Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trong nông thôn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông thôn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 59 - 71)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2.Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trong nông thôn

3.2.2.1.Về mặt thể lực

Tầm vóc và thể lực của người Việt Nam nói chung của người dân Đồng Hỷ nói riêng trong những năm gần đây đã có sự tăng trưởng rõ rệt về chiều cao và cân nặng nhưng vẫn thua kém nhiều nước trong khu vực. Một so sánh cho thấy: chiều cao và cân nặng của trẻ em 15 tuổi - tuổi bắt đầu bước vào độ tuổi lao động, của Việt Nam là 147 cm, 34,3 kg; trong khi đó của Thái Lan là 149 cm, 40,5 kg; của ấn Độ là 155 cm, 49 kg; Nhật Bản là 164 cm, 53 kg.

3.2.2.2. Trình độ văn hóa của lực lượng lao động

Trình độ văn hóa là cơ sở rất quan trọng để nâng cao năng lực và kỹ năng làm việc của người lao động. Số lao động chưa biết chữ chiếm 1,43%, số lao động đã tốt nghiệp trung học phổ thông là 28,68%. Từ kết quả điều tra cho thấy rằng trình độ văn hóa nhìn chung ở vùng nông thôn vẫn còn rất thấp, số người chưa tốt nghiệp phổ thông trung học chiếm đến 71,84%/tổng số lao động tại các hộ (bảng 3.7).

Có sự khác biệt lớn về trình độ văn hóa giữa các vùng, lao động chưa tốt nghiệp các cấp ở vùng cao luôn thấp hơn nhiều so với lao động vùng trung du và vùng thấp. Cá biệt có những gia đình ở vùng cao không có thành viên nào đã tốt nghiệp tiểu học. Chính từ sự khác biệt về trình độ văn hóa giữa các khu vực sẽ dẫn đến hiệu quả sử dụng lao động và sự phân hóa mức sống, khoảng cách thu nhập chênh lệch ngày càng lớn.

52

Bảng 3.7: Cơ cấu trình độ văn hóa của lao động nông thôn

ĐVT: %

Chia theo trình độ Chung Theo khu vực

Vùng cao Trung du Vùng thấp

1. Mù chữ 1,43 2,94 0,62 0,65

2. Chưa tốt nghiệp tiểu học 16,36 29,43 6,87 12,18

3. Chưa tốt nghiệp THCS 27,1 25,29 35,02 21,15

4. Chưa tốt nghiệp THPT 26,43 20,58 33,12 26,28

5. Tốt nghiệp THPT 28,68 21,76 24,37 39,74

Cộng 100 100 100 100

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Số lao động trẻ hiện nay ở nông thôn chủ yếu bỏ học ở những lớp cuối cấp trung học cơ sở. Đáng chú ý là một số học sinh tốt nghiệp nhưng cũng không tiếp tục theo học do kinh tế gia đình khó khăn, các trường trung học phổ thông thường khá xa nhà. Ngoài ra do nhận thức của người dân chưa quan tâm đến vấn đề học tập của trẻ. Một số gia đình chưa khuyến khích con em phấn đấu học tập, chưa thấy hết lợi ích lâu dài của việc học tập sẽ quyết định đến tương lai của trẻ.

Lao động nông thôn nhất là với khu vực vùng cao, với trình độ học vấn thấp như hiện nay sẽ khó có thể ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và đời sống. Hàng năm Nhà nước dành nhiều khoản kinh phí để tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp, tổ chức các khóa đào tạo dạy nghề ngắn hạn cho nông dân. Để tiếp thu kiến thức giảng dạy thì người dân phải có kiến thức cơ bản để hiểu và ứng dụng được trong sản xuất. Có như vậy thì các chương trình dự án đào tạo mời đạt được mục tiêu nâng cao năng lực, kiến thức cho người dân và phát huy được hiệu quả đào tạo trong thực tiễn.

53

3.2.2.3. Trình độ chuyên môn kỹ thuật

Theo điều tra, số lao động đã được đào tạo chiếm tỷ lệ 16,39% so với lực lượng lao động. Trong số lao động được đào tạo, trình độ trung cấp chiếm đến 70%, công nhân kỹ thuật chỉ chiếm có 10%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ở khu vực vùng cao rất thấp và chỉ đạt 9,04%, trong đó số người có trình độ đại học là dưới 1%.

