Kinh nghiệm của tỉnh Ninh Thuận

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông thôn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 33 - 125)

5. Bố cục của luận văn

1.2.3.Kinh nghiệm của tỉnh Ninh Thuận

Ninh Thuận là một tỉnh nhỏ so với các tỉnh phía nam của vùng kinh tế duyên hải miền Trung. Diện tích tự nhiên 3.360km2 dân số 557 nghìn người. Tỉnh có 4 huyện, 1 thị xã với 59 xã, phường.

Xét về góc độ kinh tế Ninh Thuận nằm xa trung tâm kinh tế trọng điểm phía nam. Tiềm năng đất đai, tài nguyên, khoáng sản không nhiều. Hơn nữa,

26

do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ bé, kinh tế thuần nông, cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật còn đơn sơ, trình độ dân trí chưa cao nên tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh còn thấp so với các tỉnh lân cận cũng như trên toàn quốc.

Để có bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo đà cho sự phát triển toàn diện, vững chắc Ninh Thuận chú trọng chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, theo đó là chuyển dịch cơ cấu lao động, đồng thời xây dựng nguồn lao động có chất lượng phục vụ quá trình chuyển dịch đó.

Trong tổng số 657 nghìn dân, số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 344.466 người, trong đó trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng 24.870 người (chiếm 10,17%), dịch vụ du lịch là 46.819 người (chiếm 19,47%), còn lại 70,68% (272.777 người) hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản.

Số liệu tổng hợp của Ban Chỉ đạo điều tra lao động và việc làm năm 2010 của tỉnh Ninh Thuận cho thấy: Số người hoạt động kinh tế thường xuyên chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật như sau:

- Đã qua đào tạo từ TCCN trở xuống: 26.046 người (10,65%). - Trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học là 10.200 người (4,17%). - Lao động chưa qua đào tạo là 208.220 người (85,18%).

Như vậy, số lượng chưa qua đào tạo của tỉnh chiếm tỷ lệ rất cao, số này tập trung chủ yếu là ở khu vực nông thôn. Để có bước chuyển cơ bản về chất lượng nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, tỉnh Ninh Thuận tập trung chú trọng công tác đào tạo nghề bằng nhiều hình thức theo phương châm đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Trong đó, các cơ sở dạy

27

nghề của nhà nước đóng vai trò trung tâm vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương vừa đáp ứng nhu cầu lao động ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động; Phát triển mạnh mẽ cơ sở dạy nghề liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh để tiếp thu phương pháp và kinh nghiệm dạy nghề tiên tiến, khai thác triệt để nguồn lực từ bên ngoài. Đi đôi với việc huy động tối đa nguồn lực trong công tác đào tạo, phổ cập nghề Ninh Thuận thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo như: Dạy nghề theo hình thức kèm cặp tại nhà máy, phân xưởng; tổ chức theo lớp học; chuyển giao công nghệ; phổ biến kiến thức khoa học, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh; bồi dưỡng nâng bậc nghề, bồi dưỡng tập huấn; bổ túc hoàn thiện, mở rộng nâng cao kiến thức nghề nghiệp; dạy nghề kèm bổ túc văn hóa...

Đối tượng đào tạo chủ yếu là đội ngũ lao động ở nông thôn, nhất là độ tuổi thanh niên để học biết ít nhất là một nghề đề họ tự tạo việc làm và góp phần thực hiện các dự án phát triển kinh tế ở địa phương; Chú trọng chuyển giao công nghệ trong nông - lâm - ngư nghiệp, hỗ trợ làng nghề, các trung tâm bảo vệ thực vật, thú ý, giống cây trồng vật nuôi phối hợp với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên tổ chức hướng dẫn cho nông dân kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi theo mô hình công nghiệp tập trung...

