Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông thôn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 71 - 80)

5. Bố cục của luận văn

3.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nguồn nhân lực

nông thôn huyện Đồng Hỷ

3.2.3.1. Ảnh hưởng của giáo dục

Mạng lưới và quy mô trường học tiếp tục phát triển phù hợp với yêu cầu phổ cập giáo dục. Tuy nhiên, các trường, lớp vùng nông thôn miền núi còn thiếu phương tiện dạy và học tập. Tình trạng quá tải về nhu cầu học tập tại các trường THCS vẫn còn tồn tại do số lượng trường THCS còn quá ít. Phần lớn 2 xã chỉ mới có 1 trường THCS với cơ sở vật chất còn thiếu trong khi nhu cầu đòi hỏi mỗi xã cần có ít nhất 1 trường. Số lớp học tính bình quân trên mỗi trường cũng rất cao khiến cho chất lượng dạy và học bị ảnh hưởng.

64

trường phổ thông trung học, 20 trường trung học cơ sở và tiểu học, với tổng số giáo viên phổ thông là 1.230 giáo viên, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 97%. Trong giai đoạn 2009 - 2011, thực hiện chủ trương kiên cố hóa trường học, toàn huyện có 20/20 xã, thị trấn có trường học cao tầng, đưa 89 phòng học kiên cố vào sử dụng. Hoạt động giáo dục của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, duy trì củng cố tốt thành quả phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập trung học cơ sở trong toàn huyện, riêng năm 2011, được công nhận thêm 4 trường đạt chuẩn Quốc Gia.

Bảng 3.16: Số trường, lớp, giáo viên và học sinh phổ thông ở huyện Đồng Hỷ

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2009/2010 (%) 2010/2011 (%) Bình quân(%) 1.Số trường 47 47 49 100 104,26 102,12 - Tiểu học 25 25 27 100 108 103,92 - Trung học cơ sở 20 20 20 100 100 100 - THCS và PTTH 1 1 1 100 100 100 - Phổ thông trung học 2 2 2 100 100 100 2.Số phòng học 645 727 689 112,71 94,77 103,35 - Tiểu học 395 423 421 107,09 99,53 103,24 - Trung học cơ sở 202 260 213 128,71 81,92 102,68 -Phổ thông trung học 48 44 36 91,67 81,82 86,61 3.Số lớp học 779 753 736 96,66 97,74 97,20 -Tiểu học 446 433 426 97,09 98,38 97,73 -Trung học cơ sở 268 258 241 96,27 93,41 94,83 -Phổ thông trung học 65 62 69 95,38 111,29 103,03 4.Số giáo viên 1.232 1.336 1.230 108,44 92,07 99,92 -Tiểu học 601 622 574 103,49 92,28 97,72 - Trung học cơ sở 510 588 507 115,29 86,22 99,70 -Phổ thông trung học 121 126 149 104,13 118,25 110,97 5.Số học sinh 23.524 22.036 21.221 93,67 96.30 94,98 -Tiểu học 10.334 9.654 9.320 93,42 96,54 94,97 -Trung học cơ sở 10.006 8.989 8.556 89,84 95,18 92,47 - Phổ thông trung học 3.184 3.393 3.345 106,56 98,59 102,49

65

3.2.3.2. Ảnh hưởng của chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Theo kết quả tổng hợp tại bảng 3.17 cho thấy có 50,13% dân số trên 6 tuổi được bảo hiểm y tế. Nếu trừ số người thuộc diện được Nhà nước mua bảo hiểm y tế gồm những người thuộc hộ nghèo, nhân dân thuộc các xã đặc biệt khó khăn 135, xã an toàn khu thì tỷ lệ này là 41,44%. Số lượt người được khám chữa bệnh bình quân là 2,2 lượt/năm. Phần lớn họ được khám tại trạm y tế xã và bệnh viện tuyến huyện. Số người tham gia bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm thân thể chỉ đạt 12,74%, trong đó chủ yếu là số học sinh tham gia bảo hiểm học đường.

