Giọng điệu ngậm ngùi, nuối tiếc, xót xa

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ truyện ngắn bảo ninh (Trang 109 - 124)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.2.1. Giọng điệu ngậm ngùi, nuối tiếc, xót xa

Đứng trước sự xô bồ của cuộc sống hậu chiến, Bảo Ninh rất ít khi phản ánh cuộc sống hiện đại mà chủ yếu miêu tả cuộc sống và con người quá khứ từ cái nhìn hiện tại. Nhân vật trong truyện ngắn Bảo Ninh lưu giữ những kỉ niệm của quá khứ để rồi khi gặp lại, nhân vật không khỏi xúc động nghẹn ngào xen lẫn sự nuối tiếc, xót xa.

“Tôi” trong truyện ngắn Hà Nội lúc không giờ nghẹn ngào, xúc động không thốt nên lời khi gặp lại người xưa sau ba mươi tư năm xa cách. Kỉ niệm về “mối tình đầu không có thật của thằng bé mười ba tuổi” ngây thơ trong sáng ngày nào với chị Giang nơi căn nhà số bốn thân yêu. Giờ gặp lại có cái gì đó “đau thắt”, nghẹn ngào: “Cuộc đời tôi. Cuộc đời chị. Thì cũng như cuộc đời của bao người thôi trên đất nước này những chục năm qua, mà sao nhắc lại trái tim cứ đau thắt lại thế này” [60,136]. Hồi tưởng về những kỷ niệm xưa, giọng “tôi” như có cái gì đó tiếc nuối, xót xa bởi “gần trọn quãng đời trai trẻ của (…) không hề được hưởng tình yêu” [60,141]. Mãi tận sau này, “tôi mới nhận ra rằng những tội lỗi trong mơ ngày đó chính là hình bóng của mối tình đầu không có thật của tôi”. Dù đó là mối tình không có thật nhưng nó đã “góp phần soi rọi tâm hồn tôi, giúp tôi vững tinh thần, và có lẽ một phần nhờ thế mà rốt cuộc tôi đã sống sót trở về”. Nó “tiếp tục là một trong những nguồn sáng giúp tôi từ sau ngày trở về biết yên lòng vui sống, biết vững tâm mà mạnh dạn vượt qua được những năm dài giao lao thời hậu chiến” [60,142]. Chính thứ tình cảm thiêng liêng ấy đã làm cho “tôi” cảm thấy ấm áp khi được ở bên Giang. Anh như được sống lại với những kỷ niệm đẹp, với bạn bè, với tình yêu của tuổi thơ.

Tình yêu người lính thiêng liêng và xúc động xiết bao. Trên đất nước này đã có vô vàn người lính sống bằng niềm tin, niềm hi vọng mạnh mẽ như vậy. Nó là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt tâm hồn người lính, giúp họ vượt qua mọi trở ngại cho đến ngày toàn thắng, vượt qua cuộc sống xô bồ phức tạp hiện tại. Bảo Ninh đã tạo ra một thứ giọng điệu đầy xúc cảm khi kết thúc câu chuyện: “Bởi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vì thời gian càng nhích sâu vào trời khuya đến với ngày mai thì chúng tôi càng về gần hơn với Hà Nội những đêm xưa, với Hà Nội trong vắt lúc không giờ. Về gần hơn với bạn bè một lửa bên trời, về gần hơn với tình yêu ban đầu, về gần hơn với tuổi thơ non dại. Sinh ra, lớn lên, rồi làm lụng, rồi chiến đấu và hi sinh cho thành phố này, thế hệ chúng tôi được hưởng phép màu của nó, trở thành một thế hệ mãi mãi tuổi thanh xuân của một thành phố trẻ trung vĩnh hằng” [60,143].

