2.2.2.1 Nguồn vốn
Ta có bảng tổng hợp về nguồn vốn của Công ty CTTC NHTMCPNTVN giai đoạn 2007 – 2010 như sau:
Bảng 2.10: Bảng số liệu nguồn vốn của Công ty CTTC NHTMCPNTVN giai đoạn 2007 - 2010
Đơn vị tính: triệu đồng
TT CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 Năm 2010
1 - Vốn điều lệ 100.000 300.000 300.000 300.000 2 - Vay, nhận gửi CKH của
NHTMCPNTVN 775.678 651.271 534.705 850.512 3 - Tự huy động
+ Tiền gửi từ TCTD khác + Tiền gửi của khách hàng
47.441 47.441 85.792 40.000 45.792 152.970 100.000 52.970 216.120 150.000 66.120 4 - Nguồn vốn khác: 23.961 50.619 52.093 86.687 Tổng nguồn vốn 947.080 1.087.682 1.039.768 1.453.319
5 Lãi suất vốn bình quân (%) 8,7 8,6 9,4 9
Trong giai đoạn 2007 – 2010, tổng nguồn vốn của Công ty không ngừng tăng lên, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2010. Đến 31/12/2010, nguồn vốn của Công ty là 1.453 tỷ VNĐ, tăng 39,77% so với năm 2009 và đặc biệt tăng 53,45% so với năm 2007. Trong đó:
- Về vốn điều lệ:
Trong giai đoạn 2007 – 2010, vốn điều lệ của Công ty đã tăng từ 100 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng, giúp Công ty có vị trí đứng thứ ba xét về vốn điều lệ trong Hiệp hội CTTC Việt Nam. Vốn điều lệ tăng lên đã làm tăng vốn chủ sở hữu của Công ty, từ đó làm gia tăng khả năng tự chủ về tài chính cũng như góp phần giúp Công ty vượt qua những khó khăn trong cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu từ giữa năm 2007.
- Về vốn huy động:
Từ khi mới thành lập năm 1998 đến năm 2007, Công ty chủ yếu sử dụng vốn tự có và nguồn vốn vay từ NHTMCPNTVN. Trong những năm gần đây, với thực trạng hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển, Công ty cũng phải tự huy động một phần vốn trên thị trường nhằm từng bước đa dạng hóa nguồn vốn phát triển hoạt động kinh doanh. Trong giai đoạn 2007 – 2010, nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng khác đã có sự gia tăng đáng kể. Năm 2008, Công ty huy động được 40 tỷ đồng từ Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex. Năm 2009, Công ty huy động được 100 tỷ đồng từ Ngân hàng TMCP Gia Định. Năm 2010, ngoài việc huy động được 100 tỷ đồng từ Ngân hàng TMCP Gia Định, Công ty còn huy động được 50 tỷ đồng từ NHTMCP Á Châu. Tuy nhiên, nhìn chung khả năng huy động vốn của Công ty vẫn gặp phải không ít khó khăn như: Công ty chỉ được nhận gửi trung và dài hạn, trong khi đây là nguồn vốn khó huy động nhất, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Thêm vào đó, Công ty không có mạng lưới chi nhánh, không được phép cung cấp dịch vụ thanh toán, chưa đủ uy tín để cạnh tranh với các NHTM trong vấn đề thu hút nguồn vốn từ dân cư, tổ chức. Việc vay vốn trên thị trường liên ngân hàng cũng bị áp dụng lãi suất quá cao so với khả năng chấp nhận của Công ty..
Chính vì vậy, nguồn vốn kinh doanh của Công ty hiện nay vẫn chủ yếu phụ thuộc vào vay và nhận gửi từ Ngân hàng mẹ. Bên cạnh đó, toàn bộ giá trị vay nợ của Công ty đều là các khoản vay, nhận gửi trung, dài hạn, không có khoản vay ngắn hạn. Điều này hoàn toàn phù hợp với tính chất hoạt động kinh doanh của Công ty.
Ngoài ra, tiền gửi của khách hàng trong năm 2010 cũng tăng 13,15 tỷ đồng, tức 26,92% so với năm 2009. Đây là khoản tiền ký quỹ của khách hàng thuê tài chính tại Công ty, trung bình chiếm khoảng 5% trên tổng dư nợ của từng khách hàng. Khoản tiền này Công ty không phải trả lãi hoặc chỉ trả lãi theo lãi suất không kỳ hạn của Sở giao dịch NHTMCPNTVN công bố tại thời điểm khách hàng nộp tiền ký quỹ nên đây là nguồn vốn rất linh hoạt, rất cần thiết cho hoạt động của Công ty.