Bảng 3.17: Một số chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe của người dân

Chỉ tiêu Chung Theo khu vực

Vùng cao Trung du Vùng thấp

99 9 38 52

1. Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm

nhân thọ, bảo hiểm thân thể (%) 12,25 3,12 14,72 19,84 2. Tỷ lệ người trên 6 tuổi được

BHYT (%) 50,13 100 45,64 36,23

3. Số lượt người được khám chữa bệnh bình quân/hộ/năm 2, 2 (1,9) 3,9 (1,6) 1,4 (1,5) 1,3 (1,4) 4. Số lượt hộ được tư vấn,

hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng chia theo tổ chức: 260 79 84 97 - Các bộ y tế thôn bản 96 27 28 41 - Trạm y tế xã 140 44 47 49 - Tỉnh, huyện 17 7 6 4 - Trung ương 7 1 3 3

Ghi chú: Giá trị trong ngoặc là độ lệch chuẩn tại a = 0,1.

66

Công tác tuyên truyền, tư vấn y tế là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng sức khỏe công đồng. Theo điều tra người dân nhận được thông tin tư vấn hướng dẫn chăm sóc sức khỏe bình quân 1,44 lượt/hộ/năm. Cơ sở y tế có số lượt tư vấn hướng dẫn người dân nhiều nhất trong 12 tháng qua là trạm y tế xã và cán bộ y tế thôn bản. Trong khi đó số hộ được tư vấn từ các cơ quan y tế cấp huyện, cấp tỉnh và trung ương là rất ít, năm 2010 chỉ có 9,23% lượt hộ được các cơ quan này tư vấn hướng dẫn tại cộng đồng.

Bảng 3.18: Một số chỉ tiêu về tình hình chăm sóc trẻ em ĐVT: % Chỉ tiêu Chung Theo khu vực Vùng cao Trung du Vùng thấp

1. Tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng 28,42 34,61 26,08 15 2. Tỷ lệ trẻ dưới 2 tuổi được tiêm

phòng Vacxin

66,31 53,84 73,91 90

3. Tỷ lệ trẻ thường xuyên được dùng sữa, thực phẩm bổ dưỡng

20 7 7 8

21,05 13,46 30,34 40

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Qua bảng 3.18 số trẻ em bị suy dinh dưỡng được cơ quan y tế khám và kết luận chiếm tỷ lệ 28,42%, (số liệu của Sở Y tế năm 2010 toàn tỉnh có 27% trẻ suy dinh dưỡng). Số trẻ em được tiêm phòng Vacxin theo chương trình quốc gia về tiêm chủng mở rộng đạt tỷ lệ 66,31%. Khi được hỏi về tình hình

67

sử dụng sữa, thực phẩm bổ dưỡng khác để bổ sung dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ thì chỉ có 21,05% số trẻ được sử dụng thường xuyên, tỷ lệ này ở hộ nghèo tương ứng là 3,15%.

Nếu so sánh kết quả điều tra về tình hình chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, khu vực vùng thấp có điều kiện chăm sóc tốt hơn thể hiện qua chỉ tiêu như số người tham gia bảo hiểm nhân thọ, số lượt hộ nhận được thông tin trợ giúp về y tế, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ được dùng sữa thường xuyên đều cao hơn mức bình quân chung và cao hơn khu vực trung du và vùng cao.

Lý do dẫn đến sự khác biệt về thể trạng sức khỏe và khả năng đầu tư chăm sóc sức khỏe có thể từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Thu nhập của hộ dân quyết định đến vấn đề chi tiêu cho y tế, nếu hộ dân có điều kiện kinh tế khá họ sẽ có tiền để mua thuốc, có tiền khám chữa bệnh.

Hộ có thu nhập khá ngoài việc sử dụng các sản phẩm sản xuất từ nông nghiệp như lương thực, thực phẩm do họ tự làm ra, họ sẽ mua bổ sung thêm thực phẩm khác để cung cấp đủ dinh dưỡng qua các bữa ăn hàng ngày. Ngược lại với những hộ khó khăn, sản phẩm nông nghiệp tạo ra phải hạn chế tiêu dùng, phần còn lại dùng để bán lấy tiền chi cho nhu cầu thiết yếu khác.

Tập tục sinh hoạt ăn ở của người dân vùng cao còn khá lạc hậu, nhận thức về vấn để bảo vệ chăm sóc sức khỏe chưa đầy đủ cũng đã hạn chế sự phát triển thể trạng, sức khỏe của người dân.

