ở đây chúng tôi chỉ kiểm sốt chất lượng phương pháp phân tích 3 thơng số đó (Xem chi tiết ở phụ lục 3).
3.1.2. Biến động của nồng độ các thành phần nitơ trong nước đầm Cầu Hai qua thời gian
qua thời gian
Các số liệu thu thập về giá trị trung bình các dạng nitơ trong nước đầm Cầu Hai từ năm 2004 đến nay được thống kê trong bảng 3.2 và hình 3.9.
Bảng 3.2. Nồng độ các dạng nitơ trong nước đầm Cầu Hai theo thời gian (mg/L)
Thời gian khảo sát N-NO2 N-NH4 N-NO3 TN
Tháng 6/2004(1) 0,007 0,06 0,09 - 2005 – 2006(2) 0,003 0,05 0,12 1,12 Mùa khô 2009(3) - 0,02 0,15 - Mùa mưa 2009(3) - 0,18 0,73 - Tháng 11/2011(4) 0,018 0,1 0,17 - Tháng 5/2012(4) 0,01 0,07 0,11 - Tháng 3/2014(5) (TB±S) 0,02±0,01 0,11±0,03 0,08±0,04 1,32±0,13 Tháng 6/2014(6)(TB±S) 0,02±0,01 0,1±0,02 0,09±0,03 1,23±0,14 Tháng 7/2014(7)(TB±S) 0,02±0,01 0,07±0,02 0,06±0,02 0,94±0,16
Nguồn: (1) Nguyễn Hữu Cử, 2005 [16]; (2) Dự án IMOLA,2008 [10]; (3) Nguyễn Huy Anh, 2009[1]; (4) Trần Đức Thạnh, 2013 [16]; (6) Số liệu của đề tài; TB: giá trị trung bình trong mỗi đợt; S độ lệch chuẩn của các giá trị riêng lẻ.
Hình 3.5. Biến động nồng độ các dạng nitơ trong đầm Cầu Hai trong giai đoạn
2004 - 2014
Từ kết quả thu thập và phân tích ở bảng 3.2 và hình 3.5 cho thấy rằng, ngoại trừ mùa mưa năm 2009 nồng độ các thành phần nitơ trong đầm khá cao, các năm khác không thấy có sự thay đổi nhiều qua thời gian so với kết quả phân tích của chúng tơi. Điều này cho thấy, đặc điểm hoạt động trao đổi nước tại đầm Cầu Hai là
tương đối ổn đinh. Riêng trong đợt 3 (tháng 7/2014) nồng độ nitơ thấp hơn nhiều so với các đợt khác, có thể chịu ảnh hưởng của chế độ trao đổi nước giữa biển và đầm Cầu Hai do trong thời gian thu mẫu, cửa biển Tư Hiền được nạo vét do đó dẫn đến lượng nước trao đổi lớn, điều này cần được nghiên cứu sâu hơn để đánh giá ảnh hưởng của cửa Tư Hiền đến hàm lượng nitơ trong đầm này.