Kiến nghị với các bên liên quan

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (2) (Trang 89 - 94)

- Đối với thông tin gián tiếp: Bao gồm các thông tin được thu thập thông qua

3.3.2. Kiến nghị với các bên liên quan

3.3.2.1. Kiến nghị đối với NN

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo điều kiện thúc đẩy mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với DNVVN

Trong những năm qua, hệ thống pháp luật và môi trường kinh doanh của nước ta cũng đang từng bước được hồn thiện. Các chính sách kinh tế vĩ mơ đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng lành mạnh hóa thị trường tín dụng song vẫn chưa thực sự thúc đẩy mạnh mối quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng với DNVVN. Đối tượng tiếp cận được vốn vay hoặc được hưởng các ưu đãi về vay vốn của ngân hàng vẫn tập trung chủ yếu vào nhóm doanh nghiệp có quy mơ lớn, doanh nghiệp quốc doanh. Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các ngân hàng mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN, nhà nước cần sớm ban hành mới và sửa đổi các văn bản pháp lý sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của các ngân hàng và doanh nghiệp. Đồng thời tích cực đổi mới các thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, tránh chồng chéo và gây phiền hà cho ngân hàng và doanh nghiệp; xây dựng tinh thần phục vụ doanh nghiệp cho các cán bộ nhà nước để phát huy tinh thần kinh doanh.

Nhà nước cũng cần chú trọng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện tại liên quan đến hoạt động cho vay giữa ngân hàng và doanh nghiệp như:

- Sớm chuẩn hóa và thống nhất các quy định về giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất; hoàn thiện các văn bản hướng dẫn giao dịch đảm bảo…

nhằm giúp doanh nghiệp và ngân hàng thuận lợi hơn trong việc hoàn thiện những thủ tục cần thiết.

- Tạo điều kiện cho các ngân hàng được quyền chủ động trong việc xử lý, phát mại tài sản thế chấp, cầm cố để việc thu hồi nợ được kịp thời, giảm những chi phí khơng cần thiết trong q trình xử lý nợ.

- Cần xem xét sửa đổi lại chế độ kế toán cho phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý của các DNVVN, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện cơng khai hóa tài chính hàng năm, từ đó củng cố và tạo sự tin tưởng cho ngân hàng khi xem xét cấp vốn vay cho doanh nghiệp…

Thứ hai, tạo điều kiện phát triển cho các Hiệp hội DNVVN

Tạo điều kiện phát triển cho các Hiệp hội DNVVN là thực sự cần thiết đối với các doanh nghiệp. Vì hoạt động của Hiệp hội ln hướng đến doanh nghiệp, ln tìm mọi biện pháp hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp phát triển. Hiệp hội đóng vai trị là cầu nối giữa DNVVN với các cơ quan hữu quan, với ngân hàng, giúp truyền tải những ý kiến của doanh nghiệp tới các cơ quan chức năng. Hơn nữa, Hiệp hội còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội kinh doanh, hợp tác…thông qua việc liên kết với các đơn vị, tổ chức, hiệp hội khác.

Do vậy, Nhà nước cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các Hiệp hội DNVVN phát triển làm điểm tựa vững chắc cho các DNVVN. Nhà nước cần tạo điều kiện cho các Hiệp hội DNVVN tham gia trực tiếp và có hiệu quả hơn vào q trình hoạch định chính sách và pháp luật kinh tế có liên quan đến từng ngành nghề và cộng đồng DNVVN như: cho phép các Hiệp hội tham gia vào quá trình quyết định phân bổ quota, tham gia vào hội đồng xét thầu, cấp chứng chỉ hanh nghề…

Thứ ba, cần tạo sự bình đẳng trong quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế

Nền kinh tế nước ta đang phát triển theo hướng đa dạng hóa các thành phần, trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, định hướng phát triển chung, các thành phần kinh tế khác giữ vai trò quan trọng và giữa các thành phần kinh tế ln có sự cạnh tranh với nhau. Tuy nhiên phần đông các DNVVN lại thuộc thành phần kinh tế tư nhân và với đặc thù là có quy mơ vừa, nhỏ, khả năng tài chính hạn hẹp lại phải cạnh tranh với các loại hình doanh nghiệp có nhiều ưu thế hơn thuộc các thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nên các

DNVVN gặp rất nhiều khó khăn.

Mặt khác, dù hoạt động trên một sân chơi chung nhưng các DNVVN vẫn bị đối xử khơng bình đẳng, trong nhiều trường hợp vẫn bị xử ép. Đó là do vẫn cịn sự phân biệt đối xử giữa DNVVN thuộc thành phần kinh tế nhà nước với doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân. Do vậy, trong thời gian tới để giúp các DNVVN được đối xử bình đẳng, phá vỡ sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho các DNVVN có cơ hội phát triển và tăng thêm sức cạnh tranh, Nhà nước cần có những quan điểm, chủ trương chính sách chỉ đạo thống nhất các thành phần kinh tế cùng phát triển.

Thứ tư, tạo điều kiện cho Quỹ bảo lãnh tín dụng của các DNVVN hoạt động hiệu quả

Số lượng các quỹ bảo lãnh tín dụng ở nước ta hiện nay vẫn cịn ít và hoạt động chưa hiệu quả. Để tạo điều kiện thúc đẩy việc thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng và đưa các quỹ này hoạt động hiệu quả, trong thời gian tới Nhà nước cần thực hiện: - Phải xác định việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng là một biện pháp hỗ trợ có hiệu quả cho sự phát triển của DNVVN và vơn góp từ ngân sách là chủ yếu.

