Dự báo mức thay đổi của lãi suất

Một phần của tài liệu Luận văn Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng Vietcombank Cần Thơ (Trang 57 - 64)

Lãi suất là một biến số kinh tế nhạy cảm và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau, biến số quan trọng này được theo dõi chặt chẽ trong nền kinh tế. Lãi suất còn tác động trực tiếp đến nhiều mối quan hệ trong nền kinh tế liên quan trực tiếp đến các lợi ích vật chất trong xã hội. Do đó, nó cũng đồng thời tác động đến đời sống của con người. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, vai trò của lãi suất đã bị xem nhẹ và còn được hiểu như sự phân chia cuối cùng của sản xuất và người sản xuất, hay người đầu tư về vốn và người cho vay. Còn trong nền kinh tế thị trường thì vai trò của lãi suất đã có sự thay đổi, lãi suất trong nền kinh tế thị trường đã được khẳng định là giá cả để vay mượn hoặc thuê những dịch vụ tiền có liên quan đến việc tạo ra tín dụng, do đó người ta có thể coi lãi suất là giá cả của thị trường. Hiện nay, trong cá tổ chức tín dụng đang tồn tại nhiều loại lãi suất khác nhau gây khó khăn trong quản lý và theo dõi lãi suất, sự chênh lệch lãi suất giữa nông thôn và thành thị còn khá cao.

Đối với nền kinh tế Việt Nam từ khi chuyển mình từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lãi suất trở thành công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước. Lãi suất đã góp phần kiềm chế lạm phát cũng như kích thích tăng trưởng và phát triển kinh tế trong công cuộc đổi mới của đất nước. Thực tiễn đã cho thấy, do những chính sách không phù hợp, mặc cho nền kinh tế Việt Nam có tăng trưởng nhưng vẫn đi vào ngõ cụt và không có cách nào vực lên được. Thực tiễn cũng đã chứng minh với chính sách đúng đắn về lãi suất đã giải quyết được vấn đề về lạm phát từ những năm cuối thập niên 1980 từ lạm phát 3 con số xuống còn 2 số, riêng năm 1993 tỉ lệ lạm phát chỉ còn một chữ số mức thấp nhất trong lịch sử điều tiết lãi suất ở Việt Nam.

Lãi suất cơ bản được thực hiện từ ngày 1 tháng 10 năm 1998 cho đến nay nhưng thực ra không còn ý nghĩa nữa. Vì các tổ chức tín dụng huy động vốn với lãi suất cố định nhưng lại cho vay theo lãi suất thỏa thuận từ ngày 1/6/2002. Điều này đã tạo ra rủi ro lãi suất rất lớn mà ngân hàng Nhà nước đã cảnh báo các tổ chức tín dụng từ trước. Bên cạnh đó, cuộc chạy đua lãi suất của các ngân hàng đang diễn ra trên đà nóng hổi. Đặc biệt là trong năm 2008 vừa qua, Ngân hàng An Bình

(ABBank) là nhà băng đầu tiên "nổ pháo" cho đợt tăng lãi suất huy động VND trong năm 2008. Đầu tháng 1, ngân hàng này điều chỉnh mức tăng cao nhất 0,48% mỗi năm với lãi hàng quý cho tất cả kỳ hạn. Với kỳ hạn 24 tháng, lãi suất 9,12%, cộng thêm lãi suất cuối kỳ khi gửi 2 tỷ đồng trở lên, người gửi tiền có thể hưởng tối đa 10,34% mỗi năm. Đến cuối tháng 1,ABBank lại tiếp tục đẩy lãi suất lên thêm 0,3- 0,78% mỗi năm. Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cũng thông báo nâng lãi suất huy động tiền đồng lên 0,78% cho kỳ hạn 6 tháng cho miền bắc và miền nam, 0,795% cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Dong A Bank cũng thông báo tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm VND dành cho khách hàng cá nhân với mức tăng bình quân 0,06% mỗi tháng. Đây là lần thứ hai kể từ đầu năm 2008 Dong A Bank tăng lãi suất tiết kiệm VND, hai lần chỉ cách nhau 35 ngày. Ngày trong ngày 15/2, Eximbank cũng nhập cuộc đua tăng lãi suất gửi VND với mức điều chỉnh 0,07% mỗi tháng, ở tất cả kỳ hạn. Góp mặt trong danh sách đua tăng lãi suất này còn có Techcombank với mức tăng 0,2-0,35% mỗi năm, trong đó mạnh nhất ở kỳ hạn 12 tháng lên 9,6%. Biểu lãi suất mới của Ngân hàng Phương Đông (OCBank) cũng được điều chỉnh tăng thấp nhất 0,01% mỗi tháng.