Câu chuyện trong Thời tiết của kí ức là quá khứ trớ trêu đã khiến cho tác phẩm cảm động, gây xúc động lòng người. Nuối tiếc về một tình yêu thầm lặng, hối hận khi chọn nhầm đường đã khiến Phúc day dứt khôn nguôi. Phúc hồi tưởng về tình yêu và cuộc đời mình bằng giọng kể buồn man mác với tâm trạng day dứt ân hận. Ở tù với Phúc là quãng thời gian vô nghĩa bởi tình yêu đã mất. Mặc dù phải sống trong trại cải tạo là quãng thời gian “ngồi bóc lịch nhưng Phúc chẳng đếm ngày tính tháng. Mười năm hay mười lăm năm, chung thân cũng vậy cả thôi, ngày lại ngày trôi qua, ý niệm thời gian rơi rụng” [60,313]. Phúc hầu như vô cảm trước tự do, trước sự chảy trôi của cuộc đời. Tạo nên giọng điệu ngậm ngùi, nuối tiếc, xót xa là sự hồi tưởng chậm buồn miên man của ông Phúc. Những nỗi niềm tưởng như đã được chôn giấu kỹ nhưng lại lần lượt hiện hình, “dằng dặc và chậm rãi”. Non bốn chục năm qua, con người ấy đã sống không yên với những lầm lẫn thời trẻ. Với ông, tất cả trở nên vô nghĩa. Thật xót xa làm sao khi con người sống mà mất hết ý niệm sống! Bảo Ninh đã rất thành công khi khắc họa những tổn thương về tinh thần người lính sau chiến tranh. Truyện ngắn của ông thể hiện sâu sắc bi kịch của người lính hậu chiến: người thì đau đớn với những di chứng chiến tranh, người thì day dứt khôn nguôi với quá khứ, người trở về với cuộc sống đời thường nhưng không sao hòa nhập được, người thì nuối tiếc với tình yêu không thành… Tất cả tạo nên giọng điệu ngậm ngùi, nuối tiếc, xót xa, day dứt. Nó khiến cho người đọc ám ảnh khôn nguôi.

Trong truyện ngắn Lá thư từ Quý Sửu, nỗi ân hận pha lẫn sự nuối tiếc về việc bỏ lỡ một lá thư đã khiến “tôi” sau bao năm vẫn còn day dứt: “Từ bấy tới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nay, thời gian mất đi đã nhiều năm nhưng nỗi đau Quý Sửu vẫn mãi còn như một hạt sạn trong ký ức tôi… và dù là trong mơ mà lòng lại nhói đau khi gặp lại anh em đồng đội đã khuất” [60,290]. Những ấn tượng tốt về Duy - người bên kia chiến tuyến, mãi in dấu trong tâm hồn “tôi”. Năm tháng qua đi, “sự khủng khiếp và lòng căm thù” giữa những con người thuộc hai đầu chiến tuyến không còn nữa nhưng “nỗi buồn thương” vẫn hiện hữu trong tâm hồn mỗi người. Cái chết của Duy – một kẻ thù nhưng đã khiến “tôi” lặng người đi trong sự xúc động: “Giật bắn mình, tôi lùi bước lại. Thiếu úy Duy! Đầu nghẹo về một bên vai. Mắt mở, máu ứa ra ở mép” [60,289].

Đến với truyện ngắn Bảo Ninh, người đọc không thể không xót xa trước những hình ảnh người lính chịu di chứng của chiến tranh trong Rửa tay gác kiếm. Những người lính trở về may mắn hơn những người đã “mãi mãi tuổi hai mươi”. Nhưng liệu họ có được hạnh phúc trọn vẹn với sự trở về ấy khi mà hằng đêm, họ phải sống trong những giấc mơ đau đớn và ám ảnh về sự tàn phá của chiến tranh, về cái chết của đồng đội và cả kẻ thù… Những tưởng “nước mắt để dành cho ngày gặp mặt đã khóc cạn với nhau rồi vào giờ phút tuyệt đỉnh đời người, giờ phút đất rộng trời cao lòng người nhập một ấy, lạ sao bây giờ lại tràn mi, nóng rực và nhói đau như kim châm trong lòng mắt” [60,196]. Sự trở về của người lính không chỉ có niềm vui và hạnh phúc mà có cả nỗi đau. Nỗi đau ấy là sự mất mát tuổi trẻ và tình yêu. Ta không khỏi ngậm ngùi trước số phận người lính trong và sau chiến tranh. Giọng điệu ngậm ngùi, nuối tiếc, xót xa là kết quả của việc phản ánh chiến tranh dưới cái nhìn của cá nhân đặt trong số phận của từng con người. Dù có oanh liệt, hào hùng đến mấy thì với những người từng xung trận, chiến tranh vẫn là sự tàn khốc vô cùng. Bảo Ninh không lên án, không phê phán dữ dội mà chỉ xót xa, nuối tiếc ngậm ngùi cho sự trả giá cho hòa bình. Giọng điệu này cũng tràn ngập trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh tạo nên âm hưởng buồn thương, ngậm ngùi triền miên. Đúng như tên gọi của nó, nỗi buồn tràn ngập tác phẩm: nỗi buồn tình yêu, nỗi buồn chiến tranh, nỗi buồn về sự sáng tạo nghệ thuật, buồn về những gì đang diễn ra trong hiện tại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Giọng điệu ngậm ngùi, nuối tiếc, xót xa còn được thể hiện khi phản ánh những góc khuất, những nỗi đau không dễ thổ lộ. Đó là sự xót xa của “tôi” ( ẩn của làn nước) khi không cứu được vợ và con mình mà cứu và nuôi con người khác. Đó là sự ngậm ngùi của Tân (Gọi con) khi khám phá ra bí mật trong chiếc hòm mẹ anh để lại, hiểu được tâm trạng đau buồn khi mẹ anh còn sống. Hay đó chỉ là nỗi ân hận, nuối tiếc về những hành động nông nổi bồng bột thời trẻ của “tôi” (Tấn) trong Mối ngờ, của “tôi” trong Thách đấu. Hoặc là tâm trạng buồn man mác của những người lạc lõng trước cuộc sống hiện tại (tâm trạng của “tôi” trong các tác phẩm: Ngôi sao vô danh, La Mác – xây – e, của người mẹ trong Chuyện xưa kết đi, được chưa? ...).