Bảng 3.8. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động

ĐVT: %

Theo khu vực Tỷ lệ lao động qua đào tạo

Chia theo cấp đào tạo

Tỷ lệ LĐ đang làm việc phù hợp với đào tạo Công nhân kỹ thuật Trung cấp Cao đẳng Đại học trở nên Vùng cao 9,04 6,66 73,35 13,33 6,66 20 Trung du 15,85 15,38 69,24 7,69 7,69 23,08 Vùng thấp 24,68 7,69 69,23 12,82 10,26 28,2 Cộng 16,39 10 70 11,25 8,75 25

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Trong số lao động được đào tạo trả lời phỏng vấn, chỉ có 25% cho rằng công việc họ đang làm phù hợp với ngành nghề đào tạo. Những người được làm đúng chuyên ngành đào tạo được bố trí làm việc tại các cơ quan nhà nước như giáo viên, công chức viên chức. Thực trạng lao động làm việc trái ngành, trái nghề không chỉ diễn ra ở khu vực thành thị mà đang là vấn đề bất cập ở cả trong khu vực nông thôn.

Có sự khác biệt tương đối lớn về trình độ được đào tạo của lao động giữa các khu vực. Khu vực vùng cao, số lao động được đào tạo chỉ đạt 9,04% trong tổng số lao động, khu vực trung du 15,85% và khu vực vùng thấp 24,68%. Có một xu hướng dễ nhận thấy là lao động qua đào tạo và lao động được đào tạo các ngành bậc cao giảm dần từ vùng cao xuống vùng thấp (bảng 3.8). Xuất phát từ trình độ văn hóa của vùng cao thấp hơn vùng trung du và

54 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vùng thấp nên số người có điều kiện tiếp tục theo học chuyên môn kỹ thuật rất ít. Đồng thời như phân tích về nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa trình độ văn hóa giữa các khu vực, điều kiện kinh tế của hộ gia đình quyết định đến vấn đề đầu tư nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật. Nếu gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, họ sẽ phải tính toán làm sao để giải quyết những nhu cầu vật chất trước mắt, cần thiết hơn việc đầu tư cho con cái học hành. Xét về mặt địa lý và điều kiện cơ sở hạ tầng thì lao động ở vùng trung du, vùng thấp có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin về giáo dục đào tạo. Họ cũng có nhiều cơ hội để lựa chọn ngành nghề đào tạo, đây làm một nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về trình độ giữa các vùng.

Chất lượng lao động nông thôn thấp và thiếu lao động kỹ thuật, số có kỹ thuật lại chưa được sử dụng đúng chuyên ngành đào tạo, vì vậy họ sẽ không thể phát huy khả năng, kiến thức chuyên môn đã được đào tạo. Thực trạng lao động có kỹ thuật vừa thiếu, vừa không đúng chuyên ngành ngoài nguyên nhân đầu tư cho giáo dục đào tạo thấp thì nguyên nhân do một số lao động sau khi đào tạo xong, họ đã tìm kiếm việc làm ở thành thị và sẽ không quay lại làm việc ở khu vực nông thôn nữa. Mặt khác thực tế hiện nay việc làm ở khu vực nông thôn chưa đa dạng, thiếu các cơ quan, doanh nghiệp có vị trí làm việc thích hợp để thu hút lao động có trình độ chuyên môn đến làm việc.

Trong một vài năm tới, với thực trạng chất lượng lao động thấp như hiện nay, các hộ khó có thể áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, thiếu kiến thức tổ chức phát triển kinh tế hộ gia đình. Vì vậy, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần phải đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho lao động ở khu vực nông thôn. Như vậy trình độ kỹ thuật của người lao động vừa là động lực để phát triển kinh tế hộ một cách bền vững, vừa là mục tiêu phấn đấu của hộ gia đình.

55

3.2.2.4. Thực trạng ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lao động sản xuất

Khả năng tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật của người dân có ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng lao động nông thôn. Qua thực tế ta thấy việc tiếp cận khoa học kỹ thuật còn rất hạn chế. Trong tổng số hộ được phỏng vấn về tình hình sử dụng công cụ lao động bằng máy móc và ứng dụng sinh học trong sản xuất kinh doanh cho kết quả như sau:

+ Số hộ thường xuyên sử dụng công cụ lao động bằng máy móc: 23,33%. + Số hộ thường xuyên ứng dụng công nghệ sinh học: 16%.

+ Số hộ sử dụng cả máy móc và công nghệ sinh học: 9,44%.

