Thực trạng hiệu quả cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Đông Na mÁ

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (2) (Trang 45)

XI Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 65 140 200

2.2.2.Thực trạng hiệu quả cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Đông Na mÁ

2.2.2.1. Về quy mô và cơ cấu dư nợ

Trong những năm qua, hoạt động cho vay của SeABank không ngừng mở rộng, quy mô cho vay tăng lên qua từng năm. Dư nợ cho vay của SeABank nói chung và dư nợ cho vay đối với DNVVN nói riêng tăng lên cả về số tương đối lẫn tuyệt đối. Chi tiết được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.7. Báo cáo về quy mô và cơ cấu dư nợ của SeABank

Đơn vị: tỷ đồng Chi tiêu 2008 2009 2010 2011 Tổng số Tổng số TH 09/08 Tổng số TH 10/09 Tổng số Th 11/10 Tổng dư nợ 7.586 9.626 127% 20.512 213% 20.050 98% Dư nợ DNVVN 1.441 2.118 147% 5.128 242% 5.414 106%

Dư nợ của cá nhân

và khách hàng khác 6.145 7.508 122% 15.384 205% 14.636 95%

Dư nợ đối với

DNNN 130 212 163% 615 291% 271 44%

Dư nợ đối với

DNTN 1.311 1.906 145% 4.513 237% 5.143 114%

Dư nợ ngắn hạn 1.052 1.419 135% 3.846 271% 4.656 121%

Dư nợ trung dài

hạn 389 699 180% 1282 183% 758 59%

Dư nợ có TSĐB 1.355 1.906 141% 4.666 245% 5252 113%

Dư nợ không có

TSĐB 86 212 245% 462 218% 162 35%

(Nguồn: Báo cáo Phòng Tổng hợp SeABank giai đoạn 2008 – 2011)

Biểu đồ 2.1: Dư nợ của SeABank qua các năm

Về cơ bản dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân và khách hàng khác vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ cho vay. Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với DNVVN trong tổng dư nợ còn thấp, trong khi đó mô hình mà SeABank hướng đến là Ngân hàng bán lẻ thì SeABank cần phải mở rộng số lượng khách hàng DNVVN cũng như dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng này.

Dư nợ cho vay đối với DNTN hầu như chiếm tỷ lệ đa số trong tổng dư nợ cho vay đối với DNVVN, từ 88% đến 95%. Điều này xuất phát từ thực tế là các doanh nghiệp quốc doanh hầu hết là các doanh nghiêp hoạt động kinh doanh dựa trên vốn của nhà nước, do vậy các doanh nghiệp này thường vay vốn tại các Ngân hàng TMCP Nhà nước. Các DNTN là những doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ bé, không có nhiều ưu đãi từ việc vay vốn như đối với doanh nghiệp quốc doanh nên thường phải vay vốn tại các Ngân hàng TMCP tư nhân.

Để xem xét rõ hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay đối với DNVVN xét theo phương diện thành phần kinh tế, ta có biểu đồ như sau:

Biểu đồ 2.2: Dư nợ của SeABank tính theo thành phần kinh tế

Đối với cho vay DNVVN, SeABank thường cho vay ngắn hạn là chính, cụ thể dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm từ 67% đến 86% tổng dư nợ cho vay DNVVN

Tuy nhiên nếu trong thời gian tới, SeABank tiếp tục thay đổi cơ cấu cho vay DNVVN theo hướng tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng mở rộng, phát triển khách hàng DNVVN có nhu cầu vay vốn trung dài hạn, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận và hiệu quả cho vay DNVVN của ngân hàng. Mặt khác, nó cũng phần nào phản ánh khả năng quản trị rủi ro, giám sát khoản vay trong thời gian dài của SeABank còn bộc lộ nhiều điểm yếu, cần phải được phân tích, đánh giá và xây dựng mô hình quản trị để nâng cao năng lực cạnh tranh với các ngân hàng khác. Cho vay trung dài hạn chứa đựng nhiều rủi ro nhưng cũng mang lại nguồn thu nhập cao cho ngân hàng. Vì vậy, SeABank cần xem xét, tính toán và đặt ra cho mình cơ cấu vốn vay theo yếu tố thời hạn một cách hợp lý,

Hoạt động cho vay luôn luôn chứa đựng rất nhiều rủi ro tiềm tàng dẫn đến khả năng khách hàng vay không thể trả được nợ cho các ngân hàng. Vì vậy, các ngân hàng khi xem xét cho vay thường yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo, trừ những khoản vay có tính khả thi cao và khả năng rủi ro xảy ra được đánh giá ở mức độ thấp. Tài sản đảm bảo giúp ngân hàng có thể thu hồi được một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi vay, từ đó hạn chế bớt rủi ro cho ngân hàng khi cho vay.