Từ những kinh nghiệm thực tế trong việc phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của ba tỉnh trên, tôi thấy, huyện Đồng Hỷ nên nghiên cứu và có thể vận dụng một số kinh nghiệm sau:

Một là, tập trung tổ chức, cân đổi lại lực lượng lao động giữa khu vực thành thị và nông thôn, đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa để từng bước kéo theo sự chuyển dịch lao động và phân công lại lao động trong khu vực nông nghiệp và nông thôn.

28

Hai là, tăng cường đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển, đồng thời gắn các chương trình kinh tế - xã hội với mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động nhất là đổi với nông dân.

Ba là, chú trọng công tác đào tạo nghề bằng nhiều hình thức thích hợp theo phương châm đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm từng bước bổ sung đội ngũ những người lao động được đào tạo, có chuyên môn cho các lĩnh vực sản xuất.

Bốn là, tăng cường các hoạt động dịch vụ việc làm trên cơ sở củng cố và phát triển các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn huyện nhằm tư vấn cho người lao động nhất là thanh niên chọn nghề, học nghề và giới thiệu việc làm sau khi được đào tạo.

29

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài lấy quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở phương pháp luận của mình.

Nghiên cứu định lượng về hiện trạng và tình hình chất lượng nguồn nhân lực tại địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu định tính về các đặc trưng và xu hướng vận động, đánh giá các chính sách tác động.

2.1.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Áp dụng chọn mẫu ngẫu nhiên: Chọn địa điểm, chọn hộ, chọn ngành tiến hành lựa chọn từ các đơn vị điều tra trong vùng, tổng số hộ điều tra là 180 hộ gia đình đại diện cho khu vực nông thôn và chia theo 3 vùng (vùng cao - trung du - vùng thấp) thuộc tỉnh Thái Nguyên. Đại diện mỗi vùng chọn ngẫu nhiên 02 xã, mỗi xã chọn 30 hộ. Sau đó lấy tổng số hộ của xã chia cho số mẫu (30 hộ) được hệ số k. Số hộ điều tra sẽ là các hộ có số thứ tự: 01, 1+k, 1+2k, 1+3k, … 1+29k trong danh sách sổ quản lý hộ khẩu của xã.

2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin

a, Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập và tính toán từ những số liệu của các cơ quan thống kê Tỉnh, huyện Đồng Hỷ; các báo cáo chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố, các tài liệu do các cơ quan huyện Đồng Hỷ và các Xã cung cấp; những số liệu này chủ yếu được thu thập ở phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp, Phòng Tổ chức Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng địa chính, Phòng Môi trường.

30

b, Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông qua phiếu khảo sát điều tra một số nội dung nghiên cứu về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực trong khu vực nông thôn. Điều tra phỏng vấn trực tiếp các thông tin về lao động trong độ tuổi lao động, thông tin về việc làm của hộ, thông tin về y tế, giáo dục, thông tin liên lạc…

Mẫu phiếu phỏng vấn gồm 2 mục chính là thông tin chung về hộ và thông tin của nguồn lao động trong hộ.

- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Là phương pháp quan sát, khảo sát thực tế địa bàn nghiên cứu, thu thập thông tin qua phỏng vấn cán bộ địa phương, những hộ nông dân (lựa chọn theo tiêu thức).

- Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA): Tiếp xúc với người dân tại địa điểm nghiên cứu:

+ Phỏng vấn cá nhân.

+ Phỏng vấn người cung cấp thông tin chủ yếu. + Phỏng vấn theo nhóm.

+ Thảo luận nhóm có trọng tâm.

- Phương pháp điều tra: Nhằm thu thập số liệu về các yếu tố về đời sống vật chất, về việc làm, về hoạt động sản xuất, văn hoá tư tưởng, giáo dục, y tế... của hộ nông dân thông qua phương pháp điều tra việc làm hộ nông dân khu vực nông thôn.

2.1.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

- Đối với thông tin thứ cấp: Số liệu được phân nhóm theo nội dung của đề tài, từ đó tính toán các chỉ tiêu tùy theo mục đích nghiên cứu của đề tài.