Số gia đình ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lao động sản xuất cũng không đồng đều giữa các vùng. Ở vùng trung du và vùng thấp tỷ lệ sử dụng máy móc và sử dụng công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống cao hơn các hộ ở vùng cao.

Số hộ sử dụng máy móc, cơ khí hóa trong sản xuất nông nghiệp còn rất ít do địa hình canh tác dốc, diện tích canh tác nhỏ hẹp rất khó sử dụng vận hành máy hiệu quả. Điều đáng nói là các thiết bị máy sử dụng ở trình độ thấp, bán thủ công, thiếu các máy móc sử dụng công nghệ hiện đại. Tập tục sản xuất lạc hậu theo phương pháp truyền thống vẫn còn tồn tại trong nhiều hộ dân. Nguồn kinh phí đầu tư mua máy móc còn thiếu là những nguyên nhân hạn chế khả năng ứng dụng tiến bộ KHKT trong lao động sản xuất.

3.2.2.5. Thực Trạng sử dụng nguồn nhân lực trong nông nghiệp nông thôn

- Tình trạng việc làm của lao động.

Để nghiên cứu thực trạng việc làm và giải quyết việc làm trong các hộ gia đình, đề tài tiến hành khảo sát tại các hộ gia đình với kết quả như sau:

56

Bảng 3.9: Lực lượng lao động của hộ

Chỉ tiêu Số lượng (Người) Cơ cấu (%)

Tổng số lao động 480 100,0

- Số lao động nam 220 45,8

- Số lao động nữ 260 54,2

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011

Lực lượng lao động nam có cơ cấu là 45,8% tương đương với 220 lao động, lực lượng lao động nữ chiếm 54,2% tương đương với 260 lao động. Do đặc điểm của lao động nam có sức lực và trí lực nhiều hơn nên với cơ cấu này lực lượng lao động của vùng điều tra là rất tốt.

- Lao động làm việc trong nông hộ.

Bảng 3.10: Lĩnh vực việc làm của lao động trong nông hộ

Chỉ tiêu Sô lượng

(Lượt người) Cơ cấu (%)

Tổng 2.285 100

Tham gia trồng trọt vụ xuân 518 22,67

Tham gia trồng trọt vụ thu đông 515 22,54

Tham gia nuôi thủy sản 73 3,19

Tham gia trồng rừng 238 10,42 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tham gia chăn nuôi 504 22,06

Đi làm dịch vụ NN 36 1,58

Tham gia SXKD phi NN của hộ 252 11,03

Làm thuê phi NN 142 6,21

Làm thuê NN nhưng ở xa 7 0,31

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011

Số lượt người tham gia vào các lĩnh vực lao động trong nông hộ được bố trí đều trên một số việc như: trồng trọt vụ xuân là 518 lượt chiếm 22,67%;

57

trồng trọt vụ thu động là 515 lượt chiếm 22,54%; tham gia công việc chăn nuôi có 504 lao động chiếm 22,06%; tham gia trồng rừng là 238 lao động chiếm 10,42%. Còn lại các việc mà lao động ít tham gia như: nuôi trồng thủy sản có 73 lao động chiếm 3,19%; làm thuê phi nông nghiệp 142 lao động chiếm 6,21%; đặc biệt lao động làm thuê nông nghiệp nhưng ở xã nhà là 7 người chiếm 0,31%.

- Thực trạng sử dụng thời gian lao động trong nông thôn. Quỹ thời gian lao động:

Tại 3 khu vực nghiên cứu, số ngày công làm việc bình quân rất khác nhau, cụ thể như kết quả tổng hợp tại bảng 3.11.

Bảng 3.11: Thời gian làm việc trong năm của lao động nông thôn

Chỉ tiêu Chung Theo khu vực Vùng cao Trung du Vùng thấp

1. Cơ cấu lao động chia theo thời

gian làm việc trong năm (%) 100 100 100 100

- Dưới 6 tháng 11,87 13,66 5,07 12,66

- Từ 6 tháng đến dưới 8 tháng 39,95 43,89 31,22 33,79 - Từ 8 tháng đến dưới 10 tháng 45,56 32,67 46,07 42,49

- Từ 10 tháng trở nên 13,19 9,78 17,64 11,06

2. Số ngày công làm việc bình

quân/năm 256 238 279 251

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

+ Khu vực vùng cao, ruộng đất của các hộ dân còn nhiều nhưng do chưa biết cách sử dụng nên nhiều nơi còn bị bỏ hoang, nhiều vùng đất chỉ gieo cấy được một vụ. Thời gian nhàn rỗi còn nhiều, người dân chưa tìm kiếm được thêm việc làm. Bình quân 01 lao động chỉ làm việc 256 ngày/năm.

