Đánh giá tương quan giữa các dạng nitơ và các yếu tố môi trường cơ bản

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá các nguồn thải nitơ vào đầm cầu hai (Trang 45 - 47)

- QCVN 08:2008: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt (xem phụ lục 5).

3.3. Đánh giá tương quan giữa các dạng nitơ và các yếu tố môi trường cơ bản

Nhiệt độ, pH và DO là một trong những thông số đóng vai trị quan trọng trong mơi trường nước. Sự thay đổi của các thông số này sẽ làm thay đổi dạng tồn tại của các chất và các phản ứng sinh lí, sinh hóa xảy ra trong mơi trường nước [32]. Độ mặn cũng là một trong những thông số quan trọng ảnh hưởng đến các thông số khác, đặc biệt ảnh hưởng đến các phản ứng hóa học xảy ra trong trầm tích và quyết định tính đa dạng sinh học cho đầm phá [36]. Vì vậy chúng tơi đã đánh giá tương quan giữa các yếu tố môi trường cơ bản (nhiệt độ, pH, DO và độ mặn) và các dạng nitơ.

Nhằm tìm hiểu có sự tương quan hay khơng giữa các hợp chất nitơ với các yếu tố môi trường cơ bản, chúng tơi đã sử dụng hàm phân bố Pearson để tìm hiểu sự tương quan giữa các yếu tố môi trường và các hợp chất nitơ đã phân tích của các vị trí lấy mẫu, kết quả thể hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Tương quan giữa các hợp chất nitơ và các yếu tố mơi trường của các vị

trí lấy mẫu với n = 16, p < 0,05

N-NO2 N-NH4 N-NO3 TN DO Nhiệt độ pH độ mặ n N-NO2 1 N-NH4 0.61976 1 N-NO3 0.89227 0.68810 1 TN 0.87220 0.78161 0.8958 1 DO -0.4399 -0.3834 -0.408 -0.4427 1 Nhiệt độ 0.71066 0.6221 0.48814 0.73345 -0.10 1 pH -0.1716 -0.6915 -0.308 -0.402 0.553 -0.0142 1 độ mặn -0.4317 -0.8246 -0.474 -0.5426 0.393 -0.4684 0.521 5 1

Theo kết quả ở bảng 3.6, có sự tương quan chặt chẽ giữa các hợp chất nitơ hay nói cách khác khi nồng độ TN cao thì N-NO3, N-NO2 và N-NH4 cũng cao, thể hiện sự đồng nhất về môi trường trong đầm Cầu Hai, khơng có sự khác nhau nhiều giữa các vùng khảo sát. Ngồi ra, có sự tương quan chặt giữa nhiệt độ và các dạng nitơ, điều này phù hợp với thực tế, khi nhiệt độ tăng, trong nước sẽ diễn ra quá trình nitrat hóa, nitrit hóa và ngược khi nhiệt độ giảm thì xảy ra quá trình khử nitrat [35]. Ngược lại, nồng độ của các thành phần nitơ chịu ảnh hưởng của các yếu tố pH, DO và độ mặn, khi nồng độ các yếu tố này càng thấp thì nồng độ các dạng nitơ càng cao và ngược lại. Nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả Li Zhang, Shengrui Wang, Zhihao Wu (2014) cho thấy trong điều kiện pH thấp (pH = 6), nồng độ amoni trong nước tăng do phát thải từ trầm tích [32]. Tương tự, theo nghiên cứu của Rysgaard và nnk (1999) cho thấy các q trình nitrit hóa, nitrat hóa

và amoni hóa giảm khi độ mặn càng tăng [36], điều này là phù hợp với kết quả nghiên cứu của đề tài.

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá các nguồn thải nitơ vào đầm cầu hai (Trang 45 - 47)