Nhân vật với những góc khuất của con người cá nhân

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ truyện ngắn bảo ninh (Trang 50 - 55)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.1. Nhân vật với những góc khuất của con người cá nhân

Trong văn học sau 1975, quan niệm nghệ thuật về con người xuyên suốt, nổi bật là quan niệm về con người cá nhân. Nhìn nhận con người trong cuộc sống đầy thăng trầm, biến động, Bảo Ninh đã hướng tới con người cá thể với giọng nói riêng, tính cách riêng. Mỗi con người một số phận với niềm đau và hạnh phúc riêng trong cảm nhận về thực tại... Tất cả hiện lên trang sách như nỗi ám ảnh về một quá khứ đầy đau thương nhưng rất đỗi anh hùng.

Trong giai đoạn 1945 - 1975, do yêu cầu của văn học thời chiến tranh, con người cá nhân chưa được đề cập đúng mực. Con người được nhìn nhận, đánh giá trước hết và chủ yếu ở quan hệ với số phận của dân tộc, của nhân dân, của cách mạng. Một thời kỳ đúng như nhận định của Chế Lan Viên: “những năm đất nước có chung tâm hồn, có chung khuôn mặt, nụ cười tiễn đưa con, nghìn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bà mẹ như nhau”. Cuộc sống cá nhân riêng tư của mỗi người phải thu hẹp lại đến tối thiểu, nhường chỗ cho đời sống chung của tập thể, của cả dân tộc.

Từ sau 1975, nhất là những năm 80 đến nay, người lính dưới góc nhìn con người cá nhân được quan niệm đúng đắn và có chiều sâu hơn, đặc biệt là ở truyện ngắn. Bằng nhiều cách khám phá và thể hiện độc đáo, truyện ngắn đã khắc họa chân dung con người cá thể một cách sinh động, sâu sắc và đa chiều. Mặc dù mỗi nhà văn một quan niệm riêng về con người: con người tự ý thức của Nguyễn Minh Châu, con người trần tục của Nguyễn Huy Thiệp, con người bản năng của Dạ Ngân, Phạm Hoa... nhưng đều là những dạng thức của con người cá thể. Trong truyện ngắn Bảo Ninh nổi bật kiểu nhân vật tự thú và sám hối, thể hiện những góc khuất của con người trong và sau chiến tranh.

Bảo Ninh kể về những góc khuất ở hậu phương, những “chuyện xưa” chưa ai biết về những số phận con người trong cuộc chiến. Ở truyện ngắn Hữu khuynh, ngoài nhân vật Tư “tay chiêu”, Bảo Ninh còn khắc hoạ nhân vật Ngà với những uẩn ức không dễ thổ lộ. Ngà là con gái của gia đình có cha và anh trai vốn là sĩ quan ngụy. Cô yêu Tư và đã từng là cơ sở chắc chắn cho Tư trong kháng chiến nhưng cuối cùng cô đã bán đứng anh chỉ vì không chịu nổi đòn thù của kẻ ác ôn. Trở về sau chiến tranh, mặc dù vẫn còn yêu nhau tha thiết nhưng hai người không đến được với nhau chỉ vì những thành kiến đã ăn sâu vào tiềm thức. Riêng Ngà, cô phải mang tiếng là kẻ phản bội cùng bao lời thoá mạ (“chó săn”, “con điếm một trăm lẻ thằng vầy”…). Nhân vật chính trong truyện là Tư song nỗi niềm để lại trong lòng người đọc vẫn là số phận của Ngà. Câu chuyện đáng để suy ngẫm và phải suy ngẫm nhiều, bởi cuộc chiến không chỉ là vầng hào quang cho mọi thân phận con người.

