Quan điểm, yêu cầu hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công trong các cơ

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 98 - 103)

5. Bố cục của luận văn

4.1. Quan điểm, yêu cầu hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công trong các cơ

cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp ở tỉnh Quảng Ninh

4.1.1. Quan điểm

Việc quản lý TSC có ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Do vậy, việc quản lý TSC hiệu quả, tiết kiệm, đúng mục đích sẽ là động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Ngƣợc lại, nếu việc khai thác, quản lý TSC không hiệu quả, không thích ứng với bối cảnh mới thì sẽ là lực cản cho quá trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Thêm vào đó, hoàn thiện cơ chế quản lý TSC là một bộ phận của cải cách hoạt động tài chính công, đây là xu hƣớng phổ biến trên thế giới, có liên quan mật thiết với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Cải cách quản lý tải sản công tại Quảng Ninh sẽ vừa góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, vừa phải phù hợp với yêu cầu mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Trƣớc tình hình thực tế trên, việc hoàn thiện cơ chế quản lý TSC phải quán triệt các quan điểm cơ bản sau đây:

Một là, phải đổi mới hệ thống cơ chế quản lý TSC đảm bảo yêu cầu tăng cƣờng quản lý TSC trên cơ sở pháp luật của Nhà nƣớc nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơ chế quản lý TSC.

Hai là, đẩy mạnh thêm phân cấp, phân định rõ quyền hạn, gắn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nƣớc và cơ quan, đơn vị đƣợc giao trực tiếp sử dụng TSC; song Chính phủ vẫn thống nhất quản lý, đảm bảo sử dụng TSC hiệu quả, tiết kiệm. Nhƣ chúng ta đã biết quyền sở hữu và quyền sử dụng TSC thƣờng là tách rời nhau, nhƣng lại dễ đan xen với nhau; do đó,

trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý TSC cần phân định rõ trách nhiệm, thẩm quyền bảo đảm việc quản lý TSC hiệu quả, tránh thất thoát lãng phí góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.

Ba là, đổi mới cơ chế quản TSC phải gắn với quá trình cải cách cơ chế quản lý kinh tế - xã hội của đất nƣớc theo nguyên tắc kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế quản lý TSC là công cụ để Nhà nƣớc duy trì, thực hiện quyền của chủ sở hữu tài sản đối với mọi đối tƣợng đƣợc nhà nƣớc giao tài sản để sử dụng. Do vậy, đây là nhân tố quyết định việc sử dụng TSC có hiệu quả hay lãng phí, một mặt đảm bảo việc sử dụng TSC đúng mục đích, đúng đối tƣợng, đúng tiêu chuẩn định mức, sử dụng tiết kiệm; mặt khác ngăn ngừa hạn chế việc sử dụng lãng phí, thất thoát TSC. Trong nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta hiện nay, không còn tồn tại đơn nhất một hình thức sở hữu của nhà nƣớc, mà tồn tại đồng thời nhiều hình thức sở hữu. Do vậy, đòi hỏi phải đổi mới cơ chế chính sách quản lý TSC phù hợp với thực tiễn các quan hệ về tài sản trong kinh tế thị trƣờng.

4.1.2. Các nguyên tắc quản lý nhà nƣớc đối với tài sản công

Để quản lý TSC có hiệu quả, Nhà nƣớc cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc quản lý. Đó là các ràng buộc khách quan có tính khoa học mà Nhà nƣớc phải thực hiện trong quản lý của mình. Các nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về TSC phải phù hợp với nguyên tắc tổ chức và hoạt động chung của nhà nƣớc, bám sát các mục tiêu quản lý đặt ra, tuân thủ đúng các quy luật khách quan; phù hợp với tình hình trong nƣớc và các thông lệ quốc tế. Trong thực tế, ở Việt Nam trong thời gian vừa qua các nguyên tắc quản lý TSC đã đƣợc Chính phủ xác định và thể chế hoá trong các văn bản quy phạm pháp luật đó là:

Nguyên tắc 1: Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền chủ sở hữu đối với TSC. Chính phủ Nƣớc Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam thống nhất quản lý và đảm bảo sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm TSC. Đây là nguyên tắc thể hiện chủ sở hữu duy nhất là nhà nƣớc đối với TSC. Nguyên tắc này đã đƣợc thể chế hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc; đó là:

Điều 201 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định: "Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nƣớc”. Theo quy định này, quyền sở hữu và quyền quản lý đối với tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nƣớc (TSC) đã đƣợc pháp luật quy định. Nhà nƣớc có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình. Nhƣng Nhà nƣớc giao tài sản cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp các tổ chức và cá nhân… quản lý, sử dụng. Do đó Nhà nuớc phải thống nhất quản lý tài sản thuộc sở hữu của mình.

Nguyên tắc 2: Tài sản công đều đƣợc giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về việc quản lý, sử dụng, bảo tồn và phát triển. Đây là nguyên tắc phổ biến trong các luật TSC hoặc luật tƣơng đƣơng của các quốc gia. Theo đó, mọi TSC phải đƣợc giao cho "ngƣời" quản lý, sử dụng. Ngƣời đƣợc giao quản lý, sử dụng tài sản có quyền khai thác tài sản đúng mục đích đƣợc giao, đảm bảo sử dụng tiết kiệm có hiệu quả và phải chịu trách nhiệm nếu có sai phạm trong quản lý, sử dụng tài sản.

