Thực hiện đúng quy trình cấp tín dụng

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (2) (Trang 82 - 84)

- Đối với thông tin gián tiếp: Bao gồm các thông tin được thu thập thông qua

3.2.8. Thực hiện đúng quy trình cấp tín dụng

Để cấp vốn thành công cho một khoản vay phải tra rất nhiều giai đoạn: Từ tìm kiếm và phát triển khách hàng, thẩm định khách hàng vay và phương án, dự án xinh vay vốn, chấp thuận cho vay, giải ngân, kiểm soát sau khi cho vay. Bản thân mỗi bước trong quy trình cho vay đều chứa đựng rủi ro vì liên quan đến quá trình tác nghiệp và trình độ của cán bộ. Vì vậy, thực hiện đúng quy trình cấp tín dụng là giải pháp rất cần thiết cho các ngân hàng nói chung và SeABank cũng khơng phải là ngoại lệ. Giải pháp này được coi là thường trực trong hoạt động cho vay, khơng được coi nhẹ hay vì lý do cạnh tranh, thu hút khách hàng, giữ khách hàng mà bỏ

qua một khâu nào.

Trong thực hiện quy trình cho vay các cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định cần tuân thủ đúng quy trình, việc xét duyệt cho vay phải đảm bảo khả năng thu hồi vốn. Thơng thường cán bộ tín dụng phải kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Kiểm tra trước khi cho vay: để đánh giá được năng lực tài chính và các thơng tin khác về khách hàng, về tài sản đảm bảo. Để đánh giá được năng lực tài chính thì hầu hết các ngân hàng đều căn cứ vào BCTC mà hầu hết là BCTC chưa qua kiểm tốn. Ngồi ra khách hàng cần phải cung cấp tất cả những báo cáo, nhưng thông tin khác liên quan đến tình hình tài chính của mình để ngân hàng có cơ sở xem xét và đánh giá chính xác. Trong một số trường hợp nhất định vì cho rằng một số khách hàng của mình là khách hàng tốt, SeABank cũng chấp nhận hồ sơ còn thiếu một số giấy tờ. Tuy không nhiều nhưng SeABank cũng đã gặp trường hợp khách hàng bổ sung hồ sơ chậm và thông tin thiếu chính xác dẫn đến việc đánh giá thơng tin cịn chưa thực sự đầy đủ và chính xác. Một số tài sản đảm bảo khi đánh giá về giá trị cịn chưa thực sự chính xác vì thiếu thơng tin và thời gian đi thẩm định thực tế ít dẫn đến những rủi ro có thể xảy ra xuất phát từ quy trình thẩm định tài sản đảm bảo. Việc nhận thế chấp tài sản đảm bảo trong một số trường hợp cịn mang tính chủ quan và cảm tính vì lý do giữ khách hàng. Ngồi ra, vẫn còn một số trường hợp vi phạm quy định trong việc nhận thế chấp tài sản, chưa thực sự tuân thủ quy trình nhận và giải chấp tài sản. Vì vậy, SeABank cần thực hiện chặt chẽ và nghiêm túc quy trình về kiểm tra trước cho vay để hạn chế rủi ro.

- Kiểm tra trong khi cho vay giúp cán bộ tín dụng cho vay đúng đối tượng, nhu cầu vay của các doanh nghiệp, việc kiểm tra này thơng thường dựa trên các hóa đơn tài chính, hợp đồng kinh tế…Khi giải ngân, khách hàng phải cung cấp tồn bộ giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn như hóa đơn tài chính, hợp đồng kinh tế, chứng từ chứng minh vốn tự có…Nếu giải ngân khơng dựa trên việc tuân thủ chặt chẽ quy trình giải ngân sẽ gây ra rất nhiều rủi ro cho ngân hàng như: nội dung của hợp đồng kinh tế quy định không phù hợp với phương án vay của khách hàng về thời hạn vay, phương thức thanh toán, tỷ lệ vốn đối ứng, số tiền vay. Tránh tình trạng cho khách hàng nợ chứng từ giải ngân dẫn đến hiện tượng khách hàng bổ sung chứng từ không kịp thời dẫn đến ngân hàng phải tạo ra chứng từ khơng phù hợp để cung cấp cho Phịng kiểm tốn hay kiểm sốt nội bộ. Điều này vơ hình chung tao tiền lệ khơng tốt cho các cán bộ tín dụng làm việc thiếu chun nghiệp và khơng đánh giá được những rủi ro có thể xảy ra trong quy trình cấp vốn vay.

- Kiểm tra sau khi cho vay: sau khi giải ngân cán bộ tín dụng cần kiểm tra xem khách hàng có sử dụng tiền vay đúng mục đích đề nghị vay hay khơng, thường kiểm tra thực tế tài sau khi vay để tránh việc khách hàng kí hợp đồng và hóa đơn khống để chuyển tiền vào tài khoản của người thụ hưởng rồi rút ra tiền mặt, khơng có tài sản thực tế. Nhất là đối với một số tài sản hình thành từ vốn vay như thép, inox và một số chủng loại hàng hóa khác cần phải được tách bạch rõ ràng để có thể kiểm kê đột xuất, đảm bảo hàng được kiểm tra là hàng được thế chấp để vay vốn, tránh hiện tượng một lượng hàng hóa nào đó được sử dụng làm tài sản đảm bảo để vay vốn tại nhiều ngân hàng. Hiện tại, SeABank đã có Cơng ty SeABank AMC chuyên đảm nhận việc trông giữ tài sản nên rủi ro về trơng giữ hàng có thể được giảm thiểu. Tuy nhiên một số mặt hàng như linh kiện điện tử, thiết bị điện tử vẫn được bảo vệ trong kho của khách hàng hoặc kho của bên thứ ba do bảo vệ của SeAbank thuê trông giữ. Trước khi giải ngân, SeABank luôn kiểm kê lại toàn bộ lượng hàng trong kho, đối chiếu với lượng tài sản được sử dụng thế chấp vay vốn tại ngân hàng mình. Tuy nhiên, do khối lượng và chủng loại vơ cùng đa dạng nên cũng khơng tránh khỏi những thiếu sót trong việc kiểm tra sau cho vay.

Ngoài ra, trong quá trình cho vay phải thường xuyên kiểm tra định kì tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, việc kiểm tra có thể định kì hay đột xuất. Việc kiểm tra giúp cán bộ tín dụng đánh giá được chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và tránh được việc bố trí của khách hàng khi có sự kiểm tra của ngân hàng.

Đối với những khách hàng vay lần đầu cần được sàng lọc, đánh giá để lựa chọn khách hàng có năng lực tài chính thực sự, kinh doanh hiệu quả để nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của hoạt động cho vay.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (2) (Trang 82 - 84)