Xây dựng nhân vật Mộc trong Trại “Bảy chú lùn”, Bảo Ninh đã xoáy sâu vào nỗi đau lẩn khuất trong tâm hồn mỗi người lính: khao khát yêu và được yêu. Thế nhưng, anh yêu mà không dám thổ lộ. Do hoàn cảnh, hai con người cô độc được sống cạnh nhau, chăm sóc cho nhau: “thương nhau, gần gũi nhau là thế” nhưng hai con người ấy vẫn là hai thế giới. Khi Huy còn sống, chứng kiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tình cảm giữa Huy và Nga khiến Mộc cảm thấy “giữa tôi và Huy, ai buồn hơn, khó mà biết được” [58,76]. Mộc chứng kiến người mình yêu thương “phải rách rưới đến mức hở hang” mà lòng anh se sắt. Chỉ khi bất chợt anh lén ngắm Nga “như nuốt lấy cô”, Mộc mới thấy được an ủi phần nào. Nhưng đó là hạnh phúc hay đau khổ anh cũng chẳng biết nữa. Tình yêu của Mộc với Nga là một mối tình câm lặng và đớn đau. Nó câm lặng như cuộc sống mòn mỏi, cô đơn của Mộc vậy. Cay đắng hơn, anh chứng kiến người mình yêu yêu và sinh con với người khác. Nhưng cũng chính đứa con ấy lại là sợi dây gắn kết giữa hai người. Họ bàn bạc tranh luận và cãi nhau, giận dỗi nhau xung quanh chuyện kiêng khem, chuyện đồ ăn thức uống cho con bé. Chỉ thế thôi cũng đã khiến cho Mộc cảm thấy “hạnh phúc tột đỉnh”. Và rồi Nga lại ra đi. Mộc van xin cô ở lại. Anh chấp nhận tất cả để được ở bên cạnh Nga. Mộc nuôi con của Nga với hy vọng một ngày nào đó cô sẽ trở về. Thế nhưng Nga đã “không một lần trở lại” còn Mộc thì vẫn một mình cô độc nơi góc rừng kia.

Cùng nỗi đau như Mộc, nhân vật „tôi” trong truyện Bí ẩn của làn nước

không thể quên được điều bí ẩn của riêng mình. Năm tháng qua đi, thời gian như dòng sông trôi chảy, chiến tranh vẫn là nguyên cớ của nhiều nỗi đau. Với nhân vật “tôi”, đó là nỗi đau khổ thường trực, triền miên không thể nói nên lời. Nó ở trong tận cùng tim anh, trong sự mất mát vô bờ - trong định mệnh oái oăm. Bảo Ninh đã chớp lấy một khoảnh khắc đau buồn do chiến tranh gây ra, tạo nên một tình huống đầy bi kịch. Trong cơn hoạn nạn của “đại hồng thủy”, nhân vật “tôi” không thể cứu được vợ con mình mà là đứa con của người khác. Không ai biết, chỉ có anh và dòng nước biết, sự nhầm lẫn của số phận và nỗi đau âm thầm chảy trong huyết mạch của anh: “Thời gian, năm tháng cứ trôi, dòng sông và lịch sử, tất cả đểu đổi thay nhưng mà niềm đau của đời tôi thì khôn nguôi bởi ấy là một niềm đau không thể nói nên lời” [60,34]. Anh đau đáu nỗi nhớ thương vợ con bởi tình yêu anh dành cho họ quá đỗi thiêng liêng.

Đặc trưng nổi bật của truyện ngắn cách mạng là ít viết về nỗi đau, sự ly biệt. Còn ở truyện ngắn Bảo Ninh, chiến tranh đã khiến cho tình yêu lứa đôi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

không được vẹn tròn. Tình yêu trong truyện ngắn Bảo Ninh thấm đượm nỗi bi thương, đau khổ trong hoàn cảnh chiến tranh. “Tôi” trong Hà Nội lúc không giờ

luôn sống mãi với mối tình đầu không có thật của mình với người con gái hơn tuổi. Thời tiết của ký ức là sự khắc khoải về năm tháng không được sống cùng nhau của Phúc và Quỳnh... Mỗi câu chuyện thể hiện một bi kịch tình yêu khác nhau. Hầu hết tình yêu trong sáng tác của Bảo Ninh là một nỗi buồn. Tất cả đều là sự ngoái lại đăm đắm xót xa của con người hậu chiến.

Truyện ngắn Hà Nội lúc không giờ mang đến một câu chuyện của người lính thời hậu chiến khi trở về căn nhà số bốn thân yêu với bao niềm xúc động. Trong sự hồi tưởng của nhân vật “tôi”, hình ảnh những người bạn thân thiết (Chị Giang, Pét xồm, anh Trung, hoạ sĩ Năm Tín) và hình ảnh những đứa trẻ nghèo chung vui đó Tết hiện lên rõ nét. Đặc biệt, những rung động đầu đời của “tôi” với chị Giang khiến người đọc xúc động. Chiến tranh khiến cho họ phải xa nhau. Tận sau này, “tôi hiểu ra rằng những tội lỗi trong mơ ngày đó (“tôi” mơ thấy được ôm Giang trong vòng tay để chạm vào đôi môi, hít thở hương thơm từ làn da và mái tóc chị - NTC) chính là hình bóng của mối tình đầu không có thật” của mình. Mối tình không có thật ấy thậm chí đã chiếm “gần trọn quãng đời trai trẻ của tôi”. Một thứ cảm xúc như trẻ con ấy lại có sức ám ảnh gần hết cuộc đời một con người! Đó là tình cảm len lỏi tận sâu thẳm tâm can người lính năm nào. Thậm chí, đến tận những năm sau chiến tranh anh mới nhận ra. Bi kịch tình yêu trong truyện ngắn Bảo Ninh là như vậy! Có điều gì đó thật xót xa trong tâm hồn người lính hậu chiến. Phải chăng, đây là sự thấu hiểu về thân phận tình yêu trong chiến tranh? Điều này đã được thể hiện rõ nét trong cuốn tiểu thuyết làm nên tên tuổi nhà văn – Nỗi buồn chiến tranh. Đúng như nhà văn Nguyễn Quang Thiều nhận xét: Sáng tác của Bảo Ninh “đã chạm vào mẫu số chung của nhân loại – đó là câu chuyện của thân phận, của mất mát, của tình yêu và chiến tranh”.