Lựa chọn giọng điệu ngậm ngùi, nuối tiếc, xót xa để miêu tả những số phận, những bi kịch của người lính đã giúp Bảo Ninh dễ dàng thể hiện tình cảm của mình. Ông viết bằng cả sự thôi thúc mãnh liệt trong tâm hồn và như bằng chính nỗi đau đang dằn vặt, day dứt, vò xé tâm can về cuộc sống, con người và thân phận người lính. Điều này tạo nên gương mặt Bảo Ninh - một gương mặt không dễ lẫn trong rất nhiều nhà văn viết về chiến tranh thời hậu chiến.

3.3.2.2. Giọng điệu lạnh lùng, khách quan

Trong nền văn học dân tộc, Nam Cao nổi tiếng với việc sử dụng giọng điệu khách quan, lạnh lùng “khi miêu tả tường tận mọi chi tiết về cuộc sống u ám, tăm tối đói nghèo và tàn nhẫn của xã hội Thực dân nửa Phong kiến – một cuộc sống bế tắc, quẩn quanh của những con người bất lực trước hoàn cảnh” [55,70]. Khi viết về đề tài chiến tranh trong quá khứ và cuộc sống con người hiện tại, Bảo Ninh cũng sử dụng giọng điệu này để thể hiện. Đó là giọng kể thâm trầm, chậm rãi, nhẹ nhàng mà đầy ám ảnh. Qua đó, nhà văn bộc lộ thái độ của mình.

Nếu các nhà văn trước 1975 thường né tránh những nỗi đau, những mất mát hy sinh, những tổn hại lớn lao do chiến tranh gây nên thì các nhà văn sau 1975 nói chung và Bảo Ninh nói riêng đã nhìn thẳng vào sự thật, tái hiện chân xác hiện thực chiến tranh mà mình đã từng trải nghiệm và chứng kiến. Ông miêu tả những cái chết, những mất mát hi sinh và cả sự tàn khốc của chiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tranh bằng một giọng văn lạnh lùng, khách quan trong cả truyện ngắn lẫn tiểu thuyết của mình.

Trên các trang viết của Bảo Ninh hiện ra những cái chết thật thương tâm của những người lính hậu cần (Trại “Bảy chú lùn”) – một sự hi sinh thầm lặng mà xiết bao đau đớn, cái chết đau đớn của Hải (Rửa tay gác kiếm) hay hàng loạt các tư thế, hỉnh ảnh chết chóc trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Người đọc như được chứng kiến cận cảnh trước một cái chết bị biến dạng của người lính quân bưu: “Thi thể anh bị đạn đại liên khoan toác ra những lỗ thủng lớn. Anh chết đã nhiều ngày, thân thể ngâm lâu dưới nước đã biến dạng và bị cá rỉa tung tóe” [60,205].

Bảo Ninh sử dụng giọng điệu lạnh lùng tưởng chừng như vô cảm khi miêu tả hậu quả chiến tranh tàn phá làng mạc và con người. Làng Diêm (Mùa khô cuối cùng) trong mưa bom bão đạn đã trở thành “một cái làng cô hồn”, “xiêu vắng”, đổ nát khiến nó “buồn ngắt, chơ vơ, nổi lên chìm lịm giữa bốn bề mênh mông thảo nguyên bao la quạnh vắng” [60,74]. Con người nơi đây “sau cả giờ chết chìm trong pháo bầy cấp tập, lại tiếp tục những lượt người tan xương nát thịt dưới trận mưa bom rền rền tới sáng” [60,80]. Vì vậy, đàn ông thì “què cụt, đui mù, bẹp dí”, đàn bà thì “rách rưới, rạc rài”, trẻ con thì “trần truồng, bụng ỏng, gầy giơ xương” [60,79]. Điển hình cho con người bị tàn phá bởi chiến tranh ở làng Diêm là Diệu Nương. Chiến tranh đã biến một cô gái yêu đời, trẻ trung xinh đẹp thành “thân tàn ma dại”. “Đêm đến, trong hỏa ngục rùng rợn, Diệu Nương bị vùi dưới núi xác chết. Hơn một ngày thở bằng hơi thở của các tử thi rồi cô mới được moi ra, trần truồng, bê bết máu đặc”. Từ đó, cô trở thành một kẻ điên dại, thành “đồ đĩ rạc”, “lúc điên ngấm ngầm, lúc lấp lửng điên, lang thang, vật vờ, nửa mộng du, lúc bột phát quay cuồng, mất trí” [60,81]. Đằng sau sự sống không bằng chết của Diệu Nương là một tâm hồn khao khát yêu thương, khao khát tự do đến cháy bỏng. Cô đã được sống trong tình yêu thầm lặng của Tuấn “mếu”. Cả hai đã dũng cảm bỏ đi để được đàn, được hát, được tự do. Tuy nhiên, cuộc chạy trốn của đôi tình nhân đã không thoát khỏi sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

