Phân tích tình hình rủi ro lãi suất tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng Vietcombank Cần Thơ (Trang 33 - 76)

4.1.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng

Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế. Và để tiến hành kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải có một nguồn vốn nhất định. Vì thế, bất kỳ tổ chức nào muốn hoạt động tốt đem lại kết quả kinh tế cao thì trước tiên phải có nguồn vốn dồi dào. Khi các thành phần kinh tế bị thiếu vốn hoạt động, họ đến ngân hàng xin vay và ngân hàng hoạt động chủ yếu là cung cấp vốn tín dụng cho các tổ chức kinh tế khi có nhu cầu về vốn. Vì vậy, một ngân hàng muốn đứng vững trên thương trường thì nguồn vốn của ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi, kịp thời đáp ứng nhu cầu của các thành phần kinh tế. Với vị trí là một trong những ngân hàng chủ lực trên địa bàn thành phố, VCB Cần Thơ luôn là ngân hàng có tổng nguồn vốn rất lớn để có đủ khả năng đáp ứng các hoạt động đa dạng của mình. Để hiểu rõ cơ cấu nguồn vốn của VCB Cần Thơ biến động qua các năm ra sao, ta xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng giai đoạn 2006 – 2008

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ Tiêu 2006 2007 2008 So sánh 07/06 So sánh 08/07 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 790 32,31 918 41,17 1.161 60,00 128 16,20 243 26,47 Vốn vay NH hội sở 1.486 60,78 1.171 52,51 743 38,40 -315 -21,20 -428 -36,55 Vốn khác 169 6,91 141 6,32 31 1,60 -28 -16,57 -110 -78,01 Tổng nguồn vốn 2.445 100 2.230 100 1.935 100 -215 -8,79 -295 -13,22 (Nguồn: phòng Vốn VCB Cần Thơ)

- Vốn huy động:

Vốn huy động của Ngân hàng chiếm tỷ trọng cao thứ 2 sau Vốn vay ngân hàng Hội sở trong nhiều năm liền. Từ năm 2006 đến năm 2008, nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng đều, năm 2007 tăng 128 tỷ đồng (16,20%) so với năm 2006. Do tốc độ tăng trưởng kinh tế dù được duy trì ở mức cao trong nhiều năm qua nhưng thu nhập quốc dân bình quân đầu người vẫn còn thấp, tiết kiệm và tích lũy trong dân cư tuy đã tăng nhưng vẫn còn ở mức khiêm tốn và dân cư vẫn chưa thực sự tin tưởng khi gửi tiền tiết kiệm và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng nên trong giai đoạn này vốn huy động của Ngân hàng tăng nhưng chưa cao.

Nhưng đặc biệt vào năm 2008, vốn huy động đạt 1.161 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng đến 60% trong tổng nguồn vốn và tăng 243 tỷ đồng (26,47%) so với năm 2007. Sở dĩ vốn huy động của VCB Cần Thơ lại tăng cao như vậy là vì trong năm qua lạm phát tăng cao làm cho lãi suất của thị trường thay đổi liên tục, nhưng nhờ vào sự thích ứng kịp thời của Ngân hàng và khả năng của ban quản trị nên Ngân hàng đã thu hút được nhiều nguồn vốn từ các dịch vụ huy động vốn khác nhau.

-Vốn vay ngân hàng Hội Sở:

Nhu cầu vốn để phục vụ tín dụng là rất lớn, bên cạnh việc huy động vốn dưới dạng tiền gửi, VCB Cần Thơ còn phải vay thêm vốn từ ngân hàng Trung ương thì mới đáp ứng được nhu cầu vốn. Trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, vay ngân hàng Trung ương là nơi cuối cùng đáp ứng nhu cầu vốn cho các ngân hàng, đây là nơi cung cấp nguồn vốn rất quan trọng cho các ngân hàng thương mại.