Đó là sự biến động khó lường của lãi suất kéo dài gần kín cả năm. Từ dưới 10%/năm, lãi suất huy động VND vọt lên trên 19%/năm. Và ở đỉnh điểm, lãi suất cho vay tối đa bị chốt lại ở lãi suất trần là 21%/năm. Lãi suất huy động phổ biến của các ngân hàng thương mại nhà nước là từ 17,5%/năm đến 17,8%/năm, lãi suất huy động phổ biến của các ngân hàng thương mại cổ phần là từ 17,5%/năm đến 18,5%/năm. Mức thấp nhất trong năm 2008 và giảm 8,25%/năm so với thời điểm cao nhất cuối tháng 6-2008 (21%/năm).

Cạnh tranh cũng là yếu tố gắn liền với kinh doanh, học thuyết tư bản xem cạnh tranh là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của bất cứ lĩnh vực nào. Cạnh tranh sẽ tạo tính tự chủ cao, linh hoạt trong kinh doanh. Ngân hàng cũng không khác gì các doanh nghiệp hoạt động với hình thức đi vay và cho vay thì yếu tố cạnh tranh lại càng quan trọng hơn để các nhà quản lý có chiến lược phù hợp đem lại hiệu quả hoạt động cao cho ngân hàng của mình. Các ngân hàng chạy đua lãi suất với nhau để có được nguồn vốn phục vụ cho doanh nghiệp và cá nhân, tăng

thị phần của mình. Đó là góp phần cho sự phát triển của xã hội cũng như hoạt động kinh doanh của chính mình.

Trước xu thế chạy đua quyết liệt về lãi suất của các ngân hàng trên cùng địa bàn thì VCB Cần Thơ cũng có những chiến lược cạnh tranh về lãi suất cho bản thân. Bên cạnh đó thì công tác quản lý rủi ro lãi suất cũng được chú trọng. Đi vay để cho vay là đặc thù chính của ngân hàng, để thu được lợi nhuận từ lãi suất cao thì các ngân hàng phải tối đa hóa độ chênh lệch giữa lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào của ngân hàng mình. Do đó, việc tính toán lãi suất đầu vào – đầu ra sao cho hợp lý là vô cùng cần thiết.

Trong nhiều năm qua, Ngân hàng đã cố gắng dự báo xu hướng vận động trong tương lai của lãi suất thị trường nhằm hạn chế rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, trên thực tế lãi suất được hình thành thành do sự tương tác giữa hàng nghìn lực lượng cung cầu trên thị trường nên rất khó có thể đạt được một dự báo chính xác. Trong đề tài này chúng ta sẽ dự báo lãi suất đầu vào và đầu ra của VCB Cần Thơ theo phương pháp bình phương bé nhất.

Bảng 16: Dự báo sự biến động của lãi suất huy động và cho vay tại VCB Cần thơ theo phương pháp bình phương bé nhất

THÁNG Lãi suất huy động (%/năm)

Lãi suất cho vay (%/năm) 1/2009 7,79 12,72 2/2009 8,15 13,00 3/2009 8,33 13,28 4/2009 8,51 13,56 5/2009 8,69 13,84 6/2009 8,87 14,12 7/2009 9,05 14,40 8/2009 9,23 14,68

Kết quả của dự báo cho thấy lãi suất huy động và cho vay trong tương lai có xu hướng tăng dần, đến tháng 8 năm 2009 là 9,23% và 14,68%.

Trong năm qua có quá nhiều biến động của lãi suất mà dự báo trên lại dựa vào lãi suất của năm 2008 nên kết quả trên chỉ dừng lại ở mức độ dự báo mà thôi. Còn trong tương lai, ngân hàng chắc chắn có những biện pháp, nghiệp vụ để phòng ngừa rủi ro cho Ngân hàng mình.

Những diễn biến trên về tình hình diễn biến lãi suất khiến cho công tác dự báo lãi suất của các ngân hàng nói chung và ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Các nhân tố tác động đến lãi suất không chỉ có cung cầu của quỹ cho vay hay thu nhập và giá cả mà còn có ảnh hưởng của nhân tố lam phát, tình hình kinh tế chính trị thế giới và cả sự cạnh tranh của các ngân hàng với nhau.