- Nguồn vốn khác:
Nguồn vốn khác chủ yếu là các khoản phải trả nội bộ, các khoản phải trả bên ngoài, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, quỹ của tổ chức tín dụng…
Trong năm 2010, Công ty đã xác định nhiệm vụ huy động vốn là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm của năm. Do vậy, ngay từ đầu năm, Công ty đã trình NHNN phương án phát hành trái phiếu dài hạn. Tuy nhiên, do những khó khăn chung của thị trường cũng như các quy định mới về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHNN và lãi suất huy động tăng cao nên kế hoạch phát hành trái phiếu trong năm 2010 của Công ty vẫn chưa thành công.
Như vậy, xét về cơ cấu nguồn vốn huy động thì nguồn vốn huy động trên thị trường cấp 1 chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 6,29%, trong đó là các khoản ký quỹ của khách hàng thuê tài chính tại Công ty. Tỷ lệ vốn huy động từ thị trường cấp 2 vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nợ phải trả của Công ty (tương đương 93,71%), chủ yếu là các khoản vay và nhận gửi từ các tổ chức tín dụng, chiếm trên 84%. Ngoài các khoản vay tại NHTMCPNTVN với lãi suất cho vay nội bộ, các khoản vay khác trên thị trường cấp 2 vẫn phải theo mức lãi suất thông thường trên thị trường.
Xét theo tỷ trọng loại tiền tệ, tỷ lệ vốn huy động bằng VNĐ chiếm 85,7% và bằng USD chiếm 14,3%. Tỷ trọng này cũng phù hợp với dư nợ CTTC của Công ty.
Bảng 2.11: Chênh lệch lãi suất giữa đầu vào và đầu ra của Công ty CTTC NHTMCPNTVN giai đoạn 2007 - 2010
Đơn vị tính: %
Stt CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 Lãi suất huy động bình quân 8,8 11,7 9,52 11,14
2 Lãi suất CTTC bình quân 11,54 14,91 13,12 14,84
3 Chênh lệch lãi suất 2,74 3.21 3,6 3,7
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh của Công ty CTTC NHTMCPNTVN)
Trong thời gian vừa qua, Công ty đã áp dụng chính sách lãi suất CTTC thả nổi (thông thường 03 hoặc 06 tháng thay đổi lãi suất một lần) theo lãi suất của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nên đã tạo ra chênh lệch lãi suất, đảm bảo hoạt động kinh doanh của Công ty luôn tăng trưởng qua từng năm.
2.2.2.2 Hoạt động cho thuê tài chính
Đây là nội dung hoạt động chính của hệ thống công ty CTTC trên thị trường CTTC nói chung và Công ty CTTC NHTMCPNTVN nói riêng. Về phương thức CTTC: Công ty đã thực hiện các nghiệp vụ CTTC 3 bên, 2 bên, cho thuê đồng tài trợ, mua và cho thuê lại theo hình thức CTTC. Tuy nhiên, hiện nay Công ty đang áp dụng chủ yếu là hoạt động CTTC có sự tham gia của ba bên do tính phổ biến, thông dụng và thuận tiện của loại hình này.
Đối tượng cho thuê của Công ty là tất cả các tổ chức, cá nhân hoạt động, sinh sống và làm việc tại Việt Nam.Cùng với yêu cầu phát triển, đối tượng cho thuê của Công ty đã dần dần đa dạng hơn, bao gồm cả doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã và các đối tượng khác theo quy định của Pháp luật.
Tài sản cho thuê của Công ty là các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất và các động sản khác, trong đó, Công ty luôn ưu tiên cho các đối tượng tài sản có tính thanh khoản cao, dễ xử lý khi gặp rủi ro, đồng thời hạn chế các tài sản đặc chủng, khó tiêu thụ.
a. Quy trình cho thuê tài chính
Trong những năm trước đây, hoạt động CTTC tại Công ty tập trung vào một đầu mối duy nhất là Phòng Kinh doanh. Mọi hoạt động của một quy trình cho thuê từ tiếp cận khách hàng, thẩm định, phê duyệt, giải ngân, lưu giữ hồ sơ, thu hồi nợ đều do cán bộ tín dụng thực hiện. Cách tổ chức này có ưu điểm giúp cho việc theo dõi, quản lý khoản cho thuê được theo sát bởi một cán bộ tín dụng, nhưng vì không có một bộ phận kiểm tra độc lập nên dễ dẫn đến sự tập trung quyền quyết định vào một nơi làm tăng rủi ro của Công ty.
