Quan điểm, phương hướng phát triển nguồn nhân lực trong nông thôn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông thôn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 84 - 86)

5. Bố cục của luận văn

4.1.1. Quan điểm, phương hướng phát triển nguồn nhân lực trong nông thôn

thôn ở huyện Đồng Hỷ

4.1.1.1. Quan điểm

Phát huy nguồn nhân lực ở nông thôn phải dựa trên cơ sở phát triển mạnh mẽ nền sản xuất hàng hóa với những hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào vùng nông thôn làm cho thị trường lao động trở nên sôi động và linh hoạt hơn.

Đa dạng hóa việc làm, đa dạng hóa thu nhập phải trở thành phổ biến trong khu vực nông thôn. Cần chú trọng phát triển các ngành phi nông nghiệp để thu hút tạo việc làm mới trên cơ sở cân đối nguồn lao động của từng địa phương và có định hướng phân bố lại lao động trong các ngành kinh tế.

Phải tạo bước đi làm thay đổi và chuyển dịch căn bản cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng giảm hộ thuần nông. Cần rút dần lao động ra khỏi hoạt động sản xuất nông nghiệp, số lao động còn lại phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về sản xuất nông nghiệp hàng hóa, kỹ năng quản lý kinh tế hộ. Chính sách nâng cao chất lượng NNL nông thôn phải được đặt trong mối quan hệ thống nhất từ đào tạo nghề nghiệp đến bố trí sử dụng nguồn lao động hợp lý. Sử dụng lao động phải đảm bảo hài hòa lợi ích về kinh tế - xã hội và gắn với mục tiêu phát triển bền vững.

Trong điều kiện hiện nay và nhiều năm tới kinh tế hộ gia đình trong khu vực nông thôn vẫn là đơn vị kinh tế cơ bản, do đó phải tổ chức sản xuất kinh doanh và phân công lại lao động tại hộ. Phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động ngay tại hộ gia đình, hướng tới thực hiện chuyên môn hóa lao

77

động trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần phải được ưu tiên quan tâm hàng đầu, phải đi trước một bước trong tiến trình phát triển và dựa trên quan điểm phát triển đồng bộ các lĩnh vực về chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo.

4.1.1.2. Phương hướng

Nâng cao chất lượng sức khỏe, thể trạng của lao động nông thôn, rèn luyện tác phong và kỹ năng làm việc cho lao động, đặt biệt là lực lượng lao động trẻ. Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư nhằm nâng cao chất lượng lao động, mở rộng cơ hội việc làm cho lao động nông thôn.

Phát triển việc làm mới trong nông thôn phải tính đến hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đáng kể thu nhập cho người dân, nâng cao mức sống. Đảm bảo cung cấp đủ và kịp thời các nguồn lực về vốn, kỹ thuật, khai thác hợp lý nguồn lực tự nhiên để kết hợp sử dụng hiệu quả nhân lực nông thôn.

Tập trung nguồn lực đầu tư cho công tác dạy nghề lao động nông thôn để tạo tiền đề cho sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Các chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho nông dân cần gắn kết chặt chẽ với việc làm sau đào tạo, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Điều tiết và dịch chuyển lao động theo hướng đưa lao động dư thừa ở nông thôn đặc biệt là lao động trẻ sang các ngành công nghiệp, khai thác, chế biến, dịch vụ, xuất khẩu lao động hoặc các hoạt động khác ở các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Bố trí sắp xếp lại lao động tại chỗ gắn liền với yêu cầu phát triển nông thôn toàn diện theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Phát triển việc làm tại chỗ ở nông thôn theo hướng. Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng đa dạng hóa vật nuôi, cây trồng, khai thác tốt hơn các tiềm năng và lợi thế so sánh của từng khu vực.

Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội ở nông thôn gắn với quá trình phân công lại lao động xã hội trong nông thôn.

78

Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hóa các hình thức tổ chức kinh doanh trong nông thôn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông thôn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)