Dư nợ cho vay có đảm bảo bằng tài sản tăng liên tục qua các năm, từ 1.355 tỷ đồng năm 2008 lên 5.252 tỷ đồng năm 2011. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay đối với các DNVVN được đảm bảo bằng tài sản cụ thể là: năm 2009 tăng 41% so với năm 2008, năm 2010 tăng 145% so với năm 2009 và năm 2011 tốc độ tăng giảm mạnh chỉ còn tăng 13% so với năm 2010. Cũng xuất phát từ dư nợ cho vay DNVVN năm 2011 tăng không đáng kể so với năm 2010 nên dư nợ cho vay đối với DNVVN được đảm bảo bằng tài sản cũng tăng chậm hơn so với những năm trước.

Nếu nhìn vào biểu đồ dưới đây, dư nợ cho vay đối với DNVVN không được đảm bảo bằng tài sản chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp trên tổng dư nợ cho vay đối với DNVVN, cụ thể năm 2008 tỷ trọng này là 6%, các năm 2009; 2010; 2011 lần lượt là 10%; 9% và 3%. Điều này cho thấy năm 2011 có tỷ trọng dư nợ cho vay đối với DNVVN được đảm bảo bằng tài sản thấp nhất trong bốn năm qua. Mặt khác, tỷ trọng này giảm mạnh so với những năm trước đã phản ánh một vấn đề là SeABank đặt ra các quy định rất chặt chẽ về tài sản đảm bảo khi xem xét cho vay. Hầu hết chỉ có những DNVVN có tài sản đảm bảo mới có thể tiếp cận được vốn vay của SeABank. Những khác hàng vay vốn nếu không có phương án kinh doanh có tính khả thi cao và hiệu quả thì việc tiếp cận vốn vay dường như rất khó khăn nếu không có tài sản đảm bảo. Thực tế này một mặt cho thấy quy định chặt chẽ của SeABank khi cấp vốn vay, đảm bảo an toàn vốn vay và hạn chế rủi ro khi cấp tín dụng, nhưng đồng thời nó cũng phản ánh điều kiện cho vay của SeABank còn quá coi trọng tài sản đảm bảo, thu hẹp đáng kể quy mô DNVVN có nhu cầu vay vốn tại SeABank. Trong phạm vi nào đó, đảm bảo an toàn trong kinh doanh là tốt nhưng nếu quá an toàn thì rất khó có thể đạt được lợi nhuân kì vọng và nâng cao được năng lực cạnh tranh của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay và việc nâng cao hiệu quả cho vay sẽ gặp nhiều khó khăn.

Biểu đồ 2.4: Dư nợ tại SeABank tính theo yếu tố tài sản đảm bảo

Những năm trước đây, khi TTCK Việt Nam tăng trưởng và phát triển nóng, SeABank đã mạnh dạn nhận tài sản đảm bảo là các cổ phiếu và thực tế đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng với mục đích đầu tư. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, TTCK Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn, nhiều nhà đầu tư kinh doanh cổ phiếu bị thua lỗ nên SeABank không nhận thế chấp bằng cổ phiếu nữa. SeABank chủ yếu nhận thế chấp bằng các tài sản có tính thanh khoản cao như bất động sản, động sản (ô tô, máy móc, thiết bị). Ngoài ra, SeABank còn nhận thế chấp đối với tài sản là hàng hóa hình thành từ vốn vay cụ thể là các lô hàng hóa, tuy nhiên cũng không nhiều. Chỉ những loại hàng hóa có tính thanh khoản tốt mới được SeABank nhận cầm cố vì hiện tại, việc tiêu thụ hàng hóa của rất nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Tỷ trọng tài sản thế chấp là các bất động sản chiếm đến 70% tổng giá trị tài sản thế chấp; 10% là động sản và 20% là hàng hóa hình thành từ vốn vay. SeABank vẫn ưu tiên những khách hàng ngoài việc có phương án, dự án kinh doanh tốt còn có tài sản thế chấp là các bất động sản. Việc phát mại tài sản là các bất động sản ở Việt Nam vẫn thuận lợi hơn các tài sản khác, nhất là trong trường hợp khách hàng có phát sinh nợ xấu. Trong thời gian tới khi nền kinh tế nước ta phục hồi và tăng trưởng trở lại, SeABank sẽ xem xét điều chỉnh danh mục tài sản nhận thế chấp nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có thể tiếp cận vốn vay của SeABank được dễ dàng hơn.

