 0,06÷0,09 0,08±0,02 0,05÷0,06 0,05±0,01 0,91÷1,09 1,03±0,1 9 CH9 0,02÷0,03 0,02±0,01 0,1÷0,14 0,11±0,02 0,07÷0,08 0,08±0,01 0,91÷1,44 1,23±0,28 10 CH10 0,02÷0,03 0,02±0,01 0,07÷0,1 0,09±0,02 0,07÷0,1 0,08±0,02 0,84÷1,36 1,12±0,26 11 CH11 0,01÷0,03 0,02±0,01 0,08÷0,11 0,1±0,02 0,07÷0,09 0,08±0,01 0,84÷1,38 1,14±0,27 Trong đó:

TB: giá trị trung bình S: độ lệch chuẩn (n=3; 3 đợt lấy mẫu) Min: giá trị nhỏ nhất Max: giá trị lớn nhất

3.1.1.1. Nitrit (N-NO2)

Sự biến động của N-NO2 qua các đợt thu mẫu tại các điểm khảo sát trong đầm được thể hiện như hình 3.1.

Hình 3.1. Biến động nitrit (N-NO2) tại các vị trí trong nước đầm Cầu Hai (3 ÷

7/2014)

Tại 11 điểm khảo sát, nồng độ nitrit dao động trong khoảng 0,01 - 0,03mg/L, khơng có sự khác biệt lớn giữa các đợt thu mẫu. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tại các khu vực khảo sát gần ao nuôi thủy sản (CH1), giáp ranh đầm Thủy Tú (CH5), vùng cửa sông Đại Giang, Truồi (CH6, CH7) và vùng sản xuất nơng nghiệp (CH9, CH11) có nồng độ N-NO2 tương đối cao, vượt tiêu chuẩn ở mức A2 (0,02mg/L) 1,5 lần. Điều này cho thấy các nguồn thải vào đầm đã có ảnh hưởng bởi nồng độ N-NO2. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả Funge-Smith và Brigg (1998) cho rằng nguồn nước thải từ các ao ni có chứa một lượng lớn nitơ hữu cơ có trong thức ăn dư thừa, chất thải và sự phân hủy các xác sinh vật thủy sinh. Ngồi ra, nước thải từ đơ thị, nuôi trồng thủy sản và sản xuất nơng nghiệp là ngun nhân chính làm gia tăng nồng độ chất dinh dưỡng ở các cửa sông (Karen McLaughlin và nnk, 2010).

3.1.1.2. Amoni (N-NH4)

Amoni trong nước chủ yếu có nguồn gốc từ q trình phân hủy yếm khí của vi sinh vật gây độc cho động vật thủy sinh và chất lượng nước. Sự biến động nồng độ amoni trong nước đầm Cầu Hai được thể hiện ở hình 3.2

Hình 3.2. Biến động amoni (N-NH4) tại các vị trí trong đầm Cầu Hai (3 ÷ 7/2014)

Kết quả khảo sát cho thấy nồng độ amoni trong nước đầm Cầu Hai dao động trong khoảng 0,05 ÷ 0,17 mg/L. Nồng độ amoni cao nhất qua các đợt thu mẫu xác định được ở điểm CH1 (gần ao nuôi thủy sản), thấp nhất gặp ở CH4 (giữa đầm, cách cửa biển khoảng 1,5km). Nồng độ trung bình cao nhất xác định được ở tháng 3 (đợt 1) với 0,11 mg/L (vào cuối mùa mưa) và thấp nhất vào tháng 7 (đợt 3) với 0,07 mg/L (giữa mùa khô). So với QCVN 08:2008/BTNMT, loại A2 (0,2 mg/L) cho mục đích bảo tồn động thực vật thủy sinh, amoni trong đầm Cầu Hai tương đối thấp. Tuy nhiên, so với QCVN 10:2008/BTNMT (quy định N-NH4 = 0,1 mg/L) và 28 TCN 171:2001 áp dụng cho nuôi thâm canh tôm sú (quy định N-NH4/NH3 ≤ 0,1 mg/L) một số mẫu nước ở các vị trí CH1, CH5, CH6, CH7,CH9 cũng có nồng độ amoni vượt quá giới hạn cho phép.

