Phân tích sự biến động của nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất

Một phần của tài liệu Luận văn Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng Vietcombank Cần Thơ (Trang 38 - 76)

Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất là các khoản nợ mà trong đó chi phí lãi suất sẽ thay đổi trong thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi. Và quản lý nguồn vốn đòi hỏi cân nhắc các rủi ro phụ cũng như chênh lệch giữa chi phí vay vốn (chủ yếu là lãi suất vay của các ngân hàng khác) và mức độ lợi nhuận có thể thu được khi đầu tư vào tín dụng và chứng khoán. Mục tiêu chính của phương thức quản lý này là bảo đảm thanh khoản cho ngân hàng, đảm bảo đủ vốn cho nhu cầu tín dụng hợp lệ và duy trì lãi suất cơ bản ròng và doanh lợi.

Công tác huy động vốn được coi là một trong những mục tiêu quan trọng đặc biệt trong hoạt động tín dụng. Do đó, trong những năm qua Ngân hàng đã có nhiều biện pháp tích cực trong huy động vốn để thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư bằng nhiều hình thức khác nhau. Từ đó mà Ngân hàng đã tập trung và thu hút được nguồn vốn khá lớn để đáp ứng cho nhu cầu tín dụng ngày càng cao.

Trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thì các khoản nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất chủ yếu là các khoản tiền gửi ngắn hạn, giấy tờ có giá ngắn hạn và tiền gửi tiết kiệm cá nhân, vốn vay ngân hàng Hội sở.

1600 1400 1200 1000

Tiền gửi tiết kiệm cá nhân Tiền gửi c ủa các tổ chức TD

800 Tiền gửi c ủa các tổ chức KT

600 400 200

Giấy tờ có giá

Vốn vay Ngân hàng hội sở 0

2006 2007 2008

Biểu đồ trên thể hiện sự tăng giảm của các nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất qua 3 năm. Điều này được thể hiện rõ khi chúng ta phân tích cơ cấu nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất của Ngân hàng qua bảng sau:

Bảng 6: Tình hình nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất của Ngân hàng giai đoạn 2006 – 2008

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ Tiêu 2006 2007 2008 So sánh 07/06 So sánh 08/07 Số tiền % Số tiền % 1. Tiền gửi tiết

kiệm cá nhân 222 323 398 101 45,50 75 23,22 - Không kỳ hạn 14 8 7 -6 -42,86 -1 -12,50 - Có kỳ hạn < 12 tháng 208 315 391 107 51,44 76 24,13 2. Tiền gửi các TCTD 36 20 18 -16 -44,44 -2 -10,00 - Không kỳ hạn 36 20 18 -16 -44,44 -2 -10,00

3. Tiền gửi của

các tổ chức KT 366 428 579 62 16,94 151 35,28 - Không kỳ hạn 361 418 499 57 15,78 81 19,38 - Có kỳ hạn < 12 tháng 5 10 80 5 100,0 0 70 700,00 4. Giấy có giá 44 22 15 22 50,00 -7 -31,82 5. Vốn vay NH Hội sở 1.486 1.171 743 -315 -21,20 -428 -36,55 Tổng 2.154 1.964 1.753 -190 -8,82 -211 -10,74 (Nguồn: phòng Vốn VCB Cần Thơ)

Dựa vào sự linh hoạt trong công tác huy động vốn với nhiều mức lãi suất khác nhau mà Ngân hàng đã thu hút được lượng tiền gửi tiết kiệm cá nhân và các tổ chức kinh tế ngày càng tăng cao. Mặc dù lượng tiền gửi của các tổ chức tín dụng và giấy có giá có phần giảm xuống. Và vốn vay từ ngân hàng Hội sở cũng dần hạ xuống,

đây là một điều tốt vì ngân hàng không nên quá phụ thuộc vào ngân hàng Trung ương mà phải hoạt động dựa trên nguồn vốn huy động là chủ yếu.

