5. Bố cục của luận văn
3.3.2. Những thách thức, tồn tại
- Chất lượng nguồn nhân lực nông thôn hiện nay còn quá thấp. chủ yếu lao động chỉ đạt tình độ trung học cơ sở, tỉ lệ lao động được tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn và có bằng cấp là rất thấp. Ngành nghề và cơ cấu đào tạo đang mất cân đối. Số người có trình độ chuyên môn về lĩnh vực nông nghiệp làm việc trong khu vực nông thôn còn quá ít.
- Khả năng tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và đời sống của người dân còn nhiều hạn chế. Kỹ năng lao động sản xuất chưa có tính chuyên môn hóa. Nhận thức của người dân về các vấn đề kinh tế xã hội chưa thoát khỏi lối tư duy tiểu nông, sản xuất nhỏ.
- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vẫn còn ở mức cao, tình trạng trẻ em bỏ học sớm có tỷ lệ cao. Tốc độ gia tăng dân số nếu không kiểm soát kịp thời sẽ có nguy cơ bùng phát trở lại. Hoạt động rèn luyện thể dục thể thao của người dân chưa rộng khắp và chưa có chiều sâu.
74
nghiệp là chính. Nghề phụ trong nông thôn chưa phát triển, một số vùng có ngành nghề phụ hiệu quả kinh tế thấp, thị trường tiêu thụ hẹp, khả năng cạnh tranh kém, sản phẩm chưa đa dạng. Nhiều vùng nông thôn có lợi thế về nguyên liệu, sản phẩm phụ từ nông nghiệp nhưng chưa khai thác sử dụng để chuyển thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế. Chưa có nhiều làng nghề truyền thống có lợi thế cạnh tranh.
- Sử dụng nhân lực ở nông thôn nhìn chung chưa hiệu quả. Tình trạng thiếu việc làm diễn ra khá phổ biến ở khu vực nông thôn. Do hiệu quả công việc thấp nên nhu cầu làm thêm và chuyển đổi việc làm rất lớn. Lao động phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong lực lượng lao động, người dân có thu nhập chính từ sản xuất nông lâm nghiệp chiếm đa số.
- Chất lượng việc làm và hiệu quả kinh tế từ nông nghiệp đem lại không cao. Nếu thời gian tới tiếp tục duy trì số lao động làm việc trong ngành nông nghiệp như hiện nay thì khó có thể tăng năng suất lao động nông nghiệp. Những khó khăn trở ngại trong việc phát huy vai trò nguồn nhân lực
Trong bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn gặp phải không ít trở ngại. Phần lớn lao động nông thôn là chưa qua đào tạo. Điều đó hạn chế khả năng tiếp cận, tìm kiếm và tạo lập việc làm của lao động nông thôn trong các thành phần kinh tế, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật và chất lượng lao động cao.
Khả năng thu hút lao động nông thôn làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ còn hạn chế do khu vực kinh tế quan trọng này trong nông thôn chưa phát triển. Mặc dù lao động trong nông thôn dư thừa nhiều nhưng sức hút sang công nghiệp, dịch vụ còn yếu. Một mặt do chất lượng lao động nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất trong công nghiệp và dịch
75
vụ, mặt khác các doanh nghiệp ở trong khu vực nông thôn đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa nhiều và phát triển chưa mạnh nên nhu cầu sử dụng lao động trong nông thôn chưa cao.
Áp lực việc làm và thu nhập đã tạo ra xu hướng di chuyển lao động tự phát từ nông thôn của các huyện trong tỉnh ra thành phố Thái Nguyên và các vùng khác trong cả nước dẫn đến không kiểm soát được biến động nhân lực.
Giải quyết việc làm nói chung và việc làm ở nông thôn nói riêng trong điều kiện thị trường lao động và thể chế của thị trường chưa được tạo lập và hình thành đầy đủ. Ở vùng nông thôn hầu như còn thiếu vắng các tổ chức giới thiệu việc làm.
Nhận thức của người dân về việc làm và đào tạo nghề, lựa chọn nghề nghiệp chưa rõ ràng. Vẫn còn nhiều người có tâm lý phụ thuộc vào sự trợ giúp của Nhà nước. Chưa chủ động tìm kiếm việc làm cho bản thân, cho gia đình và xã hội.
Thông tin tư vấn nghề nghiệp, phát triển việc làm còn thiếu và chưa có tính định hướng. Một số địa phương, chính quyền các cấp chưa thật sự quan tâm đến công tác tư vấn tuyên truyền chính sách của Nhà nước về phát triển nhân lực, chính sách giải quyết việc làm.
Tóm lại: Từ thực trạng NNL và chính sách việc làm đối với lao động nông thôn hiện nay, những vấn đề đặt ra trên đây đòi hỏi phải có quan điểm và hệ thống các chính sách giải pháp mang tính tổng thể và đồng bộ để nâng cao chất lượng, phát huy vai trò NNL nông thôn của huyện Đồng Hỷ trong giai đoạn hiện nay.
76
CHƯƠNG 4
QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN ĐỒNG HỶ