3.1.1.3. Nitrat (N-NO3)

Nitrat là một trong những thông số dinh dưỡng quan trọng ảnh hưởng đến sự phú dưỡng trong thủy vực, kết quả khảo sát nồng độ nitrat trong đầm Cầu Hai được trình bày ở hình 3.3.

Hình 3.3. Biến động nitrat (N-NO3) tại các vị trí trong đầm Cầu Hai (3 ÷ 7/2014)

Từ kết quả phân tích được thể hiện trong bảng 3.1 và hình 3.3 cho thấy nồng độ nitrat trong nước đầm Cầu Hai dao động trong khoảng 0,03 ÷ 0,15 mg/L. Nồng độ nitrat trung bình dao động theo thời gian là 0,06 ÷0,09 mg/L và trung bình dao động tại các điểm thu mẫu là 0,05 ÷ 0,12 mg/L. Sự hiện diện của nitrat trrong nước thường không ảnh hưởng đến đời sống sinh vật, tuy nhiên sự gia tăng nồng độ trong nước vượt quá giới hạn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh vật thủy sinh, QCVN 08:2008/BTNMT quy định nồng độ N-NO3 không được vượt quá 5 mg/L đối với nước mặt cho mục đích bảo tồn động thực vật thủy sinh, so với quy chuẩn này nồng độ N-NO3 trong nước đầm Cầu Hai (< 0,15 mg/L) thấp hơn nhiều. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của N.V Hợp và nnk (2005), nồng độ nitrat trung bình là 0,12 mg/L [10].

3.1.1.4. Tổng nitơ (TN)

Để đánh giá tổng hàm lượng nitơ trong đầm cầu Hai, chúng tơi đã tiến hành phân tích TN ở các điểm khảo sát, kết quả được thể hiện ở hình 3.4.

Hình 3.4. Biến động tổng nitơ (TN) tại các vị trí trong nước đầm Cầu Hai

(3 ÷ 7/2014)

Hình 3.4 cho thấy rằng, cũng như các thơng số N-NO2, N-NH4, và N-NO3, nồng độ TN khá cao ở các vị trí như CH1, CH5, CH6, CH7,CH9, nơi có nguồn phát thải nitơ đổ vào, cao nhất ở CH1 và thấp nhất ở CH2. Nồng độ TN dao động trong khoảng 0,77 ÷ 1,54 mg/L. Nồng độ TN trung bình theo thời gian là 0,94 ÷ 1,32 mg/L và theo khơng gian là 0,99 ÷ 1,37 mg/L. Nhìn chung, khơng có sự biến động lớn về nồng độ TN trong đầm Cầu Hai qua các đợt thu mẫu.

Xét về sự phân bố của TN theo khơng gian, nồng độ TN có xu hướng cao dần từ cửa Tư Hiền về phía sơng Đại Giang và Sơng Truồi qua cả 3 đợt thu mẫu, sự xuất hiện xu hướng này có thể cho thấy nguồn nước từ hai sơng này đã có ảnh hưởng nhất định đến hàm lượng nitơ trong đầm Cầu Hai.

Theo hiểu biết của chúng tơi, hiện tại chưa có các QCVN quy định về nồng độ TN cho phép ở các thủy vực tự nhiên. Tuy nhiên, khi so sánh với tiêu chuẩn của Hoa Kỳ (TN < 0,9 mg/L cho nước ven bờ) hay của Trung Quốc (TN < 0,5 – 1 mg/L cho nước nuôi cá), nồng độ tổng nitơ (TN) trong nhiều mẫu nước đầm phá phân tích được có giá trị cao hơn 1 mg/L, với nồng độ này có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước của đầm Cầu Hai.

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá các nguồn thải nitơ vào đầm cầu hai (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w