Một số giải pháp nhằm nâng cao hiểu quả quản lý tài sản công tại các cơ quan

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 103 - 117)

5. Bố cục của luận văn

4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiểu quả quản lý tài sản công tại các cơ quan

quan hành chính và đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Tỉnh Quảng Ninh là tỉnh đƣợc ví nhƣ một Việt Nam thu nhỏ, hội tụ đầy đủ các ngành kinh tế mũi nhọn nhƣ: Công nghiệp khai thác mỏ, Công nghiệp điện, Xi măng, tiềm năng phát triển du lịch biển, du lịch sịnh thái (kết hợp biển và đảo), kinh tế Cảng biển, kinh tế Cửa khẩu, trồng rừng, nuôi và đánh bắt thủy hải sản. Với một địa hình đan xen giữa miền núi, trung du, đồng bằng vì vậy việc đầu tƣ tài sản công cho công tác quản lý là rất đa dạng và phức tạp (đủ loại tài sản để phục vụ kể cả trên đất liền và biển đảo). Ý thức đƣợc việc đó để quản lý và sử dụng tài sản công ngày càng hiệu, việc đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiểu quả quản lý tài sản công tại các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là cần thiết và cụ thể nhƣ sau:

4.2.1. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các căn cứ pháp lý và chính sách về quản lý tài sản công

Các căn cứ pháp lý, chính sách, hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSC là căn cứ để đầu tƣ, mua sắm, quản lý và trang bị TSC; đồng thời là thƣớc đo để đánh giá việc quản lý, sử dụng TSC của từng đơn vị tiết kiệm

hay lãng phí. Ngoài ra, các cơ chế chính sách, tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSC còn là công cụ để nhân dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng TSC của các đơn vị, cá nhân. Do vậy, cần tiếp tục hoàn thiện các căn cứ pháp lý, chính sách hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSC liên quan đến Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc, Luật đất đai…

Cụ thể: Căn cứ quy định của Luật Đất đai, Luật quản lý Tài sản nhà nƣớc và các Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn của Chính phủ các bộ ngành, các văn bản của UBND tỉnh. Đề nghị Thủ trƣởng tất cả các cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp sử dụng tài sản công đều phải ban hành quy chế sử dụng tài sản công của đơn vị mình. Trong quy chế phải quy định rõ:

- Quyền và nghĩa vụ của Cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp trong việc sử dụng, quản lý tài sản công.

- Quyền và nghĩa vụ của thủ trƣởng, ngƣời đứng đầu và từng cán bộ công nhân viên chức trong đơn vị trong việc sử dụng, quản lý tài sản công.

- Nêu rõ tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản và quy định rõ các hành vi bị nghiên cấm trong việc quản lý, sử dụng tài sản công.

Để từ đó việc sử dụng tài sản công của từng cơ quan đơn vị theo đúng quy định của nhà nƣớc, có hiệu quả, tránh lãng phí và có sự giám sát lẫn nhau (sự giám sát giữa thủ trƣởng đơn vị với cán bộ công nhân viên chức và ngƣơc lại).

4.2.2. Hoàn thiện chế độ phân cấp quản lý nhà nƣớc về tài sản công

Tiếp tục xác định rõ TSC do UBND cấp huyện và TSC do UBND cấp xã quản lý. Vấn đề này là cần thiết vì đây là một cấp chính quyền địa phƣơng nên phải xác định cụ thể TSC thuộc phạm vi quản lý để từ đó xác định về thẩm quyền, trách nhiệm của UBND cấp huyện, cấp xã trong việc quản lý TSC:

- TSC do cấp huyện quản lý bao gồm: TSC do CQHC, ĐVSN công lập và các tổ chức thuộc cấp huyện quản lý, sử dụng.

- TSC do cấp xã quản lý bao gồm TSC do CQHC, ĐVSN công lập và các tổ chức thuộc cấp xã quản lý, sử dụng.

- Xác định cụ thể về thẩm quyền quyết định đầu tƣ xây dựng mới, mua sắm, điều chuyển thu hồi, thanh lý TSC của UBND cấp huyện, cấp xã:

+ UBND cấp huyện quyết định đầu tƣ xây dựng mới, mua sắm điều chuyển thu hồi, thanh lý TSLV, PTĐL của các CQHC, ĐVSN và các tổ chức thuộc UBND cấp huyện và cấp xã.