Kể từ tháng 7 năm 2007, Công ty đã tiến hành thay đổi Quy trình CTTC áp dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp theo hướng tách biệt 3 bộ phận là quan hệ khách hàng, quản lý nợ và rà soát rủi ro nhằm (i) chuyên môn hoá trong khâu tiếp cận khách hàng, khâu thẩm định, ra quyết định CTTC và khâu quản lý hồ sơ; (ii) giảm thiểu rủi ro đạo đức do tập trung quyền quyết định vào một bộ phận như trước và (iii) tập trung được các nguồn lực cho công tác quản trị rủi ro.
Ngày 24/05/2011, Giám đốc Công ty đã ban hành Quyết định số 26/QĐ-CTTC v/v ban hành Quy trình cho thuê tài chính đối với khách hàng thay thế các Quyết định trước đó. Nội dung cơ bản của Quy trình cho thuê tài chính hiện đang áp dụng như sau:
.
Sơ đồ 2.2: Quy trình cho thuê tài chính
Tìm kiếm, thẩm định khách hàng
Rà soát
rủi ro Phê duyệt Ký kết HĐ và hoàn thiện hồ sơ Giải ngân Ghi nhập dữ liệu, Lưu hồ sơ Thu nợ - Xử lý nợ quá hạn - Thanh lý
Kiểm tra, giám sát khách hàng Sửa đổi hợp
đồng CTTC giữa các phòng Bàn giao hồ sơ ban
Bước 1: Tìm kiếm, thẩm định khách hàng: cán bộ khách hàng tìm kiếm, thu thập hồ sơ và thẩm định khách hàng, lập báo cáo thẩm định trình Trưởng/Phó phòng Khách hàng xem xét cho ý kiến trước khi chuyển sang bộ phận rà soát rủi ro hoặc trình thẳng lên cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bước 2: Rà soát rủi ro: Phòng Quản lý rủi ro tiến hành đánh giá rủi ro toàn diện và chi tiết đối với từng khoản cho thuê tài chính và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bước 3: Phê duyệt: Căn cứ thẩm quyền phán quyết, các cấp thẩm quyền ra quyết định từ chối hoặc cho thuê tài chính với các điều kiện cụ thể.
Bước 4: Ký kết hợp đồng và hoàn thiện hồ sơ: Căn cứ nội dung phê duyệt của cấp có thẩm quyền, cán bộ khách hàng, cán bộ quản lý nợ hoàn tất bộ hồ sơ CTTC.
Bước 5: Giải ngân: Cán bộ khách hàng lập tờ trình chuyển tiền, cán bộ quản lý nợ kiểm tra trước khi giải ngân. Sau khi có phê duyệt của Giám đốc Công ty/Chi nhánh, cán bộ kế toán thực hiện chuyển tiền theo đúng điều kiện chuyển tiền quy định tại hợp đồng kinh tế và các hồ sơ có liên quan.
Bước 6: Ghi nhập dữ liệu, lưu giữ hồ sơ: cán bộ quản lý nợ chịu trách nhiệm ghi nhập dữ liệu chính xác vào hệ thống và thực hiện lưu giữ bảo quản hồ sơ an toàn, khoa học.
Bước 7: Bàn giao hồ sơ cho phòng tác nghiệp: Phòng quản lý nợ chịu trách nhiệm bàn giao hồ sơ sang các phòng có liên quan theo đúng quy định.
Bước 8: Kiểm tra, giám sát khách hàng: cán bộ khách hàng thực hiện kiểm tra, giám sát khách hàng, thu thập, phân tích thông tin về tình hình khách hàng, về tài sản cho thuê theo định kỳ và đột xuất khi có yêu cầu.
Bước 9: Sửa đổi hợp đồng cho thuê tài chính: Cấp nào ra quyết định cho thuê, cấp đó có thẩm quyền phê duyệt việc sửa đổi hợp đồng cho thuê tài chính. Quy trình thực hiện tương tự quy trình phê duyệt nêu tại bước 3.
Bước 10: Thu nợ- Xử lí nợ quá hạn - Thanh lý hợp đồng CTTC: cán bộ quản lý nợ chịu trách nhiệm thông báo nhắc nợ tới khách hàng, làm thủ tục thanh lý hợp đồng CTTC. Cán bộ khách hàng và cán bộ công nợ chịu trách nhiệm xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu.
b. Chiến lược, chính sách cho thuê tài chính
Định hướng hoạt động CTTC trong từng thời kỳ được thể hiện qua nội dung các công văn, thông báo do Giám đốc ký, các Quy chế, Quyết định, Quy định do Chủ tịch Hội đồng Quản trị /Giám đốc Công ty ban hành.