- Xây dựng mơ hình tổ chức của quỹ theo hướng gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Cán bộ của quỹ phải am hiểu nghiệp vụ và có trình độ chun mơn sâu. Công tác kiểm tra giám sát hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng được tiến hành thường xuyên, tránh để thất thốt vốn nhà nước.

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa quỹ bảo lãnh tín dụng với ngân hàng trong việc thẩm định khoản bảo lãnh của khách hàng nhưng quyết định bảo lãnh của quỹ cần độc lập với kết quả thẩm định khoản vay của ngân hàng và quỹ chịu trách nhiệm tài chinh theo quy định đối với các quyết định bảo lãnh của mình.

3.3.2.2. Kiến nghị đối với Hiệp hội DNVVN

Hiện nay, khơng thể phủ nhận được vai trị và ý nghĩa tích cực của việc ra đời các Hiệp hội trong đó Hiệp hội DNVVN giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là tổ chức cầu nối giữa cộng đồng DNVVN và Nhà nước. Nhất là khi số lượng DNVVN tại nước ta ngày càng tăng nhanh và mạnh như hiện nay thì vai trị của Hiệp hội DNVVN càng được nâng lên. Việc gia tăng nhanh số lượng DNVVN là phù hợp với định hướng phát triển kinh tế hiện nay, song để hỗ trợ cho các DNVVN phát triển tương xứng với tiềm năng của nó thì Hiệp hội các DNVVN cần phải làm tốt hơn nữa vai trò và nhiệm vụ của mình. Cụ thể:

Hiệp hội tổ chức liên kết, tập hợp các DNVVN thuộc mọi ngành nghề, định hướng phát triển ngành nghề kinh doanh cho các DNVVN trong từng thời kì nhằm hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Tránh tình trạng quá tập trung vào một ngành nghề nhất định, gây khủng hoảng thừa trong khi đó lại thiếu các DNVVN hoạt động trong các lĩnh vực ngành nghề mà thị trường đang thiếu.

Hướng dẫn, tư vấn, cung cấp thông tin về thương mại, pháp lý, kinh tế, khoa học, công nghệ, kỹ thuật, quản lý cho các DNVVN. Trao đổi thông tin, ý kiến giữa các doanh nghiệp với nhau và với các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Tổ chức các hoạt động hỗ trợ hợp vốn đầu tư, hợp tác, thiết lập và phát triển mối quan hệ kinh tế giữa các DNVVN với các đối tác trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Nghiên cứu, tổng hợp các ý kiến của DNVVN để phản ánh, đề đạt với các cơ quan Nhà nước về những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh. Đại diện cho cộng đồng DNVVN kiến nghị với Nhà nước về những chủ trương chính sách nhằm khuyến khích, giúp đỡ phát triển các DNVVN Việt Nam, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của các thành viên; giải quyết các trường hợp, vụ việc gây thiệt hại đến quyền lợi của hội viên; thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Tổ chức các hoạt động tham quan du lịch, tìm hiểu thị trường trong và ngồi nước và các hoạt động về giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp, hội thảo, hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước. Cung cấp nhiều hơn các thông tin về thị trường đầu ra, nhất là thị trường cho một số mặt hàng xuất khấu chiến lược, đặc biệt là cung cấp thông tin về sự kiểm soát chặt chẽ đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài.

Tổ chức các loại hình đào tạo thích hợp nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, khoa học, cơng nghệ… cho các DNVVN, khuyến khích giúp đỡ các tài năng kinh doanh, sản xuất theo quy định của pháp luật.

KẾT LUẬN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trị quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Sự tồn tại và phát triển của các DNVVN là một tất yếu khách quan. Hiện nay, vị trí và vai trò của các DNVVN ngày càng được khẳng định và trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế. Với những vai trị mà các DNVVN đem lại, nó đã tỏ rõ thế mạnh vượt trội của mình về mặt hiệu quả cả về kinh tế và xã hội.

Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho ngân hàng nhưng bản thân nó lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Chất lượng hoạt động cho vay của một ngân hàng thấp có thể dẫn đến tình trạng bị mất vốn, mất khả năng thanh tốn thậm chí bị phá sản. Bên cạnh đó, quy mơ tín dụng nhỏ cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Do vậy, việc tăng cường quy mô, chất lượng hoạt động cho vay, hạn chế rủi ro vừa là yêu cầu cấp bách, vừa là điều kiện quyết định sự thành bại của mội NHTM

Cùng với xu thế phát triển chung của các NHTM trên cả nước, trong những năm qua, SeABank đã khơng ngừng hồn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với các DNVVN. Tuy nhiên, do còn một số hạn chế xuất phát từ bên trong và ngoài ngân hàng, nên để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động cho vay đối với DNVVN, địi hỏi SeABank phải tập trung nhiều cơng sức và thời gian, tiền bạc hơn. Những nội dung đề cập trong đề tài này nhằm đưa ra một số đánh giá về thực trạng hoạt động cho vay của SeABank đối với các DNVVN, từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị trong đề tài này sẽ có giá trị đối với các ngân hàng thương mại cổ phần nói chung và SeABank nói riêng cũng như các cơ quan, ban ngành quản lý nhà nước liên quan, qua đó có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả cho vay của ngân hàng đối với các DNVVN.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (2) (Trang 89 - 94)