+ UBND cấp xã quyết định mua sắm, điều chuyển, thu hồi, thanh lý tài sản (trừ TSLV) của các CQHC, ĐVSN và các tổ chức thuộc UBND cấp xã.

- Xác định trách nhiệm của UBND cấp huyện, cấp xã trong việc quản lý, sử dụng TSC:

+ UBND cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý TSC do các CQHC, ĐVSN và các tổ chức thuộc cấp huyện quản lý.

+ UBND cấp xã chịu trách nhiệm quản lý TSC do các CQHC, ĐVSN và các tổ chức thuộc cấp xã quản lý.

Về giải pháp này: Hiện nay tại Quảng Ninh UBND tỉnh đã ban hành Quyết định về việc phân cấp quản lý tài sản tuy nhiên trong quá trình thực hiện việc cơ quan có thẩm quyền thƣờng xuyên giám sát và tiến hành kiểm tra định kỳ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng và xử lý tài sản đƣợc để thực hiện theo đúng quy định.

4.2.3. Nghiên cứu ban hành chế độ khen thƣởng đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện quản lý TSC

Việc ban hành chế độ khen thƣởng đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện quản lý TSC có ý nghĩa hết sức to lớn, đó là một biện pháp kinh tế quan trọng nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng TSC hiệu quả, tiết kiệm.

Chế độ khen thƣởng đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện quản lý TSC cần có những nội dung sau:

- Đối tƣợng đƣợc khen thƣởng: là các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc quản lý, sử dụng TSC.

- Các hành vi đƣợc khen thƣởng: (i) Thực hiện tốt các quy định của Nhà nƣớc, của cơ quan trong việc quản lý, sử dụng TSC; quản lý, sử dụng, bảo quản, giữ gìn TSC bền, đẹp sử dụng lâu dài vƣợt thời gian so với thời gian hao mòn theo quy định của nhà nƣớc; (ii) Bảo vệ TSC trƣớc sự phá hoại của con ngƣời, của tự nhiên; (iii) Sử dụng TSC tiết kiệm, hiệu quả nhƣng vẫn đạt đƣợc mục tiêu đã xác định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định nhƣng đạt hiệu quả cao hơn mục tiêu đã xác định.

- Các hình thức khen thƣởng: thƣởng bằng vật chất, bằng khen, giấy khen...

Hàng năm trƣớc khi đánh giá sơ kết, tổng kết việc đƣa tiêu chí cá nhân, tổ chức chấp hành tốt quy chế việc quản lý sử dụng tài sản công để bình xét các danh hiệu cũng là một cách để ý thức mọi ngƣời trong việc thực hiện.

4.2.4. Tiếp tục hoàn thiện tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSLV của cấp xã, phƣờng, thị trấn

Do đặc thù của một số đơn vị lớn nhƣ: Thành phố Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí, Cẩm Phả... có quy mô dân số lớn nên tại các cơ quan nhà nƣớc cấp xã, phƣờng, thị trấn khối lƣợng công việc phát sinh nhiều, đặc biệt cần bổ sung diện tích trụ sở để tiếp dân, tiếp nhận hồ sơ hành chính theo quy chế một cửa, cần có hội trƣờng để phục vụ hội nghị, tập huấn cũng nhƣ bố trí thêm diện tích TSLV của bộ phận thanh tra xây dựng, đội thuế xã phƣờng. Do vậy, sửa đổi, bổ sung về tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSLV của cấp xã, phƣờng, thị trấn thuộc các khu đô thị lớn. Việc sửa đổi, bổ sung này là cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu về diện tích làm việc của cấp xã,

phƣờng, thị trấn; tạo điều kiện để cung cấp các dịch vụ công một cách tốt nhất phục vụ nhân dân.

4.2.5. Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn, định mức sử dụng phƣơng tiện đi lại trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp

Phải phân biệt rõ CQHC nhà nƣớc với ĐVSN trên cơ sở đó quy định cụ thể về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác của các CQHC, ĐVSN. Quy định cụ thể về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung của: các Sở, ban ngành; văn phòng UBND cấp tỉnh, văn phòng UBND cấp huyện. Đối với các đơn vị sự nghiệp, quy định cụ thể về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác đối với các trung tâm, bệnh viện; trƣờng cao đẳng, trung học chuyên nghiệp của tỉnh.