- Giới hạn cho thuê tài chính đối với khách hàng
Trong “Quy định về khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan của Công ty Cho thuê tài chính NHTMCPNTVN” được ban hành theo quyết định số 02/QĐ- CTTC-QLRR ngày 30/09/2010 của Giám đốc Công ty, giới hạn cho thuê tài chính đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của Công ty. Tổng dư nợ cho thuê tài chính của Công ty đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của Công ty.
- Thẩm quyền ra quyết định cho thuê tài chính
Trước năm 2009, Công ty không ban hành quy định về thẩm quyền ra quyết định cho thuê tài chính, các quyết định cho thuê do Ban Giám đốc Công ty/Chi nhánh thực hiện. Trong trường hợp thấy cần thiết, Giám đốc Công ty/Chi nhánh có thể triệu tập Hội đồng tín dụng tại Trụ sở chính/Chi nhánh để xem xét ra quyết định cho thuê tài chính. Đến 29/03/2010 Giám đốc Công ty mới ban hành Quyết định số 20/QĐ-CTTC quy định về thẩm quyền và trình tự ra quyết định cho thuê tài chính. Ngày 30/09/2010, Giám đốc Công ty đã ban hành Quyết định số 03/QĐ-CTTC.QLRR thay thế cho Quyết định số 20/QĐ-CTTC. Theo đó, có 3 cấp có thẩm quyền ra quyết định cho thuê tài chính, cụ thể như sau:
Hội đồng tín dụng Trung Ương
Hội đồng tín dụng Trung Ương là cấp có thẩm quyền cao nhất trong việc ra quyết định CTTC, bao gồm các đối tượng: (i) Các khoản CTTC có giá trị quy đổi từ 5 tỷ đồng trở lên; (ii) Các khách hàng có tổng dư nợ CTTC có giá trị quy đổi trên 10 tỷ đồng; (iii) Các khoản CTTC khác có tính chất phức tạp.
Giám đốc Công ty/Hội đồng tín dụng cơ sở
Giám đốc Công ty/Hội đồng tín dụng cơ sở được quyền ra quyết định CTTC đối với các khoản CTTC (i) có giá trị quy đổi nhỏ hơn 5 tỷ đồng; (ii) các khách hàng có tổng dư nợ CTTC có giá trị quy đổi chưa vượt quá 10 tỷ đồng.
Giám đốc Chi nhánh
Giám đốc Chi nhánh được quyền ra quyết định CTTC đối với các khoản CTTC (i) Có giá trị quy đổi nhỏ hơn 3 tỷ đồng; (ii) Của các khách hàng có tổng dư nợ CTTC có giá trị quy đổi không quá 5 tỷ đồng.
- Quy định về phân vùng đầu tư
Hiện nay, Công ty có trụ sở chính đặt tại Hà Nội và có 1 chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù chi nhánh đã được thành lập 06 năm, tuy nhiên đến nay Công ty vẫn chưa có một quy định chính thức nào về phân vùng CTTC giữa Trụ sở chính và Chi nhánh. Trên thực tế, Chi nhánh đang thực hiện cho thuê tài chính đối với khách hàng từ khu vực Đà Nẵng trở vào. Trụ sở chính thực hiện CTTC đối với khách hàng từ Huế trở ra. Việc phân vùng như trên đảm bảo phù hợp với mục tiêu chú trọng phát triển dư nợ cho thuê tại hai địa bàn trọng điểm là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, đồng thời hợp lý về khoảng cách địa lý, thuận tiện cho công tác thẩm định, theo dõi, quản lý khách hàng.
- Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng
Công ty CTTC NHTMCPNTVN luôn tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng. Từ năm 2005 đến Quý I/2007 Công ty đã thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng theo Điều 6, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/ 04 /2005 và từ Quý II năm 2007 đến nay, Công ty thực hiện theo Quyết định 18/2007/NHNN của Ngân hàng Nhà nước. Theo các Quyết định này, các khoản cho thuê được phân loại thành 5 nhóm theo các mức độ rủi ro như nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn dựa trên tình trạng quá hạn và trên các yếu tố định tính khi đánh giá khả năng hoàn trả khoản nợ