Do sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác trên địa bàn nên đa phần nguồn vốn hoạt động của chi nhánh đều phải điều chuyển từ ngân hàng Hội sở. Vốn vay ngân hàng Trung ương chiếm tỷ lệ lớn trong hai năm 2006 và 2007. Vì khi vay vốn ngân hàng Trung ương các NHTM thường phải chịu chi phí lớn vì ngân hàng Trung ương cho vay theo lãi suất chiết khấu, các tổ chức tín dụng khác cho vay theo lãi suất thị trường. Vì vậy, hiệu quả kinh tế mang lại từ việc sử dụng nguồn vốn này đối với các NHTM có phần sụt giảm. Ngân hàng không nên quá phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng Trung ương mà nên tăng cường vốn huy động tại chỗ để giảm chi phí đầu vào.

Đến năm 2008, vốn vay ngân hàng Hội sở chỉ còn 743 tỷ đồng chiếm 38,40% tổng nguồn vốn, giảm 428 tỷ đồng tương ứng 36,55% so với năm 2007. Do trong năm 2008, nguồn vốn huy động tăng rất nhiều, VCB Cần Thơ đã có nguồn vốn dồi dào nên Ngân hàng đã giảm lượng vốn vay từ ngân hàng Hội sở.

- Vốn khác:

Các khoản mục vốn khác dung để đáp ứng nhu cầu thanh khoản và cho vay của Ngân hàng. Vốn khác chiếm một tỷ lệ rất thấp trong tổng nguông vốn trong 3 năm qua. Nhưng nếu so sánh giữa năm hiện tại với năm trước đó thì tỷ lệ này giảm. Nguyên nhân nguồn vốn này giảm là do trong thời gian huy động vốn Ngân hàng chưa xử lý hết số vốn đang còn tạm giữ tại Ngân hàng nên nguồn vốn huy động này giảm.

- Khái quát về tình hình huy động vốn của ngân hàng:

Nguồn vốn huy động không những đóng vai trò quan trọng mà còn mang tính quyết định đến quy mô, sự ổn định hiệu quả kinh doanh của Ngân Hàng. Nguồn vốn huy động càng dồi dào càng giúp cho Ngân hàng có thể tự chủ hơn trong mọi hoạt động đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho các thành phần kinh tế, đảm bảo cho tiến trình kinh doanh được suôn sẻ và thuận lợi. Khi nguồn vốn huy động tăng trưởng và ổn định sẽ góp phần tích cực vào việc mở rộng đầu tư tín dụng phục vụ chương trình đa dạng hoá khách hàng phù hợp với định hướng chiến lược phát triển của ngành.

Huy động vốn là công tác trọng tâm và xuyên suốt trong hoạt động của Ngân hàng. Nghiệp vụ huy động vốn là một hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân Ngân hàng cũng như đối với xã hội. Trong nghiệp vụ này Ngân hàng được phép sử dụng những phương pháp và công cụ cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội. Kết quả của nghiệp vụ này là tạo ra một nguồn vốn để đáp ứng những nhu cầu của nền kinh tế. Thông qua hoạt động huy động vốn sẽ tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư và cho vay đối với nền kinh tế của Ngân hàng, đồng thời đáp ứng cho người dân đến gửi tiền và vay vốn tại chỗ, an toàn.

Để hiểu rõ cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ được hình thành chủ yếu từ những nguồn nào, ta xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 5: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng giai đoạn 2006 – 2008

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ Tiêu 2006 2007 2008 So sánh 07/06 So sánh 08/07 Số tiền % Số tiền % 1. Tiền gửi của các

tổ chức kinh tế 373 432 584 59 15,82 152 35,12 - Không kỳ hạn 361 418 499 57 15,78 81 19,38 - Có kỳ hạn < 12 tháng 5 10 80 5 100,00 70 700,00 - Có kỳ hạn > 12 tháng 7 4 5 -3 -42,85 -1 -25,00

2. Tiền gửi tiết kiệm 327 440 513 113 34,56 73 16,59 - Không kỳ hạn 14 8 7 -6 -42,86 -1 -12,50 - Có kỳ hạn < 12 tháng 208 315 391 107 51,44 76 24,13 - Có kỳ hạn > 12 tháng 105 117 115 12 14,43 -2 -1,71 3. Kỳ phiếu, trái phiếu 44 22 15 22 50,00 -7 -31,82

4. Tiền gửi ký quỹ

bảo đảm thanh toán 10 4 31 -6 -60,00 27 675,00 5. Tiền gửi của các

tổ chức TD khác 36 20 18 -16 -44,44 -2 -10,00 Tổng 790 918 1.161 128 16,20 243 26,47

