5. Bố cục của luận văn
3.1.3. Đánh giá chung về những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến sự phát
phát triển nguồn nhân lực
3.1.3.1. Những thuận lợi
-Huyện Đồng Hỷ là một huyện thuộc trung du miền núi, nên được rất nhiều chương trình dự án của Nhà nước cũng như tổ chức phi chính phủ đầu tư. Điều này đã tạo điều kiện cho các hộ nông dân có điều kiện áp dụng các tiến độ khoa học vào sản xuất, nâng cao năng lực, thay đổi hệ thống cây trồng và có giá trị sản lượng cao trên một đơn vị diện tích.
- Là huyện có vị trí địa lý liền kề với thành phố Thái Nguyên, gần các trung tâm kinh tế, văn hoá của tỉnh và gần các trường đại học, trung học kỹ thuật, trung tâm nghiên cứu khoa học của vùng, có điều kiện tiếp cận với khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới để phát triển. Rất thuận lợi cho các hộ nông dân trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất hàng hoá của mình.
- Đội ngũ cán bộ của huyện nhiệt tình, năng động, lực lượng lao động đông đảo, cần cù, chịu khó lao động. Họ làm việc không quản nắng mưa để làm giàu luôn luôn nghĩ cách gia tăng thu nhập cho gia đình và đóng góp cho sự phát triển kinh tế chung của huyện.
46
- Đất đai của huyện tương đối đa dạng, thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại nông, lâm nghiệp hàng hoá như chè, cây ăn quả... Mặt khác, diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn có thể mở rộng để phát triển trồng trọt.
- Hệ thống sông ngòi, kênh rạch, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống giao thông thuận tiện cho phát triển sản xuất hàng hoá. Đặc biệt nó là nhân tố quyết định cây trồng lâu năm, cây ngắn ngày và cây lâm nghiệp.
-Về giáo dục, đào tạo, y tế, thông tin liên lạc và các mặt kinh tế - xã hội khác đã và đang phát triển, đời sống người dân từng bước được cải thiện.
3.1.3.2. Những khó khăn
-Điểm xuất phát của nền kinh tế còn thấp kém, phần lớn các hộ nông dân còn sản xuất tự cung tự cấp. Các hộ sản xuất hàng hoá chủ yếu phát triển ở các xã vùng sâu do đó hệ thống cơ sở hạ tầng rất kém. Thu nhập của người dân còn thấp.
- Là huyện có nhiều dân tộc sinh sống, phần lớn dân cư có trình độ dân trí thấp, lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao, số người được đào tạo nghề còn ít, ngoài ra còn có nhiều phong tục tập quán lạc hậu, đã phần nào hạn chế khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ của người lao động.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng mặc dù đã được quan tâm và chú trọng xong ở các khu vực vùng sâu, vùng cao thì hệ thống này còn thiếu về số lượng, chưa đảm bảo về chất lượng. Hệ thống dịch vụ triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật như trạm giống cây trồng vật nuôi các cơ sở kỹ thuật khác chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đời sồng.