Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ở huyện Đồng Hỷ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông thôn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 86 - 89)

5. Bố cục của luận văn

4.1.2.Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ở huyện Đồng Hỷ

Cùng với các vấn đề kinh tế, phát triển đồng bộ các vấn đề xã hội từ dân số lao động, việc làm, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, văn hóa thể thao v.v... là yêu cầu để củng cố, nâng cao chất lượng NNL, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, nâng cao sức khỏe nhân dân cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy đầu tư cho phát triển NNL chất lượng cao được coi là nhân tố quyết định cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của huyện:

4.1.2.1. Giảm tình trạng lao động thiếu việc làm trong nông thôn, tiến tới đảm bảo đủ việc và nâng cao chất lượng việc làm

Đẩy mạnh công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, giảm tỷ lệ tăng tự nhiên dân số từ 1,49% thời kỳ 2005-2010 xuống 1,2% thời kỳ 2010-20120.

Bảng 4.1: Dự báo dân số và lao động

(ĐVT: 100 người, %) Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2020 % tăng BQ/năm 2010 2005 2010 2015 2020 2015 Dân số trung bình 657.349 716.282 802.138 930.000 2,3 2,3 3,0 - nguồn lao động 368.772 413.460 482.000 609.150 2,9 3,1 4,8 % trên dân số 56,1 57,2 60,1 65,5 - Lực lượng lao động 292.520 322.493 389.150 494.760 2,5 3,4 4,9 % trên dân số 44,16 44,6 48,5 53,2 - lao động có việc làm 276.430 330.305 372.650 481.760 2,3 3,8 5,25 - Lao động đang làm việc

trong các ngành kinh tế 214.879 252.653 299.500 380.900 4,1 3,4 4,9 - Lao động không có việc làm 16.090 19.188 16500 13.000

- Tỷ lệ lao động không có

việc làm(%) 5,5 5,95 4,24 2,5

Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Đồng Hỷ thời kỳ 2005-2020

79

+ Cùng với việc mở mang ngành nghề và phát triển sản xuất thì nhu cầu việc làm càng lớn. Dự báo số lao động cần việc làm đến năm 2020 là 382.400 người; do vậy phải chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế của huyện. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2010 - 2015 đạt 15 - 16%, trong đó: công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 19 - 20%/năm, khu vực dịch vụ tăng khoảng 17 - 18%/năm. Thời kỳ 2015 - 2020 mức tăng trưởng kinh tế 13%/năm trong đó công nghiệp- xây dựng tăng trên 15%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 20,6 triệu đồng.

4.1.2.2. Nâng dần tỷ lệ lao động qua đào tạo và điều chỉnh cơ cấu đào tạo hợp lý, phù hợp với nhu cầu xã hội.

+ Từ nay đến năm 2020, tập trung phát triển quy mô các cấp học, ngành học đi đôi với nâng cao chất lượng dạy và học. Phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học (trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề) vào năm 2020.

+ Kết hợp giáo dục phổ thông, dạy nghề với giáo dục đại học trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho thời kỳ phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, trong đó chú trọng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đảm bảo tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 40-45% trên tổng số lao động có việc làm. Xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Xây dựng và phát triển có trọng điểm các ngành công nghệ cao, ưu tiên công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa; xây dựng và phát triển nguồn lực con người đảm bảo khả năng tiép thu, ứng dụng và phát triển công nghệ hiện đại.

80

Bảng 4.2: Dự tính nhu cầu đào tạo mới

(ĐVT: 103 người) 2005-2010 2015-2020 Tổng số 18,8 23,0 1. Theo ngành - Công nghiệp+Xây dựng - Dịch vụ - Nông nghiệp 2. Theo trình độ: - Đại học, cao đẳng - Trung cấp

- Công nhân kỹ thuật

7,8 6,0 5,0 0,75 0,18 0,65 18,05 9,3 6,7 7,0 1,31 0,48 0,93 21,69

Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Đồng Hỷ thời kỳ 2005-2020.

4.1.2.3. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao, giá trị kinh tế và giá trị hàng hóa lớn. Tiếp tục đầu tư thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa nông sản có chất lượng cao và hiệu quả, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giá trị cao nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực (đất đai, lao động và nguồn vốn). Nâng cao giá trị sản xuất trên 1 đơn vị đất canh tác, đến năm 2015 tăng gấp 2,5 lần năm 2005 và năm 2020 gấp 1,5 lần năm 2015.

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trên cơ sở gắn kết chặt chẽ giữa 3 khâu: sản xuất - chế biến - thị trường trong sản xuất nông nghiệp. Phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa có năng suất và chất lượng cao. Chuyển đổi một cách cơ bản cơ cấu kinh tế nông thôn

81

theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Gắn quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn với công nghiệp hóa, đô thị hóa và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

Tạo việc làm phi nông nghiệp để giảm lao động trong nông nghiệp đến năm 2015 còn khoảng 213 nghìn lao động và 2020 còn khoảng 182 nghìn lao động lâm nông nghiệp chiếm 30% cơ cấu lao động xã hội.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông thôn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 86 - 89)