2.2.2.2. Về chất lượng cho vay

Khi xem xét đến hiệu quả cho vay, ngoài việc xem xét tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay, các ngân hàng cũng phải xem xét đến chất lượng hoạt động cho vay của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về phía ngân hàng, chất lượng cho vay thể hiện ở phạm vi, mức độ giới hạn cho vay phải phù hợp với tiềm lực của ngân hàng và phải đảm bảo được khả năng cạnh tranh trên thị trường và đặc biệt là phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi.

Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu được xem là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cho vay của ngân hàng. Qua xem xét tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn, ngân hàng có thể xác định được tình hình tín dụng chung của hệ thống, đồng thời cũng xác định được những khoản nợ có vấn đề, những khoản nợ không trả đúng hạn cho ngân hàng do các nguyên nhân từ phía khách hàng như: mất khả năng thanh toán; thời hạn trả nợ không phù hợp với chu kì hoạt động kinh doanh… từ đó đánh giá hiệu quả kinh doanh chung của ngân hàng.

Xác định việc tăng trưởng phải đi liền với chất lượng nên trong những năm qua bên cạnh việc khuyến khích tăng trưởng dư nợ nói chung và dư nợ đối với DNVVN nói riêng, SeABank cũng rất quan tâm đến chất lượng của hoạt động cho vay đối với DNVVN. SeABank đã tích cực trong việc xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu. SeABank cũng đã từng bước hoàn thiện quy trình thẩm định cho vay đối với DNVVN, thành lập các phòng ban chuyên trách xử lý nợ quá hạn, tiến hành các biện pháp thu nợ, xử lý nợ nên tỷ lệ nợ xấu luôn được duy trì ở mức an toàn và thấp hơn so với tỷ lệ do Ngân hàng nhà nước quy định. Chi tiết tình hình nợ quá hạn và nợ xấu đối với DNVVN tại SeABank được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.8. Tình hình nợ quá hạn tại SeABank

Đơn vị: tỷ đồng Chi tiêu 2008 2009 2010 2011 Tổng số Tổng số TH 09/08 Tổng số TH 10/09 Tổng số TH 11/10 Dư nợ DNVVN 1.441 2.118 147% 5.128 242% 5.414 106% Tổng nợ quá hạn 641 782 122% 852 109% 2.331 274% Nợ quá hạn DNVVN 110 174 158% 244 140% 553 227% Nợ nhóm 1 67 104 156% 151 145% 298 198% Nợ nhóm 2 24 38 158% 61 159% 138 227% Nợ nhóm 3 10 17 176% 17 98% 77 454% Nợ nhóm 4 4 5 136% 10 187% 20 210% Nợ nhóm 5 3 9 316% 5 56% 18 374% Nợ QH DNVVN/tổng dư nợ DNVVN (%) 7.63 8.21 4.75 10.21 Nợ QH DNVVN/Tổng nợ quá hạn (%) 17.15 22.24 28.59 23.71

Nợ quá hạn qua các năm đều tăng và tăng rất mạnh trong năm 2011. Cụ thể nợ quá hạn năm 2008 mới chỉ là 641 tỷ đồng, năm 2009 tăng lên thành 782 tỷ đồng, tốc độ tăng 122%; năm 2010 tăng thêm 9% so với năm 2009 đạt 852 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2011 tăng 174% so với năm 2010 và đạt 2.331 tỷ đồng.

Nợ quá hạn đối với DNVVN cũng phản ánh xu hướng tăng liên tục qua các năm từ 2008 đến năm 2011. Qua 4 năm từ 2008 đến 2011, nợ quá hạn DNVVN tăng từ 110 tỷ đồng lên 553 tỷ đồng, tức là đã tăng 5 lần. Tuy nhiên nếu nợ quá hạn đối với DNVVN năm 2009 tăng 1,4 lần so với năm 2008, năm 2010 tăng 1,5 lần so với năm 2009 thì riêng năm 2011 tăng 2,3 lần so với năm 2010. Như vậy có thể thấy rằng trong 4 năm từ 2008 đến 2011, năm 2011 nợ quá hạn đối với DNVVN tăng mạnh nhất. Điều này cũng phản ánh thực trạng nợ quá hạn tăng đáng kể trong năm 2011, mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng vay vốn nói chung và DNVVN nói riêng giảm sút, dẫn đến khả năng thanh toán, trả nợ cho ngân hàng gặp nhiều khó khăn, và nợ quá hạn xảy ra là hoàn toàn hiểu được.