- Đối với thông tin sơ cấp: Phân nhóm theo các tiêu thức phân tổ và tính toán các chỉ tiêu phân tích trên bảng tính Excel.

31

2.1.4. Phương pháp phân tích thông tin

- Phương pháp phân tích so sánh: Sử dụng phương pháp dãy số thời gian và so sánh các chỉ tiêu tính toán giữa các ngành, giữa các vùng, giữa các nhóm lao động có xu thế và ngược lại, từ đó có những giải pháp cụ thể.

- Phương pháp thống kê mô tả: Đây là phương pháp phổ biến trong phân tích kinh tế. Dựa vào các số liệu thống kê được, mô tả sự biến động và xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội. Từ đó rút ra những kết luận cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu và ứng dụng.

- Phương pháp dự báo thống kê: Dựa vào tốc độ phát triển bình quân hàng năm của các chỉ tiêu nghiên cứu và các điều kiện kinh tế xã hội có thể diễn ra trong thời gian tới, từ đó đưa ra dự báo cho các chỉ tiêu nghiên cứu trong các năm tiếp theo.

2.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.2.1. Các vấn đề mà đề tài cần nghiên cứu

- Tại sao phải nghiên cứu nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực khu vực nông thôn.

- Thực trạng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực khu vực nông thôn huyện Đồng Hỷ.

- Các giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn.

2.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích đánh giá

- Chất lượng nguồn lao động: Trình độ đào tạo chuyên môn kỹ thuật, tình hình chăm sóc sức khỏe và bảo vệ sức khỏe của người lao động, khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất…

- Số lượng: Lực lượng lao động, lao động tham gia hoạt động kinh tế, lao động chia theo khu vực, giới tính, độ tuổi...

32

- Sử dụng nguồn nhân lực: Lao động làm việc trong và ngoài hộ, năng suất lao động, tiền lương thu nhập của lao động. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế quốc dân, lao động tham gia các thành phần kinh tế, tỷ lệ lao động làm công ăn lương, đặc trưng của lao động thiếu việc làm...

- Chỉ số HDI: Là một chỉ số tổng hợp dùng để đo lường sự phát triển toàn diện của một quốc gia, một địa phương dựa trên 3 yếu tố cơ bản nhất của sự phát triển con người, bao gồm:

Sức khỏe: Thông qua kỳ vọng sống hay còn gọi là tuổi thọ bình quân. Giáo dục, học vấn: Thông qua tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ đi học chung. Mức sống: Thông qua tổng sản phẩm quốc nội bình quân trên đầu người tính theo tỷ giá sức mua tương đương.

33

CHƯƠNG 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NÔNG THÔN HUYỆN ĐỒNG HỶ

3.1. Nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ở huyện Đồng Hỷ ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực sự phát triển nguồn nhân lực

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Đồng Hỷ là một huyện trung du - miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên. Trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 3 km theo quốc lộ 1B. Phía Đông giáp với tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp với huyện Phú Lương, phía Nam giáp với huyện Phú Bình và Thành phố Thái Nguyên, phía Bắc giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Cạn. Có toa độ địa lý 21032' - 21051' độ vĩ Bắc. 105046' - 1060 04 độ kinh Đông.

Với đặc trưng của vùng đất trung du miền núi, Đồng Hỷ có thế mạnh về nông nghiệp, địa bàn lại nằm tiếp giáp với thành phố Thái Nguyên có đường quốc lộ 1B đi qua, nên đây là điều kiện thuận lợi để huyện tiêu thụ các mặt hàng nông, lâm sản của mình. Trên địa bàn huyện có sông Cầu chảy qua hàng năm được bồi đắp một lượng phù sa lớn từ con sông Cầu. Trên địa bàn huyện có nhiều khu vực đất bằng phẳng, các khu ruộng nối liền với nhau thành một cánh đồng lớn, có hệ thống tưới tiêu tốt rất thuận tiện cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi.

