5. Bố cục của luận văn
2.5. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích
Nhằm đánh giá thực trạng công tác sử dụng, quản lý tài sản công, đề tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:
+ Hệ thống chỉ tiêu về tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhƣ: GDP, tốc độ tăng trƣởng GDP, cơ cấu kinh tế trong GDP, thu nhập bình quân trên đầu ngƣời qua các năm
+ Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng, quản lý tài sản công nhƣ: số lƣợng, diện tích, nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản công phân theo cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp, chỉ tiêu về giá trị còn lại của tài sản công/nguyên giá tài sản công.
1 t a (nếu t tính bằng lần) % 100 t a (nếu t tính bằng %)
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Ở TỈNH QUẢNG NINH 3. 1. Đặc điểm cơ bản của tỉnh Quảng Ninh
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Quảng Ninh là tỉnh miền núi, biên giới thuộc vùng Đông Bắc của Việt Nam. Tỉnh Quảng Ninh cách Hà Nội hơn 150km, có dáng là một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hƣớng Đông Bắc – Tây Nam. Điểm cực Bắc là dãy núi cao thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực Nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực Tây là sông Vàng Chua ở phía Tây xã Bình Dƣơng và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực Đông trên đất liền là múi Gót ở Đông Bắc phƣờng Trà Cổ, thị xã Móng Cái. Tỉnh nằm trong vùng có tọa độ địa lý: từ 106°26' đến 108°31' kinh độ Đông và từ 20°40' đến 21°40' vĩ độ Bắc.
Tỉnh Quảng Ninh giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) ở phía Bắc với đƣờng biên giới dài 132,8km. Hai tỉnh có chỗ núi đồi và thung lũng nối liền (40,8km), còn phần lớn (92km) ngăn cách bởi sông suối, trong đó có đoạn thƣợng nguồn sông Ka Long và sông Bắc Luân. Phía Tây tỉnh Quảng Ninh giáp với tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang. Phía Tây Nam giáp tỉnh Hải Dƣơng và Hải Phòng. Phía Đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc Bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông và bãi triều, bên ngoài là hơn 2.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 1.030 đảo có tên, còn lại hơn một nghìn hòn đảo chƣa có tên. Tổng diện tích các đảo là 620 km². Là một cực trong tam giác phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Quảng Ninh có quan hệ mật thiết về các hoạt động kinh tế, khoa học và văn hóa xã hội với thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, các
tỉnh đồng bằng sông Hồng và ven biển với hệ thống quốc lộ 4B, quốc lộ 10, quốc lộ 18 đi qua địa bàn của tỉnh.
Biểu đồ 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh có cửa khẩu quốc tế Móng Cái và nhiều cửa khẩu địa phƣơng trên đất liền (cửa khẩu Hoành Mô tại huyện Bình Liêu, cửa khẩu Bắc Phong Sinh tại huyện Hải Hà...), trên biển đã tạo nên vị trí tiền đồn rất quan trọng về kinh tế, quốc phòng - an ninh đối với cả nƣớc. Với vị trí địa lý thuận lợi, Quảng Ninh cùng với Hải Phòng là đầu mối quan trọng đóng góp vào công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua hoạt động thƣơng mại, giao lƣu kinh tế với các nƣớc trong khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á cũng nhƣ các nƣớc khác trên thế giới.
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Quảng Ninh là tỉnh có địa hình phức tạp bao gồm cả núi, sông, biển. Xét tổng thể, địa hình tỉnh Quảng Ninh đƣợc chia ra thành 03 vùng riêng
biệt: (i) Vùng núi; (ii) Vùng trung du và đồng bằng ven biển; và (iii) Vùng biển và hải đảo.
Vùng núi chia làm hai vùng núi khác nhau là vùng núi phía Đông và vùng núi phía Tây. Vùng núi miền Đông kéo dài từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái. Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam. Vùng này bao gồm hai dãy núi chính là Quảng Nam Châu (1.507 m) và Cao Xiêm (1.330 m) chiếm phần lớn diện tích tự nhiên các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà; dãy Ngàn Chi (1.166 m) ở phía Bắc của huyện Tiên Yên. Vùng núi miền Tây là những dãy núi kéo dài từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía Bắc thành phố Uông Bí và thấp dần xuống ở phía bắc huyện Đông Triều. Vùng núi này là những dãy nối tiếp hơi uốn cong nên thƣờng đƣợc gọi là cánh cung núi Đông Triều với hai đỉnh là Yên Tử (Uông Bí) và Am Váp (Hoành Bồ) cao trên 1000 m.
Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong hoá và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông và bờ biển. Đó là vùng Đông Triều, Uông Bí, bắc Yên Hƣng, nam Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một phần Móng Cái. Ở các cửa sông, các vùng bồi lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp bao gồm các vùng: phía Nam Uông Bí, phía Nam Yên Hƣng (Đảo Hà Nam), phía Đông Yên Hƣng, Đồng Rui (Tiên Yên), phía Nam Đầm Hà, phía Đông nam Hải Hà, và phía Nam Móng Cái. Tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt, Vùng trung du và đồng bằng ven biển có nhiều thuận tiện cho nông nghiệp và giao thông nên đang là những vùng tập trung đông dân cƣ của tỉnh Quảng Ninh.
Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh có trên 2000 đảo lớn nhỏ, tạo nên một vùng địa hình độc đáo, điều khiến Hạ Long thành một trong 7 kỳ quan thế giới mới của Thế giới. Các đảo này trải dài theo đƣờng ven biển hơn 250
km chia thành nhiều lớp. Có những đảo rất lớn nhƣ đảo Cái Bầu, Bản Sen..., lại có đảo chỉ nhƣ một hòn non bộ. Có hai huyện hoàn toàn là đảo là huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô. Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá vôi bị nƣớc bào mòn tạo nên muôn nghìn hình dáng bên ngoài và trong lòng là những hang động kỳ thú.
3.1.1.3. Tài nguyên, khoáng sản
Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lƣợng lớn, chất lƣợng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả nƣớc không có đƣợc nhƣ: than, cao lanh tấn mài, đất sét, cát thủy tinh… Một số khoáng sản có trữ lƣợng lớn nhƣ than đá khoảng 3,5 tỷ tấn, hầu hết than đá thuộc dòng an - tra - xít, tỷ lệ các - bon ổn định 80 – 90%; phần lớn tập trung tại 3 khu vực: Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí – Đông Triều ; mỗi năm cho phép khai thác khoảng 30 – 40 triệu tấn. Các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh có trữ lƣợng tƣơng đối lớn, phân bố rộng khắp các địa phƣơng trong tỉnh nhƣ: Mỏ đá vôi ở Hoành Bồ, Cẩm Phả; Các mỏ cao lanh ở các huyện miền núi Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, thành phố Móng Cái; Các mỏ đất sét phân bố tập trung ở Đông Triều, Hoành Bồ và TP. Hạ Long là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất vật liệu xây dựng cung cấp nguyên liệu quan trọng nhằm phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, Quảng Ninh còn có các mỏ nƣớc khoáng dùng để uống hoặc chữa bệnh nhƣ ở Quang Hanh (Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên Yên), Đồng Long (Bình Liêu).
3.1.1.4. Tình hình sử dụng đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiện của tỉnh Quảng Ninh là 610 nghìn héc ha, tăng 337 héc ta so với năm 2006. Để thấy rõ sự biến động của đất đai và tình hình sử dụng đất của tỉnh Quảng Ninh, ta xem xét bảng dƣới đây:
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của tỉnh Quảng Ninh, 2006-2011
Đơn vị: ha
Chỉ tiêu Số lƣợng Số lƣợng Số lƣợng Số lƣợng Tỷ lệ (%) 2006 2008 2010 2011 Tổng diện tích đất tự nhiên 609.898 609.898 610.235 610.235 100,00
I. Đất nông nghiệp 377.439 404.917 459.307 460.119 75,40
1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 54.275 53.349 51.187 50.886 8,34
Đất trồng cây hàng năm 37.674 36.675 35.970 35.659 5,84 Đất trồng cây lâu năm 16.601 16.674 15.217 15.227 2,50
1.2. Đất lâm nghiệp 303.070 331.446 387.288 388.394 63,65
