* Môi trường pháp lý chưa đầy đủ và đồng bộ.
Hoạt động CTTC trong những năm gần đây đã nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ của của Nhà nước và Chính phủ thể hiện qua hàng loạt các văn bản, thông tư, Nghị định được ban hành từ năm 2001 đến nay như: Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 02/05/2001, Nghị định 65/2005/NĐ-CP ngày 19/05/2005 của Chính phủ và các Thông tư kèm theo. Các văn bản pháp luật đã quy định khá đầy đủ, rõ ràng về tổ chức, hoạt động và các vấn đế khác có liên quan đến hoạt động CTTC. Tuy nhiên, nhiều quy định trong các văn bản vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, thiếu sự phối kết hợp với các ban, ngành có liên quan, thể hiện ở một số điểm cơ bản sau:
ngày 2/5/2001 quy định: "Tài sản cho thuê là máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác". Như vậy, theo quy định này, các công ty CTTC không được cho thuê bất động sản. Điều này đã gây bó hẹp cho hoạt động của các công ty CTTC bởi vì (i) rất nhiều công ty CTTC ở các nước phát triển đã thu được nhiều lợi ích kinh tế từ hoạt động cho thuê bất động sản, (ii) bên thuê có thể cần bất động sản như văn phòng, đất đai, nhà xưởng nhằm phục vụ đồng bộ cùng hệ thống máy móc thiết bị xin đầu tư tại Công ty CTTC.
- Đối với tài sản thu hồi do vi phạm hợp đồng CTTC: Bên cho thuê phải thực hiện thông báo cho Bên vi phạm hợp đồng trước 30 ngày về vấn đề thu hồi tài sản và 60 ngày về vấn đề xử lý tài sản thu hồi. Khoảng thời gian này quá lâu, gây khó khăn cho công tác thu hồi và xử lý tài sản thuê của Công ty CTTC. Thực tế hiện nay việc thu hồi và xử lý tài sản được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT ngày 10/12/2007 của NHNN – Bộ công an – Bộ tư pháp. Tuy nhiên, việc hỗ trợ cũng như phối kết hợp giữa các bộ ban ngành còn hạn chế nên ảnh hưởng nhiều đến tiến độ và chất lượng thu hồi tài sản thuê. Trong trường hợp Công ty phải khởi kiện lên tòa án kinh tế thì thời gian tòa án giải quyết thường kéo dài, đến khi án thi hành xong, thu hồi được tài sản về thì tài sản cũng mất giá, giảm số nợ thu hồi.
* Hoạt động CTTC còn mới mẻ
Loại hình CTTC mới phát triển tại Việt Nam hơn 12 năm nên còn mới mẻ, ít được các doanh nghiệp và các đối tượng có nhu cầu biết đến, đặc biệt là các doanh nghiệp ở những địa phương không phải là các thành phố lớn như TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ bản chất cấp tín dụng của dịch vụ CTTC, chưa thấy rõ được hiệu quả, lợi ích từ dịch vụ CTTC mang lại...
* Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa hiệu quả
Bộ máy kiểm tra kiểm soát của Công ty được thực hiện theo đúng quy định của NHNN bao gồm: Ban kiểm soát, Phòng Kiểm toán – Kiểm tra nội bộ. Tuy nhiên, hoạt động của bộ máy này chưa hiệu quả, khả năng giám sát, phát hiện rủi ro còn chưa đạt yêu cầu. Một số rủi ro tín dụng cũng đã được phát hiện song còn thiếu
thuyết phục, chưa mang tính tổng kết đúc rút để hạn chế, phòng ngừa cho các rủi ro tương tự.
* Thông tin về khách hàng chưa đầy đủ và minh bạch
Việc thẩm định các dự án xin thuê của Công ty cũng gặp nhiều khó khăn. Để thẩm định một dự án, cán bộ thẩm định phải dựa vào nhiều luồng thông tin: (i) luồng thông tin do chính bản thân doanh nghiệp xin thuê cung cấp và (ii) luồng thông tin từ bên ngoài doanh nghiệp cung cấp. Đối với luồng thông tin do doanh nghiệp cung cấp, nhiều báo cáo tài chính mặc dù tuân thủ các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và các quy định của chế độ kế toán Việt Nam nhưng vẫn phản ánh không trung thực, không hợp lý tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các công ty CTTC, đến tính minh bạch của thị trường. Nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay chưa thực hiện hạch toán kế toán theo đúng quy định của Nhà nước, các báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế đều có sai phạm nhằm mục đích trốn thuế. Đối với luồng thông tin thứ hai, hiện nay Công ty chủ yếu khai thác từ Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) và từ NHTMCPNTVN. Tuy nhiên, CIC hoạt động còn chưa hiệu quả, thông tin từ nguồn này thường không kịp thời và chưa đầy đủ. Như vậy, việc tìm kiếm thông tin rất khó khăn và tình trạng thông tin không cân xứng, thiếu chính xác vẫn là một tồn tại chưa thể khắc phục được trên thị trường tài chính Việt Nam.