Đến năm 2011, toàn huyện có 1 bệnh viện, 1 phòng khám đa khoa khu vực và 20 trạm y tế, với 185 giường bệnh đạt tỷ lệ 16 giường bệnh / vạn dân và 60 bác sĩ tỷ lệ 4 bác sĩ / vạn dân.

68

Bảng 3.19: Số cơ sở y tế, giường bệnh và cán bộ y tế trên địa bàn huyện

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2009 Năm 2011

I. Số cơ sở y tế 22 22 22 - Bệnh viện 1 1 1 - Phòng khám đa khoa KV 1 1 1 - Trạm y tế xã phường 20 20 20 II. Số giường bệnh 185 185 185 - Bệnh viện 90 95 95 - Phòng khám đa khoa KV 5 5 5 - Trạm y tế xã phường 90 85 85 III. Cán bộ ngành y, dược 171 181 185 1. Ngành Y 165 177 180 - Bác sĩ và trên đại học 55 54 60 - Y sĩ, kỹ thuật viên 69 68 66

- Y tá, Điều dưỡng viên 47 59 54

2. Ngành dược 6 4 5

- Dược sĩ cao cấp 1 1 1

- Dược sĩ trung cấp 2 2 3

- Dược tá 3 1 1

Nguồn: Phòng thống kê huyện Đồng Hỷ

3.2.3.3. Ảnh hưởng của truyền thông, thông tin và thể thao

Theo kết quả điều tra, hiện nay phương tiện truyền thông được các hộ sử dụng phổ biến nhất là vô tuyến. Có đến 90,55% các hộ điều tra có Tivi, trong khi đó chỉ có 34% hộ sử dụng radio (bảng 3.20).

69

Bảng 3.20: Một số chỉ tiêu về thông tin - văn hóa và thể thao

Chỉ tiêu Chung Theo khu vực Vùng cao Trung du Miền núi 1. Tỷ lệ hộ có vô tuyến (%) 90,55 85 91,66 95 2. Tỷ lệ hộ có hộ có Radio (%) 34,44 30 26,66 46,66

3. Tỷ lệ hộ thường xuyên đọc báo (%) 8,9 5 13,3 8,3

4. Số người thường xuyên chơi thể thao 131 39 34 58

5. Số người được đi tham quan nghỉ

dưỡng trong 12 tháng qua 96 9 31 46

6. Số hộ đạt gia đình văn hóa 133 45 48 50

7. Số lượt hộ tham dự các cuộc truyền thông vận động công đồng, chia ra:

269 62 103 104

- Y tế 181 40 80 61

- Giáo dục 75 13 23 39

- Khác 13 9 0 4

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Một điều đáng nói là chỉ có 8,9% số hộ thường xuyên đọc báo hoặc tạp chí, tỷ lệ này quá thấp do một bộ phận người dân chưa có tiền để thường xuyên mua, một số người chưa có thói quen đọc sách báo, chưa thấy lợi ích từ việc đọc báo. Các đầu báo, tạp chí hiện nay người dân quan tâm chủ yếu về các lĩnh vực văn hóa, xã hội, an ninh.

Trong tổng số hộ thường xuyên đọc báo, tạp chí thì chỉ có 1,61% đọc báo Nông nghiệp Việt Nam, báo Nông thôn ngày nay với mục đích cập nhật thông tin, bổ xung kiến thức phục vụ sản xuất nông nghiệp.

70

Hiện nay truyền thông thông tin tại nông thôn chủ yếu qua 2 kênh là truyền thanh công cộng và qua cán bộ cơ sở như cán bộ y tế thôn bản, y tế xã, cộng tác viên khuyến nông của xã. Nội dung tuyên truyền vận động như sinh đẻ kế hoạch, nuôi con tốt dạy con ngoan, vận động sử dụng muối iốt, vận động tiêm phòng Vacxin cho trẻ, thông báo ngăn chặn dịch bệnh ở gia súc gia cầm... Hầu hết mỗi hộ đều trả lời có nhận được các thông tin về y tế, giáo dục ít nhất từ 1 - 2 lượt/năm. Những thông tin về công tác khuyến nông, về sinh môi trường còn ít chỉ có 7,18% số hộ nhận được thông tin trong 12 tháng vừa qua.