700 600 500 400 300 200 100 0 2006 2007 2008

Tiền gửi của các

TCKT Tiền gửi tiết kiệm

Kỳ phiếu, trái phiếu

Tiền gửi ký quỹ bảo đảm thanh toán

Tiền gửi của các TCTD khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng

Nhìn chung công tác huy động vốn tại chi nhánh qua ba năm đã có những bước tiến đáng kể. Nguồn vốn huy động chủ yếu bao gồm tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá, tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác, trong đó chiếm đa số là tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm. Nguồn vốn huy động từ hai nguồn này luôn tăng trưởng ổn định và chiếm tỷ trọng rất cao.

Tại VCB Cần Thơ, tổng nguồn vốn huy động tăng nhanh qua 3 năm, năm 2007 tăng 16,20% so với năm 2006, năm 2008 tăng 26,47% so với năm 2007. Trong cơ cấu nguồn vốn huy động cũng có sự biến động lên xuống, điều này ảnh hưởng đến chi phí trả lãi tiền gửi và ít nhiều ảnh hưởng đến cơ cấu cho vay của Ngân hàng. Mặc dù vậy, so với năm 2006 thì nguồn vốn huy động trong 3 năm qua có sự tăng trưởng rất đáng kể. Đạt được điều này là do trong thời gian qua, Ngân hàng thường xuyên quảng bá công tác huy động vốn theo sự chỉ đạo của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, đổi mới phong cách phục vụ, tạo sự thoải mái cho khách hàng khi đến giao dịch, luôn đảm bảo an toàn cho khách hàng, xử lý nhanh chóng, chính xác các chứng từ trên máy tính cũng như trong kiểm đếm tạo được uy tín cao đối với khách hàng, khách hàng ngày càng nhận được nhiều tiện ích mà Ngân hàng cung cấp nên lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều. Vì vậy, nguồn vốn của Ngân hàng tăng mạnh trong năm 2007 và 2008. Vốn huy động tăng, đây là điểm

mạnh của Ngân hàng, nó góp phần vào việc dự trữ, bổ sung nguồn vốn kịp thời cho Ngân hàng. Đồng thời, nó cũng đánh giá được sự nỗ lực của các cấp lãnh đạo trong công tác mở rộng nâng cao hiệu quả huy động vốn tại VCB Cần Thơ.

4.1.2. Phân tích sự biến động của nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất

Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất là các khoản nợ mà trong đó chi phí lãi suất sẽ thay đổi trong thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi. Và quản lý nguồn vốn đòi hỏi cân nhắc các rủi ro phụ cũng như chênh lệch giữa chi phí vay vốn (chủ yếu là lãi suất vay của các ngân hàng khác) và mức độ lợi nhuận có thể thu được khi đầu tư vào tín dụng và chứng khoán. Mục tiêu chính của phương thức quản lý này là bảo đảm thanh khoản cho ngân hàng, đảm bảo đủ vốn cho nhu cầu tín dụng hợp lệ và duy trì lãi suất cơ bản ròng và doanh lợi.

Công tác huy động vốn được coi là một trong những mục tiêu quan trọng đặc biệt trong hoạt động tín dụng. Do đó, trong những năm qua Ngân hàng đã có nhiều biện pháp tích cực trong huy động vốn để thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư bằng nhiều hình thức khác nhau. Từ đó mà Ngân hàng đã tập trung và thu hút được nguồn vốn khá lớn để đáp ứng cho nhu cầu tín dụng ngày càng cao.

Trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thì các khoản nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất chủ yếu là các khoản tiền gửi ngắn hạn, giấy tờ có giá ngắn hạn và tiền gửi tiết kiệm cá nhân, vốn vay ngân hàng Hội sở.