* Chất lượng cán bộ còn hạn chế
Tuy đội ngũ cán bộ Công ty có trình độ tương đối đồng đều, đặc biệt là cán bộ phòng khách hàng nhưng Công ty vẫn gặp nhiều khó khăn trong khâu thẩm định tài sản và dự án cho thuê, đặc biệt là về vấn đề kỹ thuật và luật pháp. Nguyên nhân bởi đội ngũ cán bộ phòng khách hàng đều được tuyển dụng từ khối các trường kinh tế (Đại học kinh tế quốc dân, Học viện tài chính, Học viện Ngân hàng, Đại học ngoại thương) nên những kiến thức về luật pháp không nhiều. Trình độ chuyên môn và kỹ năng xử lý nghiệp vụ của cán bộ tuy đã được nâng lên nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Mặt khác, kinh nghiệm còn ít đã hạn chế khả năng tiếp thị, đàm phán, giao
dịch đối ngoại, phân tích và dự báo kinh tế. Bên cạnh đó, một số cán bộ vẫn làm việc theo thói quen, không tìm hiểu văn bản nên vẫn làm việc theo lối mòn, không tuân thủ đúng quy trình CTTC. Ngoài ra, trong nền kinh tế thị trường, khi đồng tiền có sức mạnh ghê gớm, nếu cán bộ không có đạo đức nghề nghiệp thì rất dễ bị cám dỗ. Một số cán bộ Công ty thiếu đạo đức nghề nghiệp đã thông đồng với khách hàng để cho vay các dự án không đủ điều kiện dẫn đến các doanh nghiệp này không có khả năng trả nợ, gây thiệt hại về vốn và tài sản cho Công ty.
* Chưa thiết lập được mối quan hệ rộng với các nhà cung cấp nước ngoài Hiện nay, Công ty chủ yếu mới chỉ thiết lập được mối quan hệ với các nhà cung cấp trong nước. Với các nhà cung cấp ở các nước có trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại, Công ty vẫn chưa thiết lập được mối quan hệ. Việc thiết lập này không chỉ tạo ra cơ hội để Công ty tiếp cận được với công nghệ cao mà còn có thể hợp tác với họ trong việc vay vốn, trả chậm tiền mua máy móc thiết bị hoặc tái xuất tài sản CTTC trong trường hợp xử lý tài sản thu hồi.
* Chưa có chức năng xuất nhập khẩu tài sản thuê
Thực tế, do chưa có chức năng này nên Công ty đã gặp nhiều khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp máy móc thiết bị cho thuê từ nước ngoài. Việc nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty đều phải thông qua ủy thác nhập khẩu hoặc mua lại của các đơn vị được phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp. Điều này khiến công ty luôn bị rơi vào thế bị động, phụ thuộc. Nhiều hợp đồng đã lên kế hoạch giải ngân, vốn cũng đã được sắp xếp nhưng lại phải dừng lại do chưa thực hiện xong các thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị, làm ảnh hưởng đến kế hoạch tăng trưởng dư nợ của Công ty.
* Mạng lưới hoạt động hạn hẹp
Mạng lưới hạn hẹp đã làm tăng chi phí huy động vốn của Công ty, đồng thời
khiến Công ty gặp nhiều khó khăn trong công tác phát triển dư nợ. * Thiếu chiến lược Marketing tổng hợp
Công ty luôn phải đối phó với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đến nay cũng không phải nhiều doanh nghiệp biết đến hoạt động cho thuê của Công ty như một kênh dẫn vốn mới có tiện ích khá hấp dẫn mà họ luôn xác lập mối quan hệ tín dụng với các ngân hàng thương mại truyền thống trên từng địa bàn. Thực tế hiện nay, kể từ ngày đầu thành lập cho đến nay, Công ty mới chỉ tổ chức được Hội nghị khách hàng mà chưa có nhiều hình thức Marketing khác để quảng bá cho hình ảnh của Công ty. Trang Web của Công ty nội dung vẫn sơ sài, chưa thực sự hấp dẫn để thu hút được khách hàng thuê tài chính.
Một số nguyên nhân trên đã phần nào phản ánh được lý do hoạt động cho thuê tài chính còn hạn chế của Công ty CTTC NHTMCPNTVN nói riêng và các công ty CTTC trên lãnh thổ Việt Nam nói chung. Để hoạt động cho thuê của Công ty được thuận lợi và phát triển bền vững thì Công ty cần phải khắc phục những hạn chế trên. Chương 3 của luận văn xin đưa ra một số giải pháp và một số điều kiện thực thi giải pháp để góp một phần nhỏ vào việc phát triển hoạt động cho thuê tại Công ty CTTC NHTMCPNTVN.
CHƯƠNG 3
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH NHTMCPNTVN 3.1. Định hướng phát triển hoạt động CTTC của công ty CTTC NHTMCPNTVN