Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 92 - 98)

5. Bố cục của luận văn

3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại

Những hạn chế và tồn tại của cơ chế quản lý TSC nhƣ đã phân tích trên đây do nhiều nguyên nhân sau:

3.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Một là, TSC đƣợc hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, hình thức sử dụng đa dạng. đƣợc mua sắm, đầu tƣ xây dựng mới, đƣợc tiếp quản sau đó xác lập sở hữu nhà nƣớc nên chế độ sử dụng khác nhau; phân bổ không đều giữa các ngành; hình thức sử dụng đa dạng (ví dụ nhƣ: nhà biệt thự tiếp quản, nhà ở, nhà kho... cũng đƣợc bố trí làm TSLV). Vì vậy, các chính sách, chế độ quản lý TSC chƣa bao quát, chƣa điều chỉnh hết tình hình thực tế phức tạp trong việc quản lý TSC hiện nay.

Hai là, một thời gian dài việc quản lý TSC ảnh hƣởng bởi cơ chế tập trung bao cấp. Việc lãng phí TSC đã là căn bệnh trầm kha. Từ ngày có hợp tác xã, có chế độ sở hữu nhà nƣớc... đã có câu ca dao đại ý là: trống làng

ai đánh thì thùng - của chung ai khéo vẫy vùng thành riêng. Khái niệm: tài sản của Nhà nƣớc, của tập thể, chi ngân sách là “của chùa, tiền chùa“ đã mặc nhiên tồn tại. Những chiếc xe công bị sử dụng vào việc riêng và đã trở thành cái “oai“, cái “danh giá” một thời của ngƣời có chức, có quyền. Lãng phí TSC cũng góp phần làm suy thoái văn hoá công chức, văn hoá công sở. Tiết kiệm không đƣợc suy tôn, mà không ít trƣờng hợp bị chê là “keo''. Một đất nƣớc nghèo, nhƣng thói quen phô trƣơng lại khá phổ biến ở các cơ quan, đơn vị. Hình thức quản lý TSC mang nặng tính hành chính và chủ yếu quản lý bằng hiện vật. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc và xu hƣớng hội nhập quốc tế thì cơ chế quản lý TSC chƣa bắt nhịp kịp thời. Do vậy, cơ chế chính sách ban hành thiếu tính thực tiễn, chƣa bao quát hết quá trình vận động của TSC; việc buông lỏng quản lý, thiếu sự kiểm tra kiểm soát đối với TSC trải qua thời kỳ dài của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã thành thói quen tập quán; do đó việc chuyển biến cả về tƣ tƣởng, nhận thức và tổ chức thực hiện là cả một quá trình lâu dài.

Ba là, do trải qua hai cuộc chiến tranh kéo dài. Tuy đƣợc thành lập từ năm 1945, nhƣng sau đó nƣớc ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh kéo dài. Để đáp ứng yêu cầu của công cuộc giải phóng đất nƣớc, các nguồn lực tài chính đƣợc tập trung chủ yếu để phục vụ nhiệm vụ chiến đấu giải phóng dân tộc; chƣa có điều kiện để đầu tƣ xây dựng, mua sắm TSC, kể cả việc sửa chữa, nâng cấp. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, các cơ quan nhà nƣớc phải sơ tán về nơi an toàn, hồ sơ, tài liệu về TSC bị hƣ hỏng, thất lạc. Sau khi chiến tranh kết thúc, việc bố trí sử dụng TSC mang tính phân tán: bố trí sử dụng không đúng công năng thiết kế nhƣ: trƣờng học, nhà ở, công xƣởng cũng bố trí làm TSLV. Ở miền Nam, để đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho cán bộ miền

Bắc đƣợc điều động vào công tác, các cơ quan, đơn vị bố trí một phần diện tích TSLV để làm chỗ ở. Do một thời gian dài không đƣợc quan tâm giải quyết nên tình trạng trụ sở của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của trung ƣơng có xen kẽ nhà ở còn diễn ra khá phổ biến.

3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Một là, công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các cơ chế, chính sách về quản lý TSC chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc. Nhà nƣớc, ngƣời chủ sở hữu TSC nhƣng chƣa thực hiện triệt để vai trò kiểm tra, kiểm soát về việc thực hiện chính sách chế độ cũng nhƣ kiểm tra định kỳ thƣờng xuyên để phát hiện nhƣng sai phạm trong thực thi chính sách và tổ chức thực hiện của các đơn vị trực tiếp sử dụng TSC. Các vi phạm của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trong quản lý, sử dụng TSC chƣa đƣợc phát hiện và xử lý kịp thời hoặc các trƣờng hợp sai phạm đã đƣợc xử lý, song chƣa đƣợc xử lý dứt điểm, thiếu kiên quyết hoặc có sai phạm đã xử lý nhƣng còn mang nặng tính hình thức, hành chính nên tác dụng giáo dục và ngăn chặn còn hạn chế.