Nguyên tắc 3: Quản lý nhà nƣớc về TSC đƣợc thực hiện thống nhất, có phân công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về TSC. Đây là nguyên tắc thể hiện nhằm cụ thể hoá quyền lực của chủ sở hữu duy nhất là Nhà nƣớc đối với TSC. Chính là vì chỉ có một chủ sở hữu duy nhất quản lý TSC nên phải thống nhất chế độ, tiêu chuẩn quản lý và xử lý vi phạm. Mặt khác, TSC đa

dạng, phục vụ nhiều mục đích khác nhau, có phạm vi phát huy tác dụng khác nhau. Vì vậy để quản lý có hiệu quả cần phân công, phân cấp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng ngành, từng cấp, từng đơn vị. Nguyên tắc này đã đƣợc thể hiện trong Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của CP. Theo đó, CP đã phân cấp rõ nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc giữa CP và chính quyền địa phƣơng các cấp đồng thời xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cấp trong quản lý, trách nhiệm của từng đơn vị trong sử dụng tài sản đảm bảo cho việc sử dụng TSC đi dần vào nề nếp, kỷ cƣơng và minh bạch.

Nguyên tắc 4: TSC phải đƣợc đầu tƣ, trang bị, sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm, đúng mục đích, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, bảo đảm công bằng và hiệu quả, tiết kiệm.

Đây là nguyên tắc đồng thời là yêu cầu trong quản lý TSC. Nguyên tắc này đã đƣợc thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý TSC nhƣ: Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc, Nghị định số 14/1998/NĐ-CP ngày 6/3/1998 và Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của CP và hệ thống các quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản làm việc, phƣơng tiện đi lại, điện thoại cố định, di động và các tài sản khác. Theo đó, trƣớc hết TSC phải đƣợc sử dụng đúng mục đích (tài sản làm việc thì không đƣợc sử dụng để ở; xe ô tô thì không đƣợc sử dụng vào mục đích cá nhân...) và đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức. Đây là các căn cứ quan trọng để xây dựng và bố trí dự toán ngân sách cho đầu tƣ, mua sắm và kiểm soát chi tiêu, đảm bảo công bằng, hiệu quả, công khai, minh bạch đồng thời cũng là chuẩn mực để xác định mức độ vi phạm và xử lý đúng ngƣời, đúng việc (nếu xảy ra). Thực tế cho thấy, việc triển khai thực hiện quản lý theo nguyên tắc này thì mua sắm tài sản vƣợt chế độ tiêu chuẩn, sử dụng tài sản

lãng phí đã giảm đáng kể, tình trạng lạm dụng TSC vào việc riêng cũng đã dần đƣợc khắc phục.

Nguyên tắc 5: TSC phải đƣợc quản lý, hạch toán, ghi chép đầy đủ về hiện vật và giá trị theo quy định của pháp luật. Việc xác định giá trị tài sản trong các quan hệ mua, bán, thuê, cho thuê, liên doanh liên kết, thanh lý tài sản thực hiện theo nguyên tắc thị trƣờng.

Thực hiện nguyên tắc này, thông qua các cơ chế, chính sách, Nhà nƣớc đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý TSC phải thực hiện hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị TSC đảm bảo cho cơ quan quản lý nhà nƣớc và cơ quan trực tiếp sử dụng tài sản nắm đƣợc số lƣợng, giá trị và tình trạng tài sản, từ đó đề ra các biện pháp xử lý phù hợp và phục vụ tốt công tác hoạch định chính sách quản lý TSC. Còn việc xác định giá trị tài sản là cần thiết vì chỉ có xác định đúng giá trị mới làm cho tài sản thực sự là hàng hóa, tạo cơ sở để thực hiện theo cơ chế thị trƣờng. ðây là nội dung đổi mới, tiếp cận kịp thời với nền kinh tế thị trƣờng, hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm quản lý, sử dụng TSC hiệu quả, công khai, minh bạch.

Nguyên tắc 6: TSC phải đƣợc bảo trì, bảo dƣỡng, sửa chữa theo yêu cầu định mức kinh tế kỹ thuật, chế độ quy định. Nguyên tắc này đảm bảo việc sử dụng TSC tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, tránh sử dụng kiểu "vắt kiệt" tài sản, đồng thời cho phép bố trí hợp lý, khoa học giữa chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ trong dự toán NSNN nói chung cũng nhƣ trong kế hoạch tài chính của từng cơ quan, đơn vị nói riêng.

Nguyên tắc 7: Thực hiện công khai, minh bạch trong việc quản lý TSC. Đây là yêu cầu chính đáng của các cơ quan quản lý và nhân dân, đòi hỏi các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp mua sắm, quản lý TSC phải đƣợc thực hiện công khai, minh bạch. Ở nƣớc ta trong thời gian qua, việc mua sắm, xử lý tài sản đã đƣợc thực hiện công khai thông qua việc đầu thầu,

đấu giá theo quy định của pháp luật. Đồng thời, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành các quy định trong đó yêu cầu các bộ, ngành, địa phƣơng các cơ quan đơn vị công bố công khai tình hình chi tiêu NSNN của cơ quan, đơn vị mình (trong đó có việc mua sắm, quản lý, sử dụng, sửa chữa TSC), thông qua đó toàn bộ quá trình đầu tƣ, mua sắm, quản lý, sử dụng TSC đã đƣợc công khai (trừ một số nội dung không đƣợc phép công khai theo quy định của pháp luật bảo vệ bí mật quốc gia). Đây là nguyên tắc rất quan trọng để tăng cƣờng sự giám sát của cán bộ, công chức và toàn thể nhân dân đối với việc quản lý TSC.

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 98 - 103)