Trong cơ cấu nợ quá hạn đối với DNVVN, nợ quá hạn nhưng vẫn được xếp vào nợ nhóm 1 chiếm tỷ trọng cao nhất, từ 55% đến 67%, tiếp theo là nợ quá hạn nhóm 2 chiếm từ 18% đến 25%, nhóm 3 chiếm từ 7% đến 14%, còn lại là nợ quá hạn nhóm 4 và nhóm 5. Nợ quá hạn nhóm 1 chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ quá hạn là do các doanh nghiệp được xếp vào nhóm này là những doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời trong hoạt động kinh doanh. Về cơ bản, khả năng trả nợ của các doanh nghiệp thuộc nhóm này vẫn là tốt.

Để xem xét tỷ lệ nợ quá hạn DNVVN/tổng dư nợ DNVVN và tỷ lệ Nợ quá hạnDNVVN/Tổng nợ quá hạn, ta quan sát hình vẽ dưới đây:

Tỷ lệ nợ quá hạn DNVVN/Tổng nợ quá hạn tăng liên tục từ năm 2008 đến 2010, cụ thể tăng từ 17,15% năm 2008 lên 28,59% vào năm 2010, tuy nhiên đến năm 2011 thì tỷ lệ này giảm chỉ còn 23,71%. Nợ quá hạn và nợ quá hạn DNVVN trong năm 2011 đều tăng so với năm 2010 nhưng tốc độ tăng chậm hơn năm 2010 là nguyên nhân của điều này.

Tỷ lệ nợ quá hạn DNVVN/Tổng nợ quá hạn lại cho thấy một xu hướng khác. Tỷ lệ này tăng nhẹ từ 7,63% năm 2008 lên 8,21% năm 2009 rồi giảm mạnh trong năm 2010 chỉ còn 4,75%. Nhưng không giữ được xu thế này, tỷ lệ này lại tiếp tục tăng mạnh lên thành 10,21% năm 2011. Như vậy có thể thấy rằng nợ quá hạn DNVVN có tốc độ tăng mạnh hơn so với tổng nợ quá hạn đã dẫn đến tỷ lệ này gia tăng đột ngột trong năm 2011. Điều này thực sự sẽ gây nhiều khó khăn ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay và từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng sẽ phải bỏ nhiều chi phí cho việc trích lập dự phòng rủi ro cho vay, các chi phí về xử lý nợ và đòi nợ sẽ tăng lên. Mà thực tế thì để xử lý được nợ rất phức tạp vì các thủ tục phát mại tài sản để thu hồi gốc và lãi phải được thực hiện qua cơ quan tòa án và thi hành án.

Bảng 2.9. Tình hình nợ xấu tại SeABank

Đơn vị: tỷ đồng Chi tiêu 2008 2009 2010 2011 Tổng số Tổng số TH 09/08 Tổng số TH 10/09 Tổng số TH 11/10 Nợ xấu 154 180 117% 372 207% 544 146% Nợ xấu DNVVN 19 29 150% 71 249% 127 178% Dư nợ DNVVN 1.441 2118 147% 5128 242% 5.414 106% Nợ xấu DNVVN/tổng dư nợ DNVVN (%) 1.32 1.35 1.39 2.34 Nợ xấu DNVVN/Tổng nợ xấu (%) 12.35 15.89 19.16 23.29

(Nguồn: Báo cáo Phòng Tổng hợp SeABank giai đoạn 2008 – 2011)

Nhìn vào bảng số liệu trên cho ta thấy nợ xấu nói chung và nợ xấu DNVVN có xu hướng tăng lên qua các năm. Trong năm 2011, rất nhiều các khách hàng và DNVVN vay vốn từ những năm trước đó gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất

kinh doanh, nguồn thu giảm mạnh ảnh hướng đến khả năng thanh toán, dẫn đến các khoản nợ bị chuyển sang nợ quá hạn và nợ xấu. SeABank đã dành nhiều chi phí cho việc quản lý và thu hồi nợ xấu. Các thủ tục phát mại tài sản diễn ra chậm, nhiều tiêu cực đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thu hồi nợ của các ngân hàng nói chung và SeABank cũng không là ngoại lệ. Hầu hết những khoản vay của các khách hàng vay vốn nói chung và DNVVN nói riêng đều có tài sản đảm bảo nên hầu như khả năng mất vốn ít xảy ra, tuy nhiên để thu hồi được toàn bộ hoặc một phần nợ vay,

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (2) (Trang 45)