Thực trạng số lượng nguồn nhân lực trong nông thôn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông thôn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 54 - 59)

5. Bố cục của luận văn

3.2.1.Thực trạng số lượng nguồn nhân lực trong nông thôn

3.2.1.1. Quy mô dân số và lực lượng lao động nông thôn huyện Đồng Hỷ

- Số lượng nguồn nhân lực

Đồng Hỷ là huyện có tốc độ tăng dân số tương đối thấp so với toàn tỉnh (1,2% năm 2010). Tuy diện tích tương đối nhỏ nhưng mật độ dân số của huyện lại thưa: 273 người /km2 .

47

Lực lượng lao động ở Đồng Hỷ có cơ cấu trẻ. Năm 2010, nhóm lực lượng lao động trẻ (từ 15-34 tuổi) có 40.946,69 người, chiếm 59,24% so với tổng số; nhóm lực lượng lao động trung niên có 16.692 người, chiếm 34,47% và nhóm lực lượng lao động cao tuổi có 32.870 người, chiếm 6,29%. Nhóm lực lượng lao động trẻ chiếm tỷ lệ cao nhất 59,24%. Đây là thế mạnh của nguồn lao động Đồng Hỷ.

Bảng 3.4 Cơ cấu tuổi của lực lượng lao động năm 2010

Tuổi Số lượng (Người) Tỷ lệ (%)

15-24 23.175,94 33,53 25-34 17.770,75 25,71 35-44 16.692,48 24,15 45-54 7.133,18 10,32 55-59 2.661,12 3,85 >,= 60 1.686,53 2,44 Tổng số: 69.120 100,00

Nguồn: Phòng thông kê huyện Đồng Hỷ

Năm 2010, dân số bình quân của huyện là 125.829 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 69.120 người. Hàng năm dân số Đồng Hỷ tăng thêm khoảng 9.000 người. Ngoài ra, còn phải kể đến số người ngoài tuổi lao động nhưng thực tế vẫn có việc làm cũng tăng lên (trong đó ngày càng có nhiều trẻ em) đã tạo thành một nguồn cung về lao động khá dồi dào.

Ngoài hai yếu tố tăng tự nhiên của dân số và sự tham gia của những người ngoài tuổi lao động, nguồn lao động Đồng Hỷ còn được bổ sung bằng một số nguồn có tính chất cơ học như: số bộ đội giải ngũ, số học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường, số người dôi dư do sắp xếp lại lao động trong các DNNN.

Dân số Đồng Hỷ chủ yếu là ở nông thôn, chiếm 65% so với tổng dân số của huyện. Năm 2010, lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối cao

48

85,71%, trong khi đó lao động trong ngành công nghiệp lại chiếm tỷ lệ quá thấp 11%.

Số lượng nguồn nhân lực là một chỉ tiêu phản ánh nguồn lao động, được xác định trong một giới hạn không gian và thời gian nhất định. Để tìm hiểu về số lượng nguồn nhân lực cần xem xét chỉ tiêu phản ánh đặc trưng của nguồn lao động như lao động bình quân/hộ, tổng lao động/số nhân khẩu.

Bảng 3.5. Đặc điểm và quy mô lao động theo khu vực điều tra

ĐVT: Người Chỉ tiêu 3 vùng Theo khu vực Vùng cao Trung du Vùng thấp

1. Số nhân khẩu của hộ 808 288 258 262

2. Nhân khẩu bình quân/hộ 4,48 (1,18) 4,8 (1,32) 4,3 (1,09) 4,36 (1,07) 3. Số lao động của hộ 488 166 164 158 4. Lao động là nữ 240 83 79 78

5. Hệ số lao động/nhân khẩu 0,6 0,57 0,64 0,59 6. Lao động bình quân/hộ 2,7 (1,22) 2,76 (1,31) 2,73 (1,31) 2,63 (1,06) Ghi chú: Giá trị trong ngoặc là độ lệch chuẩn tại a = 0,1.

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Từ kết quả tổng hợp tại bảng 3.5 cho thấy quy mô nhân khẩu bình quân và quy mô lao động của hộ có xu hướng tăng dần từ vùng thấp đến vùng cao. Có 2 lý do dẫn đến xu hướng trên là:

+ Thứ nhất, do đặc điểm dân số, ở khu vực vùng cao tốc độ gia tăng dân số cao hơn vùng thấp nên số người trong một hộ thường lớn, nhiều gia đình có từ 3 thế hệ trở nên cùng sinh sống với từ 7 đến 10 nhân khẩu,

49

số bà mẹ có trên 2 con khá phổ biến.