Tại VCB Cần Thơ, tổng nguồn vốn nhạy cảm lãi suất có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Năm 2007 giảm 190 tỷ đồng tương ứng 8,82% so với năm 2006, năm 2008 giảm 10,74% so với năm 2007 với số tiền tương ứng là 211 tỷ đồng. Trong danh mục nguồn vốn nhạy cảm lãi suất cũng có sự biến động lên xuống khác nhau, do đó cần phải nắm rõ sự biến động trong cơ cấu nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của Ngân hàng thông qua việc phân tích từng loại tiền gửi:

- Tiền gửi tiết kiệm: có 2 loại tiền gửi nhạy cảm với lãi suất là tiền gửi tiết kiệm

không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng. Đây là loại tiền nhàn rỗi mà dân cư gửi vào ngân hàng với mục đích sinh lời. Ngân hàng huy động được từ những khoản tiền gửi này tăng rất mạnh trong 3 năm qua. Loại tiền gửi này tăng qua 3 năm là nhờ vào Ngân hàng có chính sách lãi suất hợp lý mặc dù trong năm 2008 có nhiều rủi ro về lãi suất và biến động khó lường trước. Trước hết, đó vẫn là sự biến động khó lường của lãi suất kéo dài gần kín cả năm. Lãi suất trên thị trường biến động liên tục từ dưới 10%/năm, lãi suất huy động VND vọt lên trên 19%/năm, và ở đỉnh điểm là lãi suất cho vay tối đa bị chốt ở trần 21%/năm. Trước tình hình đó, Ngân hàng luôn có chương trình khuyến khích người dân gửi tiền nhà rỗi của mình vào Ngân hàng kết hợp với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, có thái độ phục vụ tốt tạo cảm giác an toàn cho khách hàng đến đây gửi tiền.

- Tiền gửi của các tổ chức tín dụng: loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng không cao

trong tổng nguồn vốn huy động nhạy cảm với lãi suất và có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do các tổ chức rút tiền từ Ngân hàng ra để chuyển sang loại tiền gửi khác hoặc gửi vào các ngân hàng khác có lãi suất hấp dẫn hơn. Do sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trên địa bàn nhằm tìm kiếm khách hàng cho mình.

- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: bao gồm tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng và không có kỳ hạn của các doanh nghiệp hay còn gọi là tiền gửi thanh toán. Đây là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho ngân hàng và ngân hàng phải đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng.

Loại tiền gửi này không nhằm mục đích lãi suất sinh lời cao mà nhằm để thanh toán và chi trong kinh doanh. Khách hàng gửi tiền thường là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh, do yêu cầu kinh doanh để đảm bảo thanh toán nên các doanh nghiệp thường chọn hình thức gửi không kỳ hạn. Loại tiền này, các doanh nghiệp có thể rút ra bất cứ lúc nào nhưng việc gửi tiền vào và rút tiền ra có sự chênh lệch về thời gian và số lượng tiền trên các tài khoản này phải luôn có số dư, Ngân hàng có thể dùng số dư đó làm nguồn vốn tín dụng để cho vay. Loại tiền gửi này được xem là nhạy cảm với lãi suất vì khi lãi suất thị trường thay đổi, các tổ chức kinh tế có thể rút tiền ra để chuyển sang loại tiền gửi có lãi suất cao hơn.

Do VCB Cần Thơ nằm ở trung tâm thành phố nên loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn huy động và tăng nhanh trong 3 năm qua. Đạt được điều này là do tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp phát triển thu được lợi nhuận cao, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu, nhu cầu gửi tiền để thanh toán và sinh lời của các tổ chức kinh tế trên địa bàn ngày càng tăng lên.

- Chứng từ có giá: đây cũng là một công cụ huy động vốn hữu hiệu của Ngân

hàng, huy động từ nguồn này Ngân hàng thường trả lãi cao hơn những loại tiền gửi khác. Cuối năm 2007, Ngân hàng có số dư là 22 tỷ đồng giấy tờ có giá giảm 50% so với năm 2007, năm 2008 phát hành chỉ 15 tỷ đồng giảm 31,82% so với năm 2007. Ngân hàng giảm phát hành giấy có giá là do trong 2 năm 2007 và 2008, Ngân hàng thu hút được lượng vốn huy động khá lớn từ các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm.