1600 1400 1200 1000

Tiền gửi tiết kiệm cá nhân Tiền gửi c ủa các tổ chức TD

800 Tiền gửi c ủa các tổ chức KT

600 400 200

Giấy tờ có giá

Vốn vay Ngân hàng hội sở 0

2006 2007 2008

Biểu đồ trên thể hiện sự tăng giảm của các nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất qua 3 năm. Điều này được thể hiện rõ khi chúng ta phân tích cơ cấu nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất của Ngân hàng qua bảng sau:

Bảng 6: Tình hình nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất của Ngân hàng giai đoạn 2006 – 2008

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ Tiêu 2006 2007 2008 So sánh 07/06 So sánh 08/07 Số tiền % Số tiền % 1. Tiền gửi tiết

kiệm cá nhân 222 323 398 101 45,50 75 23,22 - Không kỳ hạn 14 8 7 -6 -42,86 -1 -12,50 - Có kỳ hạn < 12 tháng 208 315 391 107 51,44 76 24,13 2. Tiền gửi các TCTD 36 20 18 -16 -44,44 -2 -10,00 - Không kỳ hạn 36 20 18 -16 -44,44 -2 -10,00

3. Tiền gửi của

các tổ chức KT 366 428 579 62 16,94 151 35,28 - Không kỳ hạn 361 418 499 57 15,78 81 19,38 - Có kỳ hạn < 12 tháng 5 10 80 5 100,0 0 70 700,00 4. Giấy có giá 44 22 15 22 50,00 -7 -31,82 5. Vốn vay NH Hội sở 1.486 1.171 743 -315 -21,20 -428 -36,55 Tổng 2.154 1.964 1.753 -190 -8,82 -211 -10,74 (Nguồn: phòng Vốn VCB Cần Thơ)

Dựa vào sự linh hoạt trong công tác huy động vốn với nhiều mức lãi suất khác nhau mà Ngân hàng đã thu hút được lượng tiền gửi tiết kiệm cá nhân và các tổ chức kinh tế ngày càng tăng cao. Mặc dù lượng tiền gửi của các tổ chức tín dụng và giấy có giá có phần giảm xuống. Và vốn vay từ ngân hàng Hội sở cũng dần hạ xuống,

đây là một điều tốt vì ngân hàng không nên quá phụ thuộc vào ngân hàng Trung ương mà phải hoạt động dựa trên nguồn vốn huy động là chủ yếu.

Tại VCB Cần Thơ, tổng nguồn vốn nhạy cảm lãi suất có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Năm 2007 giảm 190 tỷ đồng tương ứng 8,82% so với năm 2006, năm 2008 giảm 10,74% so với năm 2007 với số tiền tương ứng là 211 tỷ đồng. Trong danh mục nguồn vốn nhạy cảm lãi suất cũng có sự biến động lên xuống khác nhau, do đó cần phải nắm rõ sự biến động trong cơ cấu nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của Ngân hàng thông qua việc phân tích từng loại tiền gửi:

- Tiền gửi tiết kiệm: có 2 loại tiền gửi nhạy cảm với lãi suất là tiền gửi tiết kiệm

không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng. Đây là loại tiền nhàn rỗi mà dân cư gửi vào ngân hàng với mục đích sinh lời. Ngân hàng huy động được từ những khoản tiền gửi này tăng rất mạnh trong 3 năm qua. Loại tiền gửi này tăng qua 3 năm là nhờ vào Ngân hàng có chính sách lãi suất hợp lý mặc dù trong năm 2008 có nhiều rủi ro về lãi suất và biến động khó lường trước. Trước hết, đó vẫn là sự biến động khó lường của lãi suất kéo dài gần kín cả năm. Lãi suất trên thị trường biến động liên tục từ dưới 10%/năm, lãi suất huy động VND vọt lên trên 19%/năm, và ở đỉnh điểm là lãi suất cho vay tối đa bị chốt ở trần 21%/năm. Trước tình hình đó, Ngân hàng luôn có chương trình khuyến khích người dân gửi tiền nhà rỗi của mình vào Ngân hàng kết hợp với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, có thái độ phục vụ tốt tạo cảm giác an toàn cho khách hàng đến đây gửi tiền.

- Tiền gửi của các tổ chức tín dụng: loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng không cao

trong tổng nguồn vốn huy động nhạy cảm với lãi suất và có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do các tổ chức rút tiền từ Ngân hàng ra để chuyển sang loại tiền gửi khác hoặc gửi vào các ngân hàng khác có lãi suất hấp dẫn hơn. Do sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trên địa bàn nhằm tìm kiếm khách hàng cho mình.

- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: bao gồm tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng Vietcombank Cần Thơ (Trang 33 - 76)