Quy định việc lập dự toán kinh phí, mua sắm PTĐL và thẩm quyền quyết định việc mua sắm PTĐL theo nguyên tắc: hàng năm, CQHC, ĐVSN thụ hƣởng NSNN căn cứ vào thực trạng PTĐL hiện có và tiêu chuẩn, định mức theo quy định của TTCP để xác định nhu cầu mua sắm PTĐL, lập báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp để các sở, ban, ngành tổng hợp nhu cầu mua sắm PTĐL và gửi về Sở Tài chính thẩm định và trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định đƣa vào dự toán chi ngân sách địa phƣơng hàng năm của các CQHC, ĐVSN thuộc địa phƣơng trình cấp có thẩm quyền quyết định theo đúng quy định của pháp luật về NSNN.

+ Căn cứ vào dự toán NSNN đƣợc giao, Bộ trƣởng, thủ trƣởng Cơ quan trung ƣơng; Chủ tịch UBND cấp tỉnh có văn bản thông báo cho phép việc mua mới, trang cấp PTĐL cho các CQHC, ĐVSN thuộc Bộ, ngành, địa phƣơng mình quản lý, đồng gửi BTC để theo dõi quản lý và Kho bạc nhà nƣớc cùng cấp để phối hợp thực hiện. ðối với các tổ chức không đƣợc NSNN cân đối kinh phí hoạt động theo quy định của Luật NSNN nếu cần trang bị xe từ nguồn NSNN phải đƣợc TTCP quyết định cụ thể.

Quy định cụ thể, chặt chẽ điều kiện khi thanh lý, thay thế xe ô tô: việc thanh lý xe ô tô phải đƣợc cơ quan chức năng thẩm định, xác định chất lƣợng còn lại làm cơ sở cho cấp có thẩm quyền quyết định thanh lý xe.

4.2.6. Nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách quản lý TSC.

Để nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, sử dụng tài sản công, yêu cầu phải thực hiện những nội dung sau:

Thứ nhất, phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các CQHC, ĐVSN, UBND các cấp trong việc kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách quản lý TSC trong khu vực HCSN, coi đây là việc làm thƣờng xuyên. Việc nhận thức đúng vai trò, vị trí, tác dụng của việc kiểm tra, giám sát trở thành nhân tố quyết định nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra; giám sát.

Thứ hai, Công tác kiểm tra, giám sát phải kết hợp giữa xây và chống, lấy xây làm chính, mục đích là chủ động phòng ngừa vi phạm, giúp đảng viên, cán bộ, công chức khắc phục thiếu sót, khuyết điểm vi phạm trong mua sắm, quản lý TSC ngay từ lúc mới manh nha.

Thứ ba, Cần tăng cƣờng thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nâng cao vai trò giám sát của các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân trong việc quản lý, sử dụng TSC.

Thứ tƣ, Cần nắm vững tầm quan trọng, chức năng, nhiệm vụ, quy trình thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Thứ năm, thực hiện thanh tra, kiểm tra theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất về tình hình mua sắm, quản lý, sử dụng, xử lý TSC. Nội dung thanh tra, kiểm tra tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau đây:

+ Tình hình đầu tƣ, mua sắm TSC theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSC do Nhà nƣớc quy định và tình hình thực hiện các chế độ quản lý đầu tƣ, mua sắm tài sản.

+ Việc bố trí sử dụng tài sản theo mục đích và tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSC.

+ Tiêu chuẩn, điều kiện và việc tổ chức thực hiện xử lý TSC.

Thứ sáu, Sau mỗi lần kiểm tra, giám sát cần có tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, đây là một khâu không thể thiếu trong việc tổ chức triển khai thực hiện. Toàn bộ kết quả kiểm tra, giám sát phải đƣợc thông báo công khai đến các CQHC, ĐVSN trên thuộc đối tƣợng kiểm tra, giám sát và các cơ quan quản lý cấp.