58

+ Tại vùng trung du, số ngày công làm việc bình quân/năm cao nhất, bình quân 01 lao động làm việc 279 ngày/năm. Do vùng điều tra các hộ dân ngoài trồng lúa, mầu các hộ còn phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày. Tại khu vực điều tra, hầu hết các hộ dân đều dành một diện tích đất để đầu tư phát triển cây chè. Cây chè là cây chủ lực để phát triển kinh tế, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ chè chiếm khá nhiều thời gian của các hộ.

+ Khu vực vùng thấp do đất chật người đông, thời gian sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, nghề phụ chưa phát triển nên số ngày công bình quân chưa cao. Số lao động tìm kiếm thêm việc làm ngoài hộ cũng không ổn định. Bình quân 01 lao động chỉ làm việc 251 ngày/năm.

Nhân lực là một nguồn lực tham gia vào quá trình sản xuất, nếu không được sử dụng hiệu quả xét tổng thể xã hội sẽ gây lãng phí nguồn lực. Lãng phí nguồn nhân lực có thể hiểu là khoảng thời gian lao động không có việc làm hoặc có làm nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Thời gian lao động không được sử dụng cũng không thể tái chế hoặc thu hồi.

- Tình trạng thiếu việc làm:

Hiện nay lao động trong nông thôn có 2 dạng thiếu việc làm đó là:

+ Không có việc gì để làm: Nhiều hộ gia đình đông người nhưng ít ruộng đất, không có nghề phụ. Hàng năm họ chỉ có đủ việc làm vào các thời điểm mùa vụ như thời gian gieo mạ, cấy lúa, thu hoạch. Thời gian chăn nuôi, trồng và chăm sóc các cây trồng khác cùng không sử dụng hết thời gian của hộ. Như vậy còn nhiều thời gian trong năm họ rất thiếu việc làm.

+ Thiếu việc làm để tạo thu nhập cao: Một số lao động mặc dù có số giờ làm việc bình quân/ngày cao, nhưng hiệu quả kinh tế thấp. Họ sẵn sàng thay đổi việc làm nếu có công việc mới, có thu nhập cao và ổn định hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Ngoài ra có một số lao động thiếu việc do nguyên nhân chủ quan như lười lao động, sợ vất vả, ngại suy nghĩ tìm kiếm việc làm.

59

Bảng 3.12. Tổng hợp nhu cầu làm thêm của các hộ điều tra

Chỉ tiêu Chung Theo khu vực

Vùng cao Trung du Vùng thấp

1. Tỷ lệ số người có nhu cầu làm thêm (%)

27,96 29,62 20,3 33,07

2. Số giờ có nhu cầu làm thêm bình quân/ngày 2,43 (1,24) 2,3 (1,02) 1,17 (0,97) 3,76 (1,42) Ghi chú: Giá trị trong ngoặc là độ lệch chuẩn tại a = 0,1.

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

+ Tỷ lệ lao động có nhu cầu làm thêm là 27,96%.

+ Trong 3 khu vực, lao động vùng thấp có nhu cầu làm thêm cao nhất là 3,76 giờ/ngày. Như vậy thực trạng thiếu việc làm của lao động nông thôn còn diễn ra khá phổ biến.

Hiện nay có một điều rất đáng quan tâm là trong khu vực nông thôn hiện tượng dư thừa lực lượng lao động lớn. Như vậy sẽ có hai xu hướng là tạo việc làm tại chỗ và điều tiết lao động ra khỏi khu vực nông thôn. Xu hướng điều tiết lao động là giải pháp trước mắt khi tạo việc làm cho lao động nông thôn đang trở nên rất bức xúc. Nếu giảm được số lao động tại hộ, sức ép về việc làm trong hộ gia đình sẽ giảm, năng suất và hiệu quả lao động bình quân sẽ được nâng cao

- Sự chuyển dịch lao động trong các ngành kinh tế. + Ngành nông nghiệp

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp Đồng Hỷ đã dần đi vào ổn định và phát triển với nhịp độ ngày càng nhanh. Sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phương trong huyện đã bắt đầu chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa, mô

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông thôn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 59 - 71)