Nâng cao chất lượng công tác thẩm định

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (2) (Trang 81 - 82)

- Đối với thông tin gián tiếp: Bao gồm các thông tin được thu thập thông qua

3.2.7. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, số lượng các doanh nghiệp mới được thành lập mới được thành lập cũng ngày càng tăng, lĩnh vực kinh doanh đa dạng và phức tạp hơn. Vì vậy, các doanh nghiêp có mục đích vay vốn để thực hiện nhiều mục đích kinh doanh đầu tư khác nhau. Do đó công tác thẩm định lại càng quan trọng hơn. Việc thẩm định các phương án, dự án sản xuất kinh doanh chính là việc đưa ra nhận định về tính khả thi, hiệu quả của phương án, dự án và khả năng trả nợ của khách hàng. Để chất lượng thẩm định phương án, dự án đạt chất lượng cần bố trí những cán bộ có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm trong nghiệp vụ tín dụng, thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm của chuyên gia hoặc cán bộ có nhiều năm kinh nghiệm để cập nhật thông tin, các thức thẩm định dự án, phương án.

Áp dụng công nghệ phần mềm thẩm định dự án thay vì việc thẩm định hiện nay chủ yếu dựa vào việc nhập hệ thống số liệu vào chương trình Excel và đưa ra các công thức. Điều này dẫn đến kết quả thẩm định của cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định nhiều khi khác xa nhau, gây nên sự tranh cãi không đáng có. Nếu hệ thống phần mềm được áp dụng dành riêng cho thẩm định tài chính dự án thì sẽ cho kết quả chính xác và nhanh chóng, khắc phục được tình trạng hiện nay là việc thẩm định các dự án đầu tư mất rất nhiều thời gian, gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt

động đầu tư và khai thác của các doanh nghiệp đang đầu tư các dự án đó.

Thẩm định dự án có nhiều lĩnh vực khác nhau, cán bộ làm công tác thẩm định cần tham khảo và tìm hiểu các thông tin, dự án cùng lĩnh vực đầu tư để đưa ra quyết định chính xác hơn.

Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư cần thẩm định uy tín, khả năng tài chính của khách hàng, có thể thông qua hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp để nắm được tổng quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thực tế, còn nhiều khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, trong khi công tác thẩm định này chủ yếu dựa trên các báo cáo và các giấy tờ tài liệu do khách hàng cung cấp. Vô hình chung nếu những thông tin khách hàng cung cấp thiếu chính xác sẽ tốn nhiều thời gian của các cán bộ thẩm định mà hiệu quả thẩm định không cao, gây nên những rủi ro cho ngân nếu cấp vốn cho khách hàng đó. Vì vậy, đối với những dự án có quy mô đầu tư lớn và mang tính phức tạp, cần kết hợp việc thẩm định các thông tin qua hồ sơ, tài liệu khách hàng cung cấp với việc thẩm định thực tế để nắm bắt được các thông tin về doanh nghiệp, dự án đầu tư một cách đầy đủ và đa nhiều nhất, từ đó đưa ra những quyết định chính xác đảm bảo tính an toàn cho ngân hàng và cũng phù hợp với thực tế kinh doanh sản xuất, tránh tình trạng đưa ra những ý kiến thẩm định mang tính một chiều, thiếu tịnh khả thi khi thực hiện và đặc biệt là gây nhiều khó khăn, trở ngại trong quá trình thực hiện. Điều này sẽ làm ảnh hưởng không tốt nên năng lực cạnh tranh của ngân hàng mình với các ngân hàng khác.

Để đánh giá tính hiệu quả của dự án, trong quá trình thẩm định cần xây dựng các phương án động, các tình huống có thể xảy ra, trên cơ sở đó so sánh và đánh giá độ nhậy của dự án để xem xét quyết định cho vay.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (2) (Trang 81 - 82)