Huyện Đồng Hỷ nằm gần thành phố Thái Nguyên, gần khu công nghiệp, gần các trung tâm văn hoá, khoa học, giáo dục của các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ nên chịu sự tác động lớn về giao lưu trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, đây là điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ, phổ biến và quảng bá sản phẩm hàng hoá sản xuất ra của trang trại và hộ nông dân trong huyện.

34

3.1.1.2. Điạ hình

Là một huyện điển hình cho vùng trung du và miền núi phía Bắc, nên địa hình phức tạp không thống nhất. Với độ cao trung bình khoảng 100 mét so với mặt nước biển, địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, cao nhất là xã Văn Lăng 600 mét, thấp nhất là xã Đồng Bẩm, Huống Thượng độ cao chỉ 20 mét. Vùng Bắc giáp với Huyện Võ Nhai có địa hình núi cao, diện tích đất nông nghiệp ít, chiếm 9% tổng diện tích đất tự nhiên. Vùng trung du nằm ở phía Tây Nam của Huyện tiếp giáp với thành phố Thái nguyên, địa hình tương đối bằng phẳng, diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 20% diện tích đất tự nhiên, thích hợp với sản xuất đất nông nghiệp, chăn nuôi (thuỷ sản, gia cầm). Vùng núi phía đông nam tiếp giáp với huyện Yên Thế - Bắc Giang có nhiều đồi núi thấp với diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 14% diện tích đất tự nhiên của vùng.

Địa hình huyện Đồng Hỷ có nhiều đồi núi xen lẫn nhau với những đồi thấp nên mưa lớn xói mòn, rửa trôi mạnh. Sản phẩm của sự xói mòn đó là sự bồi tụ đất tạo thành nhiều cánh đồng dốc tụ lại phân bố ở khắp mọi nơi, chính vì thế đất dốc tụ thành thung lũng là loại đất trồng lúa, hoa màu chủ yếu của huyện. Đất canh tác nông nghiệp chủ yếu là ruộng bậc thang.

Huyện Đồng Hỷ có thể chia thành 3 vùng rõ rệt:

- Vùng bằng phẳng (trung tâm) gồm các xã: Hoá Thượng, Cao Ngạn, Chùa Hang, Đồng Bẩm, Linh Sơn, Huống Thượng, Nam Hoà. Vùng này có địa hình thấp, nằm giáp với thành phố Thái Nguyên. Vùng này phát triển sản xuất nông nghiệp như: Trồng lúa, rau, màu, chăn nuôi tiểu gia súc và dịch vụ. Là trung tâm y tế, giáo dục, thương mại của huyện, người dân có cuộc sống khá ổn định, sản xuất hàng hoá đã phát triển, trình độ dân trí khá hơn so với các vùng khác.

35

- Vùng đồi dốc (phía Nam) gồm các xã: Khe Mo, Văn Hán, Cây Thị, Trại Cau, Tân Lợi, Hợp Tiến. Vùng này chủ yếu là đất đồi dốc với độ cao, đất đai bị rửa trôi, xói mòn, có đất ruộng nhưng ít. Ở đây chủ yếu trồng cây lâm nghiệp, cây chè, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, trồng lúa nước.

- Vùng cao (phía Bắc) gồm các xã: Văn Lăng, Hoà Bình, Tân Long, Quang Sơn, Hoá Trung, Minh Lập, Sông Cầu. Vùng này đất đồi dốc và núi đá là chủ yếu, đất lúa rất ít, vùng này thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, trồng lúa nương.

3.1.1.3. Đất đai và thổ nhưỡng

*Đất đai

Diện tích đất tự nhiên là 47.037,94 ha, Đồng Hỷ là huyện có diện tích tự nhiên lớn thứ 3 của tỉnh (sau huyện Võ Nhai và Đại Từ), bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người là 0,49 ha/ người, cao hơn bình quân của tỉnh 0,14 ha/ người. Cơ cấu diện tích các loại đất trong huyện được thể hiện ở

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông thôn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 33 - 125)