- Về cung cầu quỹ cho vay:

Tiền là thứ để trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận, nghĩa là mọi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng. Cho nên ai cũng muốn nắm giữ tiền vì nhiều mục đích thanh khoản khác nhau gồm cả các nhu cầu giao dịch, phòng ngừa và đầu cơ đồng tiền (gửi tiền để lấy lãi). Tuy nhiên những thay đổi của lãi suất có thể làm thay đổi sự mong muốn giữ lấy tiền của các cá nhân. Nếu lãi suất được dự tính sẽ tăng lên thì tiền và những tài sản gần giống như tiền được ưa chuộng hơn nhằm tránh sự giảm giá trái phiếu tiềm tàng trong tương lai. Nếu lãi suất được dự tính là sẽ giảm thấp xuống trong tương lai thì trái phiếu được chuộng nhiều hơn, bởi vì việc nắm giữ một số tiền mặt nhàn rỗi sẽ sinh lời ít hơn, trái phiếu có mức sinh lời cao hơn và có tiềm năng thu lợi trong tương lai bởi vì lãi suất bị xuống thấp. Qua đó, ta thấy lượng cung và cầu trên tác động trực tiếp đến lãi suất.

- Tác động của thu nhập:

Do nền kinh tế phát triển và phồn vinh nên người dân có thu nhập tăng lên, của cải tăng lên và người dân muốn giữ tiền làm phương tiện dự trữ. Ở Việt Nam, Chính phủ đã điều chỉnh mức lương cơ bản làm tăng thu nhập của người dân, điều này kéo theo mức giá của các loại hàng hóa tăng lên gây tác động đến tâm lý người dân, mức tiêu dùng và gián tiếp ảnh hưởng đến lượng cầu tiền tệ trên thị trường làm cho lãi suất gia tăng.

- Tác động của mức giá:

Trong xã hội thì ai cũng muốn nắm giữ một lượng tiền nhất định để đáp ứng nhu cầu về vật chất cho mình. Khi giá cả tăng, dân chúng muốn nắm giữ một lượng tiền lớn hơn để có thể mua đúng với số hàng hóa và dịch vụ cung ứng như trước. Như vậy, khi mức giá tăng lên sẽ làm cho lượng cầu tiền tệ tăng lên từ đó kéo theo sự biến động của lãi suất thị trường. Đối với hoạt động của ngân hàng, việc cạnh tranh về giá là một nguyên nhân quan trọng quyết định sự thay đổi lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Sự gia tăng lãi suất này tác động tới quyết định tiêu dùng của khu vực hộ gia đình theo hướng giảm tiêu dùng hiện tại và tăng tiết kiệm để cho tiêu dùng trong tương lai. Đối với khu vực doanh nghiệp, sự gia tăng lãi suất làm tăng chi phí vốn vay ngân hàng. Điều này đòi hỏi dự án đầu tư sử dụng vốn vay ngân hàng phải có tỷ lệ lợi nhuận lớn hơn và kết quả là số dự án đầu tư có thể thực hiện với mức lãi suất cao hơn này có thể giảm hay nói cách khác, đầu tư cố định có thể giảm. Ngoài ra, lãi suất cao cũng làm tăng chi phí lưu giữ vốn lưu động (ví dụ như hàng trong kho) và do vậy, tạo sức ép các doanh nghiệp phải giảm đầu tư dưới dạng vốn lưu động.

Trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ và dịch vụ thanh toán, duy trì giá thấp không phải là một chiến lược mang lại lợi thế cạnh tranh lâu dài vì: không phải lúc nào khách hàng cũng nhạy cảm với giá. Sản phẩm ngân hàng như tiền gửi, cho vay, mức lãi suất bao gồm cả rủi ro. Các ngân hàng có độ tín nhiệm thấp luôn duy trì mức lãi suất tiền gửi cao hơn các ngân hàng có độ tín nhiệm cao. Ngoài ra, các đối thủ cạnh tranh hoàn toàn có thể điều chỉnh giá của mình. Đối với ngân hàng có cơ cấu chi phí cao, hoặc trong môi trường cạnh tranh gay gắt thì ngân hàng khó có thể duy trì chính sách giá thấp trong thời gian dài. Tuy nhiên các ngân hàng muốn thâm nhập thị trường có thể dùng chính sách giá thấp. Nhưng bù lại, họ cần phải đạt được một doanh số đáng kể, hoặc bán được các dịch vụ khác kèm theo. Sức ép về cạnh tranh và sự biến động liên tục về lãi suất trên thị trường khiến cho ngân hàng phải thường xuyên xem xét và điều chỉnh mức giá của mình.

