5. Bố cục của luận văn
3.2.1. Khái quát về cơ quan quản lý tài sản công của tỉnh Quảng Ninh
Mô hình tổ chức quản lý TSC đƣợc tổ chức từ cấp trung ƣơng đến địa phƣơng theo hệ thống tổ chức nhà nƣớc và phân cấp quản lý TSC. Ở nƣớc ta, quản lý tài sản công đƣợc hình thành theo 4 cấp gồm: cấp trung ƣơng, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Công tác quản lý tài sản công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đƣợc Chính phủ giao cho UBND tỉnh Quảng Ninh. UBND cấp tỉnh có nhiệm vụ sau đây: (i) Quyết định đầu tƣ xây dựng, mua sắm, thuê, sửa chữa, bảo dƣỡng, điều chuyển, thu hồi, thanh lý, bán, liên doanh, liên kết, cho thuê, tiêu huỷ TSC; (ii) Hằng năm báo cáo HĐND cùng cấp và BTC về
tình hình quản lý TSC; (iii) Lập và quản lý hồ sơ về TSC; (v) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý TSC.
Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh, trong đó có chức năng tham mƣu, giúp UBND thực hiện quản lý nhà nƣớc về tài sản công. Nhiệm vụ của Sở Tài chính về quản lý tài sản công đƣợc thể hiện ở các mặt nhƣ sau:
- Xây dựng, trình UBND tỉnh các văn bản hƣớng dẫn về quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc và phân cấp quản lý nhà nƣớc về tài sản nhà nƣớc thuộc phạm vi quản lý của địa phƣơng;
- Hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ quản lý tài sản nhà nƣớc; đề xuất các biện pháp về tài chính để đảm bảo quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản nhà nƣớc theo thẩm quyền tại địa phƣơng;
- Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình UBND tỉnh quyết định theo thẩm quyền việc mua sắm, cho thuê, thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán, tiêu huỷ tài sản nhà nƣớc, giao tài sản nhà nƣớc cho đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính và sử dụng tài sản nhà nƣớc của đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính vào mục đích sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết;
- Hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ công khai tài sản nhà nƣớc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức tiếp nhận, quản lý, trình UBND tỉnh quyết định xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền đối với tài sản không xác định đƣợc chủ sở hữu; tài sản bị chôn dấu, chìm đắm đƣợc tìm thấy; tài sản tịch thu sung quỹ nhà nƣớc; tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nƣớc (bao gồm cả vốn ODA) khi dự án kết thúc và các tài sản khác đƣợc xác lập quyền sở hữu của Nhà nƣớc;
- Tổ chức quản lý và khai thác tài sản nhà nƣớc chƣa giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng; quản lý các nguồn tài chính phát sinh trong quá trình quản lý, khai thác, chuyển giao, xử lý tài sản nhà nƣớc;
- Tham mƣu cho UBND tỉnh có ý kiến với các bộ, ngành và Bộ Tài chính về việc sắp xếp nhà, đất của các cơ quan Trung ƣơng quản lý trên địa bàn;
- Phƣơng án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nƣớc thuộc phạm vi quản lý của địa phƣơng.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định về tiền cho thuê đất, tiền cho thuê mặt nƣớc, góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất, tiền cho thuê và tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nƣớc và các khoản thu khác của ngân sách nhà nƣớc theo quy định của Luật Ngân sách nhà nƣớc trong các lĩnh vực tài sản nhà nƣớc, đất đai, tài nguyên khoáng sản.
- Hƣớng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc thực hiện chính sách, xác định đơn giá cho thuê đất, tiền cho thuê mặt nƣớc, góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất, tiền cho thuê và tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nƣớc;
- Quản lý cơ sở dữ liệu tài sản nhà nƣớc thuộc phạm vi quản lý của địa phƣơng; giúp UBND tỉnh thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc thuộc phạm vi quản lý của địa phƣơng.
Với những nhiệm vụ nhƣ trên, Sở Tài chính trong những năm qua đã triển khai việc thực hiện quản lý tài sản công trên địa bàn tỉnh đạt đƣợc nhiều kết quả đáng ghi nhận. Các tài sản là trụ sở làm việc, phƣơng tiện đi lại, máy móc, thiết bị và tài sản khác đã đƣợc Sở Tài chính quản lý bằng phần mềm của Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính).
Tổng tài sản công trên địa bàn tỉnh có giá trị ban đầu là 8.528,1 tỷ đồng, trong đó trên 99% có nguồn gốc từ ngân sách nhà nƣớc (8.448,6 tỷ đồng). Trong đó, tài sản công là đất đai chiếm tỷ lệ cao nhất (73%) trong tổng giá trị tài sản công trên địa bàn tỉnh. Tổng số lƣợng tài sản công là trên 5.307 đơn vị, trong đó 3.380 là khuôn viên nhà, 488 ô tô các loại và 1.278 ô đất. Trong các loại tài sản, tài sản công là ô tô có giá trị còn lại so với nguyên giá thấp nhất. Trong năm 2011, giá trị tổng số 488 ô tô của tỉnh quản lý chỉ còn 41,3%, tức là 105,6 tỷ đồng.
Tài sản là nhà làm việc bao gồm 3.380 nhà với diện tích trung bình hơn 311m2, giá trị ban đầu là hơn 1.811 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến thời điểm cuối năm 2011, giá trị còn lại chỉ là 1.074,5 tỷ đồng, tức là 61,3%.
Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu cơ bản về tài sản công thuộc quản lý của tỉnh Quảng Ninh năm 2011
Tài sản Số lƣợng (Cái, khuôn viên) Diện tích (Nghìn m2)
Nguyên giá (tỷ đồng) Giá trị còn lại
(tỷ đồng) Tổng cộng Ngân sách Nguồn khác Giá trị (tỷ đồng) Nguyên giá/Giá trị còn lại Đất 1.278 5.838,1 6.233,9 6.233,9 6.233,9 100,0 Nhà 3.380 1.051,9 1.811,6 1.754,1 57,5 1.074,5 61,3 Ô tô 488 - 262,8 255,6 6,9 105,6 41,3 Tài sản khác 161 - 219,8 204,8 15,1 130,6 63,8 Tổng 5.307 6.890.0 8.528,1 8.448,6 79,5 7.544,1 89,3
Nguồn: Cơ sở dữ liệu của Cục Quản lý Công sản, 2012