Số người thường xuyên chơi thể thao là 16,21%/số nhân khẩu tại các hộ điều tra, như vậy bình quân một hộ chỉ có 0,7 người. Khi phỏng vấn những hộ không có người chơi thể thao thì 10,08% ý kiến cho rằng nguyên nhân là do thiếu thời gian, 23,91% do điều kiện kinh tế còn thấp chưa có điều kiện mua sắm dụng cụ thể thao, 8,69% cho rằng không có địa điểm và chỉ có 7,6% trả lời không thích chơi. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì rèn luyện thể dục thể thao, nâng cao thể trạng sức khỏe là rất cần thiết. Vì vậy cần tuyên truyền nâng cao nhận thực về ý nghĩa, tác dụng của luyện tập thể thao, cần có chính sách quan tâm đầu tư cơ sở vật chất để phát triển mạnh phong trào thể dục thể thao tại cộng đồng.

3.2.3.4. Ảnh hưởng của phát triển cơ cấu ngành kinh tế khu vực nông thôn

Kinh tế của huyện Đồng Hỷ đã không ngừng phát triển với tốc dộ tăng trưởng kinh tế cao (> 9% / năm). Riêng năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,5% GDP (theo giá hiện hành) đạt 1060 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người đạt 8.650 nghìn đồng/người.

71

Bảng 3.21: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Đồng Hỷ

(ĐVT: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá cố định (2005) Giá hiện hành Giá cố định (2005) Giá hiện hành Giá cố định (2005) Giá hiện hành Tổng giá trị sản xuất 820 1.231,5 941 1.472,7 1.106 1.813,8

I.Ngành nông, lâm, ngư, nghiệp 214 292 224 311,2 237 336,5

1.Nông nghiệp 182,2 242 190 257,5 200,5 277,9

l.l.Trồng trọt 137,2 164 143 175 151 190

1.2.Chăn nuôi 45 78 47 82,5 49,5 87,9

2.Lâm nghiệp 24,7 41 26,5 44,3 28,7 48,5

II.Ngành công nghiệp 347 538 429 695 540 918

1.Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 293 454 359 565 410 697

2.Xây dựng 54 84 70 130 130 221

III. Thương mại, dịch vụ 259 401,5 288 466,5 329 559,3

Tổng giá trị gia tăng 468 677 529 804 602 960

Giá trị gia tăng bình quân

đầu người (1000Đ) - 5.498 - 6.465 - 7.650

Cơ câu tổng giá trị tăng theo

ngành (%) - 100 - 100 - 100

Tốc độ tăng trưởng (%) 10,9 - 13 - 13,5 -

Nguồn sô liệu: Phòng thông kê huyện Đồng Hỷ

Năm 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế là 13,5% tăng so với năm 2008 là 2,6%. Trong đó, tổng giá trị sản xuất của ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm một tỷ lệ thấp trong tổng giá trị sản xuất của huyện, năm 2008 là 292 tỷ đồng, năm 2009 tăng lên là 311,2 tỷ đồng và đến năm 2010 tăng là 336,5 tỷ đồng. Tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng là 347 tỷ đồng (năm 2008) và đến năm 2009 tăng lên là 697 tỷ đồng, chiếm tỷ

72

lệ cao nhất trong tổng giá trị sản xuất của toàn huyện. Bên cạnh đó nhờ có vị trí thuận lợi về giao thông (cả về đường bộ lẫn đường thủy) ngành thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện cũng tăng nhanh, trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất của ngành thương mại, dịch vụ tăng chiếm một tỷ lệ quan trọng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế, năm 2009 tổng giá trị sản xuất của ngành thương mại, dịch vụ là 559,3 tỷ đồng chiếm 41,2% tổng giá trị sản xuất.

Hệ thống chợ nông thôn được quan tâm và cải tạo nâng cấp và xây mới, cơ sở giao lưu buôn bán mở rộng, sản xuất hàng hóa phát triển. Bên cạnh đó các ngành dịch vụ như: ăn uống công cộng, kinh tế văn phòng phẩm, cơ khí… phát triển đa dạng, hàng hóa phụ cũng theo chính sách được quan tâm như mặt hàng thiết yếu, mặt hàng trợ giá, trợ cước như: muối iốt, phân hóa học, thuốc trừ sâu, giống cây lương thực. để phục vụ cho nhu cầu sản xuất.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông thôn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 71 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)