(1) Môi trường kinh tế.
Các yếu tố kinh tế có tác động rất lớn tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và CTCK nói riêng. Yếu tố kinh tế bao gồm: tốc độ tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế, mức độ ổn định của đồng tiền, mức độ ổn định của tỷ giá hối đoái, lãi suất vay vốn, tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư, chỉ số giá chứng khoán trên thị trường. Mỗi sự thay đổi của các yếu
tố trên đều tác động tích cực hay tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của CTCK. Nền kinh tế luôn tăng trưởng với tốc độ cao, nhu cầu đầu tư đươc mở rộng, đồng tiền ổn định, lãi suất và tỷ giá hối đoái có tính kích thích đầu tư, mở rộng TTCK sẽ trở thành cơ hội tốt cho CTCK phát triển hoạt động kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngược lại, sự suy thoái kinh tế, giá chứng khoán sụt giảm, lạm phát phi mã thì mọi sự hoạt động của công ty sẽ bị đảo lộn hoàn toàn.
(2) Môi trường chính trị, pháp luật và cơ chế chính sách.
TTCK rất nhạy cảm với các yếu tố về chính trị, pháp luật, do đó, các yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến trên TTCK nói chung và đến hoạt động kinh doanh chứng khoán nói riêng. Hoạt động kinh doanh chứng khoán chỉ có thể phát triển trong một môi trường chính trị ổn định và pháp luật minh bạch. Trong nhân tố này thì vai trò điều tiết và kiểm soát của chính phủ có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của TTCK, chỉ cần một thay đổi nhỏ trong hệ thống pháp luật có thể dẫn đến những thay đổi lớn trong hoạt động kinh doanh của các CTCK.
Các nhân tố về pháp luật, thể chế cùng với các cơ chế chính sách về hoạt động kinh doanh chứng khoán trong từng thời kỳ là nhân tố cơ bản cho việc phát triển TTCK theo mục tiêu và định hướng của nhà nước.
Hoạt động kinh doanh chứng khoán chịu ảnh hưởng rất nhiều của nhân tố chính trị. Các yếu tố của môi trường chính trị có sự gắn bó chặt chẽ và tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh chứng khoán bao gồm thể chế chính trị, vấn đề an ninh, trật tự an toàn xã hội, quan điểm trong quan hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế của chính phủ với các quốc gia khác trong tiến trình toàn cầu hoá, trong xu thế chính trị mới,trong khi các nhân tố này không được đảm bảo sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển của TTCK và làm ảnh hưởng lớn đến nhu cầu chứng khoán trên thị trường. Vì vậy, nhà quản lý CTCK phải biết phân tích và dự đoán xu hướng phát triển của các yếu tố đó để tổ chức hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty cho phù hợp.
(3) Môi trường công nghệ.
Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để các CTCK nâng cao hiệu quả trong quản lý và kinh doanh. Nhờ khoa học công nghệ thông tin, các CTCK
SV: Bựi Văn Thắng 34 Lớp: CQ45/17.01
có thể tiết kiệm chi phí quản lý, chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán, từ đó giảm chi phí cung cấp dịch vụ cho khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Tuy nhiên nhân tố này cũng đòi hỏi các CTCK phải chủ động nắm bắt được xu thế mới trong hoạt động kinh doanh chứng khoán do những thay đổi của khoa học công nghệ mang lại như: chủ động trong việc tiếp nhận khoa học công nghệ mới, mở rộng các hình thức nhận lệnh từ xa, có kế hoạch phát triển các sản phẩm chứng khoán phái sinh, các dịch vụ mới.
(4) Môi trường đặc thù.
Khác với các loại môi trường có tính chất tổng quát đã trình bày trên, môi trường đặc thù thường bao gồm các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của CTCK một cách trực tiếp và rõ rệt hơn. Hơn nữa, với các yếu tố này, CTCK có thể tác động hoặc kiểm soát chúng ở một mức độ nhất định. Thuộc về môi trường đặc thù có các yếu tố như khách hàng, các hãng cạnh tranh và sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước đối với CTCK.
Hiện nay, kinh doanh chứng khoán phải thoả mãn nhu cầu phong phú, đa dạng các mặt của khách hàng. Khách hàng là yếu tố quyết định đến đầu ra đối với sản phẩm, dịch vụ của CTCK. Khách hàng của CTCK có thể là nhà phát hành, các nhà đầu tư, họ có thể là khách hàng hiện tại nhưng cũng có thể là khách hàng tiềm năng trong tương lai.
Thông thường, khách hàng sẽ chi phối hoạt động của công ty, nhưng cũng có trường hợp khách hàng lại bị lệ thuộc vào khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ của công ty. Khách hàng là một trong những nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của CTCK. Do vậy, CTCK phải xây dựng chính sách khách hàng toàn diện, vừa giữ nền tảng khách hàng truyền thống, vừa khai thác được các khách hàng tiềm năng. Đối với mỗi một đối tượng khách hàng, công ty cần có chính sách cụ thể để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng để khai thác tối đa tiềm năng của thị trường.
Sự cạnh tranh giữa các công ty cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của CTCK. Để có được các lợi thế cạnh tranh về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp, đòi hỏi CTCK phải quan tâm đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường, đổi mới thiết bị, nâng cao trình độ của nhân viên nghiệp vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũ, phát triển các dịch vụ mới do đó, ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh và lợi nhuận của công ty.
Trong cơ chế thị trường, các công ty nói chung được quyền chủ động trong kinh doanh, tuy nhiên, sự hoạt động của CTCK luôn phải chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước như: Uỷ ban chứng khoán nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, cơ quan thuế, cơ quan thanh tra cũng chi phối mạnh mẽ hoạt động và hiệu quả hoạt động của CTCK. Chính vì vậy, trong cơ chế rhị trường, sự quản lý nhà nước đối với CTCK chỉ mang tính chất định hướng và tác động gián tiếp theo nguyên tắc: Nhà nước điều chỉnh thị trường, thị trường điều chỉnh công ty, các công ty được tự chủ kinh doanh, tự chủ tài chính, đồng thời cũng tự chịu trách nhiệm đối với kết quả kinh doanh của mình.
SV: Bựi Văn Thắng 36 Lớp: CQ45/17.01
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NAVIBANK.