- Vốn vay ngân hàng Hội sở: được xem là nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất vì khi lãi suất thị trường thay đổi thì tùy theo tình hình kinh tế xã hội mà ngân hàng Nhà nước sẽ thay đổi lãi suất chiết khấu, lãi suất đầu vào đối với các ngân hàng thương mại. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng không ngoại lệ, cũng bị chi phối bởi chính sách này. Với VCB Cần Thơ thì khoản mục này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất. Vốn vay ngân hàng Hội sở giảm là do VCB Cần Thơ đã huy động được lượng vốn khá lớn từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Điều này cho thấy VCB Cần Thơ đã đẩy mạnh công tác huy động vốn tại địa phương, giảm dần sự phụ thuộc vào ngân hàng Trung ương, đồng thời giảm

được chi phí đầu vào vì lãi suất vay của VCB Trung ương lúc nào cũng cao hơn lãi suất huy động trên thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.3. Phân tích tài sản của Ngân hàng

Quản lý tài sản của ngân hàng là việc chuyển hóa nguồn vốn tín dụng thành tiền mặt và tài sản sinh lời, tức là việc phân chia vốn giữa tiền mặt, tín dụng đầu tư, chứng khoán và các tài sản khác. Các loại tài sản của ngân hàng bao gồm 4 loại: khoản mục ngân quỹ, đầu tư chứng khoán, tín dụng và tài sản cố định.

Việc phân tích tình hình tài sản của ngân hàng là việc đánh giá sự biến động các bộ phận cấu thành tổng số vốn của ngân hàng nhằm mục đích xem xét tính chất hợp lý của việc sử dụng vốn của ngân hàng. Việc phân bổ vốn cho từng loại tài sản sẽ thấy được khả năng sử dụng vốn của ngân hàng như: dự trữ tiền mặt, đầu tư chứng khoán, cho vay và các tài sản có khác. Vì thế, ban quản lý cần xem xét việc phân bổ giữa các loại vốn trong các giai đoạn của quá trình hoạt động của ngân hàng có hợp lý hay không, từ đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Cơ cấu tài sản của VCB Cần Thơ được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 7: Tổng kết tài sản của Ngân hàng qua 3 năm 2006 – 2008

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ Tiêu 2006 2007 2008 So sánh 07/06 So sánh 08/07 Số tiền % Số tiền %

1. Tiền gửi tại

NHNN 34,3 10,3 22 -24 -67,97 11,7 113,59

2. Tiền mặt tại quỹ 12,5 30,2 33,5 17,7 141,6 3,3 10,93

4. Chứng khoán dài hạn 0,1 0,1 0,1 0 0 0 0 5. Cho vay 2.282 2.055 1.885 -227 -9,95 -170 -8,27 - Ngắn hạn 2.027 1.706 1.602 -321 -15,84 -104 -6,96 - Trung và dài hạn 255 349 242,9 94 36,86 -106,1 -30,40 6. TSCĐ và trang thiết bị máy móc 10,6 19,4 27,2 8,8 83,02 7,8 40,21 Tổng tài sản 2.339,5 2.115 1.967,8 -224,5 -9,60 -147,2 -6,96 (Nguồn: phòng Kế Toán VCB Cần Thơ)

Qua bảng số liệu, ta thấy tổng tài sản của VCB Cần Thơ giảm dần qua 3 năm, năm 2007 giảm 9,6% so với năm 2006, năm 2008 lại giảm 6,96% so với năm 2007. Tài sản sinh lời là những khoản sử dụng vốn mang lại thu nhập cho ngân hàng như cho vay khách hàng, đầu tư và các khoản phải thu khác. Doanh số cho vay của Ngân hàng có phần giảm đi là do trong năm qua tình hình lạm phát tăng cao, ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh lãi suất cơ bản, làm cho lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng cao và VCB Cần Thơ cũng không ngoại lệ. Khách hàng ngại lãi suất cao nên ít đến vay Ngân hàng.

Tài sản không sinh lời bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi lại ngân hàng Nhà nước, tiền mua tài sản cố định và trang thiết bị máy móc,…Năm 2007, khoản tài sản này chiếm 2,84% trong tổng tài sản. Năm 2008 lại tăng 38% so với năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu là do Ngân hàng đầu tư nhiều trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng. Và ngân hàng thực hiện một số chính sách và chủ trương của Nhà nước trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Tiền mặt tại quỹ của Ngân hàng tăng cao là để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của khách hàng do lãi suất thay đổi liên tục.