- Tác động của chính sách tiền tệ:

Ngày nay, sứ mệnh của hầu hết các ngân hàng Trung ương trên thế giới là chịu trách nhiệm xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia thông qua các công cụ và giải pháp nhằm đạt tới các mục tiêu chính sách đã đề ra. Chịu trách nhiệm về sự vận hành trôi chảy của hệ thống thanh toán và sự bình ổn của hệ thống tài chính và ngân hàng Trung ương là người cho vay cứu cánh cuối cùng. Vì vậy, mục tiêu hoạt động đầu tiên và cũng là quan trọng nhất của ngân hàng Trung ương là mục tiêu của chính sách tiền tệ. Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ hầu như thống nhất ở các nước đó là ổn định giá trị đồng bản tệ, tạo tiền đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm. Ngoài các mục tiêu vĩ mô này, tuỳ thuộc vào trạng thái của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ, các ngân hàng Trung ương còn có thể lựa chọn cho mình thêm một số mục tiêu cụ thể khác.

Những thay đổi về lãi suất trong thị trường tiền tệ tác động lên lãi suất trên thị trường vốn và ngược lại. Lãi suất trong thị trường tiền tệ giảm thấp khiến lãi suất trong thị trường vốn hấp dẫn hơn so với lãi suất trong thị trường tiền tệ. Hậu quả là dân chúng sẽ chuyển dịch quỹ từ thị trường tiền tệ sang thị trường vốn. Mức cung của quỹ từ thị trường vốn gia tăng có chiều hướng làm giảm thấp lãi suất trong thị trường vốn. Mức cung của quỹ từ thị trường tiền tệ giảm sút sẽ có chiều hướng tăng cao lãi suất trong thị trường tiền tệ.

Ngân hàng Nhà nước giữ vai trò rất quan trọng trong chính sách tiền tệ, thông qua chính sách này nhà nước thực hiện việc điều chỉnh thị trường tiền tệ một cách tôt nhất tạo sự bình ổn cho thị trường. Trong năm 2008, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm ổn định lãi suất và tỷ giá, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhà nước sử dụng các công cụ tỷ giá, lãi suất sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngân hàng.

- Tác động của lạm phát:

Lạm phát là sự mất đi sức mua hay giá trị nội tại của một loại bản tệ (ở đây là đồng Việt Nam). Lãi suất thực của tiền tiết kiệm - hiệu số giữa lãi suất danh nghĩa và mức lạm phát - trở nên giá trị âm. Hơn nữa, sự thay đổi không mong đợi của tỷ lệ lạm phát sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch, ngăn cản sự

tăng trưởng và đổi mới doanh nghiệp. Tỷ lệ lạm phát thường có một tác động rất mạnh mẽ lên mức lãi suất. Trong điều kiện lạm phát, lãi suất thực là tiêu chuẩn để xem xét hiệu suất của việc sử dụng vốn. Lãi suất thực đóng vai trò rất quan trọng trong việc kích thích tiết kiệm và đầu tư. Với ý nghĩa kiềm chế ý muốn tiêu dùng trong hiện tại để có một tiêu dùng lớn trong tương lai. Tác động của lạm phát sẽ làm cho người ta phải tính toán thận trọng và luôn gây ra một nỗi ám ảnh và một nỗi lo ngại về một sự tổn thất khi phải đưa vốn vào cho vay, do đó xu hướng găm giữ tiền lại hoặc chuyển sang thị trường tài sản ngày càng phát triển cùng với mức tăng của lạm phát. Lạm phát lên cao, giá trị thực của những khoản tiền lời gần như bị triệt tiêu và giá trị thực của vốn gốc đã bị hao mòn. Những người có khả năng cho vay chuyển vốn tiền tệ ấy vào một thị trường khác, dĩ nhiên không phải là thị trường tiền tệ mà là thị trường tài sản như hàng hóa dự trữ, vàng, bất động sản hoặc các hàng

Một phần của tài liệu Luận văn Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng Vietcombank Cần Thơ (Trang 57 - 64)