Khái niệm kết cấu

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ truyện ngắn bảo ninh (Trang 78 - 79)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Khái niệm kết cấu

“Kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định” [21,143].

Kết cấu là một yếu tố của hình thức nghệ thuật, “nhiệm vụ chủ yếu của kết cấu là tổ chức bố cục của cốt truyện thành các phần, chương, đoạn, lớp, cảnh một cách hợp lý; đồng thời bố trí, sắp xếp các chi tiết, các sự kiện thành các bộ phận hữu cơ của một quá trình phát triển biện chứng, và cái đích cuối cùng của quá trình đó vẫn là bộc lộ đặc điểm của tính cách nhân vật và khẳng định chủ đề tư tưởng tác phẩm. Ngoài ra, kết cấu còn bố trí, sắp xếp sự xuất hiện một cách hợp lý của các yếu tố ngoài cốt truyện như: lời nói đầu, lời nói cuối của tác giả, những đoạn bình luận trữ tình ngoại đề, những đoạn phụ đề, những bức tranh phong cảnh” [21,144].

Các nhà văn thường rất quan tâm đến mở đầu và đoạn kết khi viết truyện ngắn. Tsêkhốp nhấn mạnh: “Theo tôi, viết truyện ngắn, cốt nhất phải tô đậm cái mở đầu và cái kết luận”. Nhà văn Đỗ Chu đã từng chia sẻ với bạn đọc: “Còn như việc kết thúc một truyện ngắn, đó là hành động dễ gây xúc động đột ngột. Ta rất sung sướng nếu cảm thấy vừa khép kín một cái gì vừa hình thành. Và ta sẽ buồn bã biết bao nếu chợt nhận ra mình nhầm lẫn. Ở phút dừng lại, có thể biết những gì mình viết ra đã thành công đến đâu. Cái thú của người viết truyện ngắn có khi còn nằm ngay chỗ đó nữa” [72,92]. Trong truyện ngắn Bảo Ninh chúng tôi quan tâm đến cách mở đầu và kết thúc tác phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ truyện ngắn bảo ninh (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)