4.2.7. Tích cực phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tệ nạn tham nhũng, tham ô, lãng phí trong việc quản lý tài sản công

Cải cách thể chế hành chính: bao gồm cải cách cơ bản các thủ tục hành chính về thể chế và các giải pháp thực hiện, phải đảm bảo loại bỏ đƣợc những khâu bất hợp lý, phiền hà, năng chặn tệ cửa quyền, tham nhũng, hối lộ, vi phạm pháp luật.

Cải cách tổ chức bộ máy hành chính: phải chấn chỉnh cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động của bộ máy làm công tác quản lý TSC các cấp. Xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm pháp lý của từng cơ quan, tổ chức và từng chức danh từ CP đến các bộ, chính quyền địa phƣơng và cơ sở; xây dựng bộ máy tinh gọn, bảo đảm sự điều hành tập trung, thống nhất, xuyên suốt.

Xây dựng kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức: phải xây dựng đội ngũ cán bộ công chức nhà nƣớc có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý TSC trong tình hình mới. Muốn vậy phải tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, tuyển dụng và bố trí cán bộ. Xây dựng quy chế công

chức nhà nƣớc trong đó xác định rõ các chức danh cùng với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các tiêu chuẩn để đảm đƣơng chức năng, nhiệm vụ đó, nhất là xác định nhiệm vụ cụ thể của từng chức năng từ đó có chƣơng trình đào tạo cho sát và thiết thực, tránh lãng phí tràn lan không hiệu quả. Cần phải tăng cƣờng kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật, thái độ trách nhiệm phục vụ nhân dân của cán bộ công chức, chống lọi biểu hiện vô cảm, chống quan liêu, tham nhũng, ngăn ngừa sự thoái hoá biến chất trong đội ngũ công chức.

Thực hiện công khai hoá bắt buộc về việc mua sắm, quản lý, trang bị, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản ở tất cả các đơn vị. Việc công khai hoá bao gồm các nội dung:

+ Đối với TSLV: công khai về diện tích TSLV hiện có, diện tích đƣợc sử dụng theo tiêu chuẩn định mức; tổng dự toán kinh phí đầu tƣ xây dựng mới, diện tích TSLV đầu tƣ xây dựng mới…

+ Đối với PTĐL: công khai số lƣợng xe mua mới, loại xe, đơn giá; công khai ngƣời đƣợc sử dụng xe (ngƣời đƣợc sử dụng xe thƣờng xuyên, ngƣời đƣợc đƣa đón từ nơi ở tới nơi làm việc và đi công tác, ngƣời đƣợc bố trí xe ô tô con đi công tác nội thành, nội thị và đi công tác ngoài phạm vi nội thị, ngƣời đƣợc bố trí xe ô tô con đi công tác trong và ngoài tỉnh...), không đƣợc bố trí xe cho các trƣờng hợp nào, ngƣời đăng ký khoán xe, hình thức khoán, đơn giá khoán; công khai hoá chi phí sửa chữa xe ô tô và chiều dài vận hành của từng xe do từng ngƣời lái đảm nhiệm, theo từng đối tƣợng sử dụng; công khai việc xử lý bán, điều chuyển, thanh lý PTĐL.

4.2.8. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý tài sản công

Đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ công chức quản lý TSC là các hoạt động nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức trong việc đóng góp vào hoạt

động quản lý nhà nƣớc về TSC. Mục đích của công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhằm chủ yếu cung cấp cho họ kiến thức và kỹ năng quản lý cụ thể hoặc giúp họ bù đắp những thiếu hụt trong quá trình thực hiện công vụ. Để hoàn thành đầy đủ những giải pháp nhằm hoàn thiện về cơ chế quản lý TSC nêu trên, việc đào tạo, bồi dƣỡng, thay thế đội ngũ cán bộ, công chức cho công tác quản lý TSC theo một chƣơng trình và quy hoạch là việc làm cần thiết và đòi hỏi cấp bách. Gắn công tác này với việc cải tiến chế độ tiền lƣơng theo hƣớng tinh giản bộ máy, tăng hiệu quả quản lý.

Nội dung đào tạo cụ thể tập trung vào các nội dung sau: (i) Chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong quản lý TSC phục vụ công

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 103 - 117)