Nhằm thực hiện nhiệm vụ của Đảng, văn học phải trở thành công cụ tuyên truyền, khích lệ chiến đấu, là vũ khí sắc bén phục vụ cách mạng. Bởi vậy, văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

học 1945 - 1975 mang đậm sắc thái ngợi ca. Con người trong văn học là những anh hùng với nhiều phẩm chất sáng ngời. Những điểm yếu, những suy nghĩ riêng tư về cuộc chiến của con người không được đề cập đến. Trong truyện ngắn Bảo Ninh, chúng ta không chỉ thấy được hình ảnh người lính quân nhân với những phẩm chất thường thấy mà ở đó còn có những góc khuất con người cá nhân. Do vậy, hình tượng người lính hiện lên chân thực, đa chiều và toàn vẹn hơn.

Lá thư từ Quý Sửu là một câu chuyện gắn liền với một sự kiện sẽ trở thành niềm day dứt khôn nguôi trong tâm hồn người lính trong cái ngày đặc biệt ấy. Trong cuộc gặp gỡ sau đêm giao thừa, người lính cách mạng đã nhận lời đưa giúp một lính ngụy tên Duy lá thư cho ông chú ngoài Hà Nội. Khi đưa thư, Duy tha thiết mong anh hay xem qua nhưng người lính này đã không để ý đến. Và kết quả, đêm ấy quân ta bị đánh bại. Sau chiến tranh, người lính này giải ngũ, không tìm được người cần nhận thư nên anh đã mở thư ra đọc. Hoá ra, ngoài lá thư vắn tắt gửi cho người thân, người lính ngụy năm nào đã thông báo cho quân ta bí mật tác chiến của địch. Điều này khiến “tôi” day dứt khôn nguôi. “Nỗi đau từ Quý Sửu vẫn mãi còn là một hạt sạn trong ký ức” [60,290]. Đôi khi cái vô tâm hay thành kiến của con người đã để lại những hậu quả khôn lường. Những tình huống bi kịch như thế không phải chỉ xuất hiện trong chiến tranh mà nó có thể hiện hữu ở tất cả mọi nơi, mọi lúc, ở mọi con người trong cuộc sống.

Trong chiến tranh, biết bao người mẹ phải gánh chịu những nỗi đau quá lớn. Sự “ra đi mãi mãi” của con họ là những mất mát vô bờ . Sau chiến tranh, nỗi nhớ thương con và những nỗi đau không gì có thể bù đắp được cứ đeo bám và ám ảnh người mẹ đến khi từ giã cõi đời (Gọi con). Có mẹ sau ba mươi năm ngày giỗ của con mới được đi qua nơi con hy sinh, mong thắp cho con một nén hương tưởng nhớ (Ngàn năm mây trắng)…

Trong truyện ngắn Bảo Ninh, người đọc cảm nhận được cái nhìn mới của nhà văn về thân phận con người trải qua trận mạc hoặc sự mất mát của các cá nhân trong thời chiến. Ngòi bút Bảo Ninh thể hiện sự bi quan của cá nhân đối với cuộc chiến: Chiến tranh không chỉ có vinh quang hay đấu tranh vì chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghĩa mà chiến tranh là sự chết chóc, sự hủy diệt. Bảo Ninh đã đề cập đến những “chuyện xưa” chưa ai biết về số phận con người. Và cho dù nhiều người trở về sau chiến tranh không hề bị thương tích song vết thương trong lòng họ luôn rỉ máu. Những con người đã đi qua chiến tranh, trở về với cuộc sống hòa bình nhưng dường như họ không còn là mình nữa. Chiến tranh đã lấy đi của họ sự bình yên trong tâm hồn.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ truyện ngắn bảo ninh (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)