+ Thứ hai, vùng thấp có điều kiện kinh tế phát triển hơn vùng cao nếu số người đến độ tuổi lao động nhưng chưa tham gia làm việc tương đối lớn. Họ tiếp tục được gia đình cho đi học văn hóa, học chuyên môn kỹ thuật nên lực lượng lao động tại các hộ vùng trung du và vùng thấp ít hơn ở vùng cao.

+ Thứ ba là ở vùng thấp số người đến tuổi trưởng thành có cơ hội và điều kiện thoát ly tách khỏi hộ gia đình dẫn đến sự dịch chuyển nhân khẩu và lao động.

Cơ cấu lao động chia theo nhóm tuổi: + Dưới 16 tuổi: 2,67%.

+ Từ 16 tuổi đến dưới 40 tuổi: 54,72%. + Từ 40 tuổi đến dưới 60 tuổi: 38,93% + Trên 60 tuổi: 3,68%.

Lao động nông thôn trẻ tuổi chiếm đa số, đây là nguồn lực quan trọng đóng góp vào sự phát triển của khu vực và của cả tỉnh trong tương lai.

Hệ số lao động/nhân khẩu bình quân: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hệ số này cho biết số người làm việc trong hộ và số người sinh sống tại hộ nhưng không tham gia lao động sản xuất. Kết quả tổng hợp hệ số chung các khu vực là 0,6.

+ Chỉ tiêu này có tính chất 2 mặt, một là nếu hệ số lớn chứng tỏ số người tham gia lao động lớn, khả năng khai thác sử dụng lao động xét về mặt số lượng là tốt. Vì vậy khi xem xét chỉ tiêu này phải căn cứ vào quan sát trực quan và đặc điểm của từng hộ theo các vùng khác nhau để loại trừ yếu tố ảnh hưởng như đặc điểm nhóm tuổi, giới tính. Nếu so sánh tương quan giữa người lao động với số nhân khẩu không làm việc thì cứ 1 lao động làm việc phải nuôi thêm 0,6 người ăn theo.

50

+ Tỷ lệ này đang có xu hướng giảm dần từ vùng cao xuống khu vực thấp hơn. Như vậy mối quan hệ giữa lao động và nhân khẩu có tác động rất lớn đến thu nhập chung của hộ và mức thu nhập bình quân theo đầu người.

3.2.1.2. Tốc độ tăng nguồn nhân lực

Bảng 3.6: Tỷ lệ tăng dân số của huyện Đồng Hỷ

ĐVT: %

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Tỷ lệ tăng tự nhiên 1,309 1,271 1,194 1,187 1,143 Tỷ lệ tăng cơ học 0,571 0,389 0,546 0,103 0,181

Tỷ lệ tăng dân số 1,88 1,66 1,74 1,29 1,324

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đồng Hỷ năm 2011

Qua bảng 3.6 ta thấy tỷ lệ tăng dân số có chiều hướng ngày một giảm từ 1,88% năm 2007 xuống còn 1,324% năm 2011. Nhưng xét về mặt tuyệt đối thì dân số huyện Đồng Hỷ vẫn tăng, nhìn một cách cụ thể ta thấy rằng:

- Tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số huyện Đồng Hỷ có xu hướng giảm dần. Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2007 tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,309 đến năm 2011 giảm xuống còn 1,143%. Đây là kết quả và thành tựu của của công tác kế hoạch hóa gia đình, cùng với sự nỗ lực của huyện cùng sự hợp tác của người dân với các chương trình, mục tiêu cụ thể đã làm cho nhận thức của người dân về kế hoạch hóa gia đình được nâng cao, dẫn đến tỷ lệ tăng tự nhiên có xu hướng giảm dần qua các năm.

- Về tỷ lệ tăng cơ học là tỷ lệ người dân địa phương khác di cư đến huyện qua các năm. Nhưng tỷ lệ này không ổn định, song lại lại có xu hướng giảm dần trong các năm gần đây. Năm 2007 tỷ lệ này là 0,571% nhưng dến năm 2011 tỷ lệ này chỉ còn là 0,181%. Điều này cho thấy, huyện chưa thật sự

51

có sức hút để người dân ở những nơi khác di cư đến đến sinh sống, học tập và lao động, đóng góp xây dựng.

Song với mức tăng dân số của huyện như vậy cũng đặt ra cho huyện Đồng Hỷ một loạt các vấn đề cần giải quyết như: quản lý đô thị, dịch vụ hạ tầng, giải quyết việc làm cho người lao động, …

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông thôn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 54 - 59)