Qua kết quả điều tra thực tế bằng phƣơng pháp phi ngẫu nhiên với 150 phiếu phát ra, thu về 146 phiếu. Kết quả cho thấy có 132/146 phiếu chiếm trên 90% phiếu ngƣời đƣợc hỏi cho rằng trong thời gian qua, việc xử lý những sai phạm trong việc quản lý TSC nhƣ: cho thuê, cho mƣợn, sử dụng vào mục đích cá nhân... của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền chƣa kiên quyết. Nhiều trƣờng hợp vi phạm thì lãnh đạo đơn vị đó đã nghỉ hƣu hoặc chuyển công tác khác nên rất khó xử lý. Một số trƣờng hợp sau khi phát hiện sai phạm đã tự nguyện khắc phục hậu quả nên chỉ xử lý ở mức độ nhắc nhở, khiển trách. Trong quá trình xử lý khó tránh khỏi vị nể vì lỗi vi phạm do sơ xuất của một vài lãnh đạo đơn vị.

Vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc của Tỉnh, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, các phƣơng tiện thông tin đại chúng và của mọi ngƣời dân chƣa đƣợc phát huy đầy đủ; việc công khai minh bạch chƣa đƣợc thực hiện tốt ở các cấp, các ngành, trong từng cơ quan, đơn vị.

Hai là, Chính quyền các cấp chƣa thực hiện đầy đủ chức năng quản lý nhà nƣớc đối với TSC. Một số cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể các cấp chƣa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quản lý TSC. Việc nhận thức về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý TSC chƣa tƣơng xứng với bản chất của nó nên chƣa ban hành đồng bộ, kịp thời các cơ chế, chính sách để thống nhất quản lý TSC và thiếu quyết tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

Chính quyền các cấp chƣa thật sự nắm đƣợc về số lƣợng và giá trị TSC do cấp mình quản lý. Các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng TSC tự do, tuỳ tiện trong việc bố trí sử dụng tài sản, chƣa tự giác chấp hành đầy đủ chế độ báo cáo sự biến động của tài sản và thậm chí chƣa tổ chức theo dõi về số lƣợng, giá trị của các tài sản đƣợc giao, thiếu nghiêm túc trong việc triển khai thực hiện các quy định của Nhà nƣớc về quản lý TSC. Điển hình của các sai phạm trên là Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả sử dụng 2.100m2 đất đƣợc giao để góp vốn liên kết không phù hợp với Luật Đất đai (KTNN, 2012). Một bộ phận cán bộ lãnh đạo quản lý ở các cấp, các ngành chƣa gƣơng mẫu, yếu kém về năng lực chuyên môn, tha hoá về phẩm chất đạo đức, thiếu trách nhiệm hoặc lợi dụng chức quyền để tham nhũng, lãng phí đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng và thiệt hại lớn.

Ba là, Chuyển biến nhận thức về quản lý TSC của hệ thống các cơ quan Nhà nƣớc nói chung còn chậm. Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý TSC còn hạn chế về mặt tƣ duy bao cấp, nhận thức về việc quản lý TSC còn

đơn giản, thiếu trách nhiệm vì vậy cơ chế quản lý chƣa có những bƣớc đột phá phù hợp với cơ chế thị trƣờng và cơ chế quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật của các cơ quan nhà nƣớc ở trung ƣơng và địa phƣơng chƣa thực sự quan tâm đến việc chỉ đạo điều hành, đặc biệt là công tác phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc ở trung ƣơng trong quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách.

47.50% 58.60%

78.30%

0% 20% 40% 60% 80%

Chính quyền chưa thực hiện đầy đủ chức năng QLNN đối với TSC Chuyển biến nhận thức về quản lý

TSC còn chậm

Công tác kiểm tra, giám sát các chính sách QLTSC chưa được thực hiện

nghiêm túc

Biểu đồ 3.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế và tồn tại của cơ chế quản lý TSC

Phân tích số liệu điều tra đƣợc tiến hành với 150 phiếu phát ra, thu về 146 phiếu. Kết quả cho thấy có 3 nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế và tồn tại trong công tác quản lý TSC tại tỉnh Quảng Ninh. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế và tồn tại của cơ chế quản lý TSC là do công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính các cơ chế, chính sách về

quản lý TSC chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc với hơn 78% số ngƣời đƣợc hỏi; do chuyển biến nhận thức về quản lý TSC của hệ thống các cơ quan Nhà nƣớc nói chung còn chậm (58,6% số ngƣời đƣợc hỏi); do Chính quyền các cấp chƣa thực hiện đầy đủ chức năng quản lý nhà nƣớc đối với TSC (47,5% số ngƣời đƣợc hỏi)(Biểu đồ 3.3).

CHƢƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH VÀ ĐƠN VỊ SỰ

NGHIỆP Ở TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 92 - 98)