Phương pháp tính tốn tải lượng

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá các nguồn thải nitơ vào đầm cầu hai (Trang 30 - 31)

ở đây chúng tôi chỉ kiểm sốt chất lượng phương pháp phân tích 3 thơng số đó (Xem chi tiết ở phụ lục 3).

2.2.5. Phương pháp tính tốn tải lượng

2.2.5.1. Phương pháp tính tốn trực tiếp

* Nguồn thải từ sông Truồi, sông Đại Giang và đầm Thủy Tú

Trên cơ sở các số liệu có sẵn thu thập được, kết hợp với số liệu phân tích của đề tài, xác định lưu lượng thải (Q, m3/năm) và nồng độ trung bình TN từ các nguồn phát thải. Từ đó tính tải lượng phát thải TN từ các nguồn đổ vào đầm Cầu Hai. Cơng thức tính tải lượng thải nitơ từ nồng độ và lưu lượng:

LTN = CTN × Q × k (2.1)

Trong đó:

LTN : Tải lượng thải nitơ, tấn/năm;

CTN : Nồng độ TN trong nguồn thải được xác định bằng phương pháp trắc quang, mg/L;

Q: Tổng lưu lượng của nguồn, m3/s; k : Hệ số chuyển đổi đơn vị (k = 31,536). * Nguồn thải từ nuôi trồng thủy sản

Trên cơ sở lấy mẫu, phân tích và điều tra về hoạt động ni trồng thủy sản, tính tốn hệ số phát thải TN từ nuôi trồng thủy sản trong vùng đổ vào đầm Cầu Hai, F1 = 9 (kg/ha.năm) và F2 = 13,2 (kg/ha.năm) (F1 : mơ hình ni xen canh tơm, cua; F2: mơ hình ni tơm sú). Từ đó, tải lượng thải nitơ từ ni trồng thủy sản được tính theo cơng thức:

LTN = S × Fi (2.2)

Trong đó:

S: Tổng diện tích ni trồng thủy sản (103 ha); Fi: Hệ số thải nitơ của mơ hình ni (kg/ha.năm);

2.2.5.2. Phương pháp đánh giá nhanh nguồn thải

Phương pháp đánh giá nhanh các nguồn thải được bốn tổ chức quốc tế lớn là (WHO, UNEP, IAEA, UNIDO) chấp nhận và thống nhất ban hành từ 1993.

Phương pháp điều tra nhanh các nguồn thải là phương pháp dựa trên các số liệu có sẵn và được lập thành tài liệu tra cứu theo bản chất chất ô nhiễm và lượng chất ô nhiễm tạo ra từ mỗi kiểu nguồn thải (các nguồn này có hoặc khơng có hệ thống xử lý), trên cơ sở đó áp dụng các hệ số để dự đốn hay ước tính tải lượng chất thải (hay tải lượng ô nhiễm) từ nguồn thải cần tính tốn.

Từ hệ số thải Fi của chất ơ nhiễm i, có thể ước tính tải lượng chất ơ nhiễm i (Li) từ một nguồn xác định:

Li (tấn/năm) = Fi (kg/đơn vị hoạt động) x P (103 đơn vị hoạt động/năm) Đơn vị hoạt động thường được biểu diễn bằng tấn sản phẩm/năm, hoặc tấn nguyên liệu/năm (đối với nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản), hoặc người/năm (đối với nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị),…P là công suất hoạt động của nguồn, Fi là hệ số thải của chất gây ô nhiễm i [11].

* Nguồn thải sinh hoạt

- Tải lượng từ nguồn này được tính dựa trên tổng số dân sống ven đầm và hệ số thải chất ơ nhiễm tính theo đầu người (WHO, 1993).

LTN = P × FN × k (2.3)

Trong đó:

P: Tổng số dân ven đầm phá (103 người); FN: Hệ số thải nitơ, FN = 3,3 (kg/người.năm); k: Hệ số thất thốt

* Nguồn thải từ nơng nghiệp

- Tải lượng từ nguồn này được tính dựa trên tổng diện tích đất nơng nghiệp và hệ số thải chất ô nhiễm (WHO, 1993) đối với nước mưa chảy tràn qua vùng canh tác nơng nghiệp:

LTN = S × FN (2.4)

Trong đó:

S: Tổng diện tích đất nơng nghiệp (103 ha); FN: Hệ số thải nitơ, FN = 7,84 (kg/ha.năm);

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá các nguồn thải nitơ vào đầm cầu hai (Trang 30 - 31)