4.1.4. Phân tích tình hình biến động của tài sản nhạy cảm với lãi suất

Tài sản nhạy cảm với lãi suất là các loại tài sản mà trong đó thu nhập về lãi sẽ thay đổi trong một khoản thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi. Quản lý tài sản nhạy cảm lãi suất của ngân hàng là việc chuyển hóa nguồn vốn tín dụng tiền mặt và tài sản sinh lời, tức là việc phân chia vốn giữa tiền mặt, tín dụng, đầu tư và các tài sản khác.

Sự nhạy cảm của lãi suất là việc so sánh luồng tiền thuộc tài sản nhạy cảm lãi suất và luồng tiền thuộc nguồn vốn nhạy cảm lãi suất. Kỳ hạn của sự nhạy cảm này thường được xác định với kỳ hạn ngắn như: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng. Các khoản đầu tư càng ngắn hạn thì càng nhạy cảm với lãi suất, nghĩa là khi lãi suất thay đổi thì thu nhập từ các khoản mục này cũng sẽ thay đổi theo.

Ý nghĩa kinh tế của việc phân loại tài sản ngắn hạn và dài hạn là ở nội dung: Khối tài sản ngắn hạn cho thấy khả năng tạo luồng tiền trong ngắn hạn hay khả năng thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp, và phân biệt về tài sản được dùng như

vốn lưu động. Khối tài sản dài hạn cho thấy năng lực sản xuất, khả năng tạo thu nhập và luồng tiền dài hạn của doanh nghiệp, và tài sản dùng trong các hoạt động dài hạn. Trong quản trị tài chính doanh nghiệp, việc phân loại ngắn hạn hoặc dài hạn của tài sản và công nợ là hết sức cần thiết, liên quan tới vấn đề quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và các loại rủi ro khác gắn liền với tài sản và công nợ.

Tại VCB Cần Thơ thì khoản mục cho vay ngắn hạn là khoản mục có độ nhạy cảm với lãi suất cao. Đây là nhân tố quan trọng để một ngân hàng có thể đánh giá và quản trị rủi ro lãi suất của mình khi lãi suất thay đổi.

Cho vay ngắn hạn là loại cho vay có thời hạn đến 12 tháng và nó được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Thông thường các khoản tín dụng này sẽ được tái đầu tư trong năm tiếp theo, vì vậy chúng thuộc tài sản nhạy cảm với lãi suất. Tín dụng ngắn hạn thường có rủi ro rất cao nhưng lợi nhuận cũng vì thế mà đạt nhiều hơn. Khoản mục đầu tư này năm 2007 là 1.706 tỷ đồng chiếm 80,66% trong tổng tài sản, giảm 321 tỷ đồng so với năm 2006. Năm 2008 là 1602 tỷ đồng chiếm 95,79%, giảm 104 tỷ đồng so với năm 2007. Đó là do chi nhánh mở rộng quy mô tín dụng, không chỉ đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước mà còn cho vay đối với các hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình,…

Một yếu tố khác làm cho tín dụng ngắn hạn giảm trong 2 năm 2007 và 2008 là do sự biến động liên tục của lãi suất thị trường, lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng liên tục. Trước việc tăng lãi suất huy động khá nhanh thời gian vừa qua, nhiều ý kiến tỏ ra quan ngại về sự tác động của nó tới lãi suất cho vay, gây ảnh hưởng không tốt tới đầu tư sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Vì thế mà khách hàng hạn chế việc vay ngân hàng mà đợi khi lãi suất ổn định lại mới đi vay. Mặc dù đến cuối năm 2008, lãi suất đã giảm nhưng các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa vay được vốn bởi nhiều lý do. Vấn đề mà các DN kêu nhiều nhất là lãi suất vẫn còn cao và các thủ tục vay vốn khá "đánh đố", trong khi ngân hàng cũng

Một phần của tài liệu Luận văn Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng Vietcombank Cần Thơ (Trang 38 - 76)