Những thành tựu

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 85 - 88)

5. Bố cục của luận văn

3.3.1. Những thành tựu

a) Nhận thức về quan điểm, chủ trương và tổ chức quản lý tài sản đã có những bước phát triển.

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc khoá VII Đảng ta đã khẳng định: “Cần đổi mới công tác quản lý kinh tế đối với tài sản và tài nguyên quốc gia thuộc sở hữu nhà nƣớc theo phƣơng châm khắc phục bằng đƣợc những kẽ hở trong công tác quản lý. Bảo đảm mọi tài sản Nhà nƣớc đều có ngƣời chịu trách nhiệm bảo vệ, sử dụng, phát triển”.

Để cụ thể hóa chủ trƣơng trên, Điều 201 của Bộ Luật dân sự 2005 quy định: “Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nƣớc. Chính phủ thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nƣớc”. Nhƣ vậy, quyền sở hữu và quyền quản lý đối với tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nƣớc (TSC) đã đƣợc pháp luật quy định.

Trong thời gian qua, với nhiệm vụ, chức năng của mình, Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh đã triển khai tốt việc thực hiện Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc. Nhờ có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng TSC ngày càng hoàn thiện đã giúp cho công tác quản lý TSC tại tỉnh Quảng Ninh ngày càng đi vào nề nếp. Sở Tài chính đã thực hiện việc kiểm kê nắm đƣợc tổng quan về số lƣợng, giá trị và cơ cấu phân bố sử dụng tài sản công trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh. Căn cứ vào các quy định hiện hành, Sở Tài chính đã thực hiện đƣợc phân cấp rõ hơn về nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về tài sản công giữa tỉnh, huyện, xã và các cơ quan, đơn vị tƣơng đƣơng nhằm gắn việc quản lý với sử dụng tài sản nhà nƣớc; đồng thời

xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cấp trong quản lý, trách nhiệm của từng đơn vị trong sử dụng tài sản.

Đặc biệt, Sở Tài chính báo cáo UBND tỉnh thƣờng xuyên hƣớng dẫn nghiệp vụ, tăng cƣờng công tác đào tạo, nâng cao kiến thức của các cán bộ quản lý TSC tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trong tỉnh thông qua lớp tập huấn nghiệp vụ công tác quản lý tài sản đảm bảo thực hiện theo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định; trình tự thủ tục mua sắm công khai, minh bạch; việc xác định giá trị tài sản theo nguyên tắc thị trƣờng; việc mua sắm TSC đƣợc hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị theo quy định; các cơ quan đơn vị đƣợc giao quản lý sử dụng TSC chấp hành đúng quy định về lập hồ sơ quản lý tài sản, thực hiện các trình tự, thủ tục về đầu tƣ mua sắm, thu hồi, điều chuyển…, thẩm quyền, trách nhiệm đƣợc phân cấp rõ ràng. Công tác kê khai đăng ký, báo cáo TSC đƣợc các cơ quan, đơn vị quan tâm thực hiện theo đúng quy định. Nhờ vậy, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện tƣơng đối đầy đủ các quy định về quản lý, sử dụng TSC tại cơ quan, đơn vị.

b) Hệ thống các công cụ quản lý tài sản công đã được hình thành, hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý tài sản công

Nhà nƣớc đã ban hành đƣợc hệ thống pháp luật, chính sách về quản lý TSC tƣơng đối đồng bộ, phù hợp đã tạo điều kiện cho cơ quan quản lý TSC ở địa phƣơng thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ đƣợc giao.

Các hoạt động đầu tƣ, mua bán, chuyển nhƣợng TSC đƣợc xác định theo sát giá thị trƣờng; thông qua đấu thầu, đấu giá. Cơ chế này cho phép huy động đƣợc một bộ phận quan trọng nguồn lực từ TSC cho đầu tƣ phát triển; đồng thời góp phần ngăn chặn tiêu cực, chống thất thoát lãng phí.

Sở Tài chính đã tổ chức hƣớng dẫn việc quản lý tài sản làm việc, phƣơng tiện đi lại, bƣớc đầu đã tạo ra cơ chế nhằm tăng cƣờng quyền tự chủ,

tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý, sử dụng xe ô tô công hiện có; Các cán bộ lãnh đạo có tiêu chuẩn sử dụng xe có thể thực hiện phƣơng thức nhận khoán kinh phí sử dụng xe công. Thông qua đó bản thân cán bộ sẽ đƣợc lợi và Nhà nƣớc sẽ không phải mua xe, thuê lái xe, tiết kiệm chi phí sửa chữa và đặc biệt là chống hành vi sài chùa xe công.

UBND tỉnh cũng cho phép các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp sử dụng hội trƣờng, phƣơng tiện đi lại chƣa hết công suất cho cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng theo đúng mục đích và thu một khoản kinh phí để bù đắp chi phí nhằm khai thác, sử dụng tài sản hiệu quả hơn.

c) Việc quản lý, theo dõi tài sản công đã được đặc biệt quan tâm và chú trọng

Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện quản lý và theo dõi tài sản của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp theo đúng phân cấp quản lý và xử lý tài sản nhà nƣớc. Đặc biệt, đối với các tài sản là đất, tài sản trên đất, xe ô tô và các tài sản có nguyên giá trên 500 triệu đồng đều đƣợc Sở Tài chính cập nhật và theo dõi trên Phần mềm quản lý đăng ký tài sản nhà nƣớc.

Sở Tài chính đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành bố trí, sắp xếp lại tài sản làm việc thông qua việc cho phép các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp đƣợc bán nhà, chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất đối với diện tích nhà đất dôi dƣ. Số tiền thu đƣợc sử dụng để đầu tƣ xây mới, cải tạo, nâng cấp tài sản làm việc, góp phần chỉnh trang quy hoạch lại đô thị theo hƣớng hiện đại, giành quỹ đất có lợi thế thƣơng mại cho hoạt động kinh doanh, thƣơng mại, dịch vụ; khắc phục từng bƣớc việc một số cơ quan, đơn vị nắm giữ nhiều đất đai, nhà cửa nhƣng chƣa sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, tự cho thuê liên doanh, liên kết kiếm lời. Đặc biệt, việc xây dựng Trụ sở liên cơ quan 2 năm 2005 đã thực sự đem lại hiệu quả cao.

UBND tỉnh thống nhất quản lý TSC do các cơ quan, đơn vị thuộc địa phƣơng quản lý... Bƣớc đầu đã thực hiện quản lý TSC theo tiêu chuẩn, định mức đối với một số tài sản chủ yếu đƣợc sử dụng phố biến nhƣ: TSLV, xe ô tô, điện thoại ... Với hệ thống cơ chế quản lý TSC hiện hành, đã từng bƣớc xoá bỏ tình trạng “cha chung không ai khóc”, “lắm sãi không ai đóng cửa chùa” đối với việc quản lý TSC trong những năm trƣớc đây.

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 85 - 88)