Đất rừng sản xuất 180.091 201.685 236.380 241.071 39,50 Đất rừng phòng hộ 101.055 107.690 124.863 122.064 20,00 Đất rừng đặc dụng 21.925 22.071 26.045 25.258 4,14
1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 19.969 20.001 20.800 20.807 3,41
II. Đất phi nông nghiệp 76.995 80.262 82.834 83.795 13,73
2.1. Đất ở 9.361 9.543 9.827 9.924 1,63
Nông thôn 4.778 4.579 4.477 4.528 0,74
Thành phố 4.583 4.963 5.350 5.396 0,88
2.2. Đất chuyên dùng 32.350 36.544 40.516 41.403 6,78
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự
nghiệp 478 325 227 230 0,04
Đất quốc phòng an ninh 4.880 5.311 5.641 5.641 0,92 Đất sản xuất, kinh doanh phi NN 9.393 11.485 14.021 14.275 2,34 Đất có mục đích công cộng 17.598 19.423 20.627 21.256 3,48
2.3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 53 63 85 88 0,01
2.4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1.005 1.010 1.020 1.023 0,17 2.5. Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng 34.225 33.078 31.379 31.350 5,14
III. Đất chưa sử dụng 155.463 124.718 68.095 66.321 10,87
3.1. Đất bằng chưa sử dụng 32.816 32.137 23.821 23.970 3,93 3.2. Đất đồi núi chưa sử dụng 112.649 82.861 36.754 34.827 5,71
3.3. Núi đá không có rừng cây 9.998 9.721 7.520 7.523 1,23
Trong tổng số đất tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp chiếm trên trên 2/3, còn lại là đất phi nông nghiệp và đất chƣa sử dụng. Trong diện tích đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất chiếm trên 50% và đất rừng phòng hộ chếm khoảng 26,5%. Diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp có xu hƣớng tăng là do tăng diện tích đất lâm nghiệp với trên 80.000 héc ta trong giai đoạn 2006-2011. Nguyên nhân chủ yếu là do trong những năm gần đây tỉnh Quảng Ninh đã có những dự án, chính sách đầu tƣ thích đáng hơn cho việc phát triển lâm nghiệp nhƣ: khoanh nuôi, tái sinh và trồng rừng mới; công tác tuyên truyền đƣợc chú trọng, trình độ nhận thức của ngƣời dân đã đƣợc nâng lên, nhiều khu rừng đã đƣợc bảo vệ, chăm sóc, nhờ đó không còn nạn phá rừng bừa bãi. Ngƣợc lại, quá trình đô thị hóa làm cho diện tích đất trồng cây hàng năm giảm khoảng 2.000 héc ta trong giai đoạn 2006-2011. Ngoài ra, diện tích đất chƣa sử dụng trong giai đoạn 2006-2011 đã giảm gần 90 héc ta, chủ yếu là do giảm diện tích đất đồi núi chƣa sử dụng nhờ việc phát triển rừng sản xuất và rừng đặc dụng. Nhờ đó, Quảng Ninh là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nƣớc về tốc độ che phủ rừng với 38% năm 1998 lên hơn 50% năm 2010. Đối với diện tích đất đƣợc sử dụng làm trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, diện tích đất đã giảm 248 héc ta trong giai đoạn 2006-2011 nguyên nhân chủ yếu là do chuyển các trụ sở Doanh nghiệp Nhà nƣớc sang trụ sở khác.
3.1.1.4. Khí hậu, thời tiết, thủy văn
Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm dao động từ 22 đến 23 độ C, trong đó khu vực giáp biên giới với Trung Quốc thƣờng có nhiệt độ trung bình thấp hơn so với khu vực Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm khoảng 83-85%. Từ đó lƣợng mƣa hàng năm ở khu vực Hải Hà, Móng Cái đạt cao nhất lên tới trên 2.400 mm, số ngày mƣa hàng năm từ 90-170 ngày. Huyện đảo Cô Tô có lƣợng mƣa trung bình hàng năm thấp nhất
với khoảng 1.700 mm. Mƣa tập trung nhiều vào mùa hạ (hơn 85%) nhất là các tháng 7 và 8. Mùa đông chỉ mƣa khoảng 150 đến 400 mm. Do mƣa ít nên khu vực huyện đảo Cô Tô có số giờ nắng cao nhất với trên 1.650 giờ, nhƣng lại là nơi rất nhiều sƣơng mù về mùa đông (Bảng 3.2).