truy lùng của mọi người. Bảo Ninh đã thuật lại cuộc săn lùng ấy bằng giọng điệu tỉnh táo, lạnh lùng. Kết thúc bi kịch tình yêu là cái chết của đôi bạn trẻ: “Sau bụi cây bị đạn băm, hai con người ấy quấn lấy nhau. Những vết đạn như càng vặn xiết hai cơ thể vào nhau. Vào chớp mắt cuối cùng, người đàn ông dường như đã cố gắng dùng thân mình đỡ đạn cho người đàn bà. Nhưng đạn khoan qua người họ. Ánh lửa từ bếp lấp loáng trên hai mảnh lưng trần”[60,103].

Bảo Ninh không ngần ngại gọi Diệu Nương là “đĩ rạc”, “vi trùng cái”, “giống đàn bà gốc ngụy”… Nhưng đằng sau cái vẻ lạnh lùng ấy là sự thương cảm cho thân phận một con người. Cũng bằng lối viết lạnh lùng sắc sảo, Nguyễn Huy Thiệp trong truyện ngắn Tướng về hưu đã phơi bày một hiện tượng chưa từng thấy trong văn học trước đó: Sự hoang mang và bất lực của một anh hùng trong chiến tranh trước thực trạng hỗn loạn của xã hội sau chiến tranh.

Nói đến sự nhẫn tâm vô cảm của con người với loài vật và với chính đồng loại mình, Bảo Ninh đã phơi bày sự độc ác của con người bằng giọng văn lạnh lùng đến chua xót. Bi kịch của con khỉ là một trong những tác phẩm như vậy. Tác giả miêu tả sự đối xử của con người với con khỉ ở vườn bách thú: Thoạt đầu chỉ là quên cho ăn “bỏ đói cố tình để hành hạ và chơi khăm” con khỉ tội nghiệp. Vấn đề là ở chỗ, con người “cực kì háo hức chờ xem con vật bị bạc đãi” một cách thích thú: Từ vỏ chuối, lõi ngô, giấy kẹo, lá bánh, những lời chửi rủa đến những thứ phi hữu cơ, tuyệt đối không tài nào xực nổi: mẩu xà phòng, cục nhựa đường, đầu mẩu thuốc lá… Bọn nhãi ranh bắn sung cao su, thổi xì đồng, và chĩa “bòi” tia vào chuồng. Theo gương bọn trẻ, bọn người lớn biến chuồng khỉ thành toa - lét công cộng. Chẳng ai có ác ý, người ta chỉ giải trí, chỉ tò mò xem xét, đánh giá sức chịu đựng của một giống động vật bà con gần với giống người” [60,37]; “Tai ác hơn, tôi thấy một chị mang chuối ra dử, từ từ bóc vỏ, từ từ nhá cho con vật đang đói liệt chết thèm…”. Tất cả những trò đểu cáng nhằm hành xác khỉ con ấy khiến cho nó phải sống lay lắt trong sự khủng bố của dạ dày, trong không khí hôi thối kinh tởm. Lở loét, trụi lông, nó nằm bẹp trên chuồng nhớp nhúa… Bằng giọng lạnh lùng, khách quan, Bảo Ninh đã phê phán

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lên án sự dửng dưng, vô cảm của con người. Đây không chỉ là bi kịch của con khỉ mà còn là bi kịch đau đớn của con người khi mà trong xã hội hiện đại, sự vô cảm, thú tính tràn ngập. Tác phẩm gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh về nhân tính con người trước đồng loại. Mặc dù được miêu tả bằng giọng lạnh lùng, khách quan nhưng ẩn chứa đằng sau đó là nỗi đau, là niềm trăn trở của tác giả về một hiện tượng xã hội đang rất phổ biến hiện nay.

Sương Nguyệt Minh cũng phơi bày sự độc ác, nhẫn tâm của con người trong truyện ngắn Nơi hoang dã đồng vọng bằng giọng văn lạnh lùng, gai góc.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ truyện ngắn bảo ninh (Trang 109 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)