Bảng 3.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn tại các trạm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2011
Chỉ tiêu ĐVT Bãi Cháy Uông Bí Cửa Ông Tiên Yên Móng Cái Hải Hà Cô Tô Độ ẩm % 82.4 81.2 83.6 85.3 82.6 84.8 84.8 Lƣợng mƣa mm 1,813.8 1,794.7 1,876.1 1,666.8 2,207.8 2,451.3 1,703.5 Số giờ nắng giờ 1,430.9 1,346.5 1,344.9 1,351.1 1,465.5 1,537.0 1,650.7 Nhiệt độ Độ C 22.6 22.9 22.2 21.8 22.1 22.0 22.1
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2011
So với các tỉnh Bắc Bộ, Quảng Ninh chịu ảnh hƣởng gió mùa Đông Bắc mạnh hơn. Gió thổi mạnh và so với các nơi cùng vĩ độ thƣờng lạnh hơn từ 1 đến 3 độ C. Trong những ngày gió mùa Đông Bắc, ở vùng núi cao Bình Liêu, Hải Hà, nhiệt độ có khi xuống dƣới 0 độ C. Quảng Ninh cũng chịu ảnh hƣởng lớn của bão. Bão thƣờng đến sớm (các tháng 6,7,8) và có cƣờng độ khá mạnh, nhất là ở vùng đảo và ven biển. Ngƣợc lại, vùng núi cao của Hoành Bồ, Ba Chẽ, khí hậu khá khắc nghiệt, mỗi năm thƣờng có 20 ngày sƣơng muối và lƣợng mƣa hàng năm thấp. Cũng là miền núi nhƣng Bình Liêu lại có mƣa lớn và mùa đông kéo dài tới 6 tháng.
Mạng lƣới sông, suối của tỉnh Quảng Ninh khá dày với mật độ trung bình 1,0 – 1,9 km/km2, có nơi đến 2,4 km/km2. Theo thống kê toàn tỉnh có 30 sông, suối có chiều dài trên 10 km. Các sông, suối ở Quảng Ninh thƣờng ngắn và dốc, dẫn đến tốc độ dòng chảy lớn, khả năng bào mòn, xâm thực mạnh. Nhìn chung, các sông bắt nguồn từ vùng núi cao, hƣớng chảy chủ đạo là
Đông Bắc – Tây Nam và Bắc – Nam. Lƣu lƣợng sông thay đổi lớn theo mùa, phần hạ lƣu bị ảnh hƣởng bởi thủy triều và nhiễm mặn.
Là tỉnh có vị trí địa lý quan trọng, tài nguyên khoáng sản phong phú, Quảng Ninh hội tụ những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
3.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Dân số và lao động
Dân số tỉnh Quảng Ninh năm 2010 là 1159,5 nghìn ngƣời(chiếm khoảng 1,33% của cả nƣớc) thuộc 21 thành phần dân tộc, song chỉ có 6 dân tộc có số dân trên một nghìn ngƣời là Kinh, Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ và Hoa. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hằng năm là 1,16 %. Cơ cấu dân số nam, nữ năm 2010 là 51,18% – 48,82%. Với diện tích đất tự nhiên lớn nhất trong Vùng Đồng bằng Sông Hồng, Quảng Ninh lại có mật độ dân số thấp nhất trong Vùng là 190 ngƣời/km2. Tuy nhiên, dân cƣ phân bố không đồng đều trên địa bàn tỉnh. Thành phố Hạ Long có mật độ dân cƣ đông nhất 806,9 ngƣời/km2, tiếp đến là Thành phố Cẩm Phả 518,9 ngƣời/km2, Thành phố Uông Bí 422,2 ngƣời/km2
. Thấp nhất là huyện Ba Chẽ với 31,9 ngƣời/km2
(IPA Quảng Ninh, 2012). Tuy diện tích đồi núi lớn, Quảng Ninh lại có tỉ lệ đô thị hóa tƣơng đối cao với khoảng 52% dân số thành thị (TCTK, 2012).
Tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động của tỉnh 659,6 nghìn ngƣời, chiếm 56,9% tổng số dân. Cơ cấu dân số đang dịch chuyển hợp lý và Quảng Ninh đang ở giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 76%. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nhƣng đồng thời kéo theo áp lực “già hoà dân số”, đòi hỏi ngành dân số phải tìm kiếm những giải pháp phù hợp đáp ứng với tình hình mới. Chất lƣợng dân số đã đƣợc nâng lên rõ rệt; tuổi thọ bình quân của ngƣời dân Quảng
Ninh đã đạt 73,1 tuổi vào năm 2010, tăng 3,2 tuổi so với năm 2001 (Sở Y tế Quảng Ninh, 2012).
3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng
Quảng Ninh có mạng lƣới giao thông đƣờng thuỷ, đƣờng bộ, đƣờng sắt rất thuận lợi cho giao lƣu kinh tế, văn hoá và khoa học kỹ thuật. Tỉnh có đƣờng QL 18 là đƣờng từ sân bay quốc tế Nội Bài đi Hạ Long nối Quảng Ninh với Hà nội và các tỉnh Bắc Bộ; QL 10 nối Quảng Ninh với Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định và Quốc lộ 1A; đƣờng sắt Bãi Cháy-Yên Viên; các tuyến giao thông đƣờng biển và các cảng biển: Cái Lân, Cẩm Phả,