Công tác đào tạo và chuyển giao hệ trình quản lý cầu cho các đơn vị quản lý cầu đường bộ

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN THẠC SĨ NGÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG GÓP PHẦN ĐÁNH GIÁ VÀ HOÀN THIỆN HỆ TRÌNH QUẢN LÝ CẦU ĐANG VẬN DỤNG TẠI VIỆT NAM (Trang 51)

c. Cửa sổ tiện ích khai thác (xem hình 2.25).

2.2. Công tác đào tạo và chuyển giao hệ trình quản lý cầu cho các đơn vị quản lý cầu đường bộ

cầu cho các đơn vị quản lý cầu đường bộ

2.2.1. Công tác triển khai

Để vận dụng hệ trình quản lý cầu đi vào thực tế quản lý, Cục Đường bộ Việt Nam đã tổ chức 2 đợt đào tạo và chuyển giao hệ trình quản lý cầu cho các đơn vị quản lý trực tiếp đường bộ. Cụ thể như sau:

• Đợt thứ nhất: Trong dự án “Hỗ trợ kỹ thuật cho các Khu quản lý đường bộ” năm 2000, Cục Đường bộ Việt Nam đã tổ chức 4 lớp tại các Thành phố: Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh để đào tạo và chuyển giao hệ trình quản lý cầu cho khoảng 70 cán bộ quản lý giao thông của 50 Công ty QL&SCĐB, 4 Trung tâm KTĐB, 4 Phòng QLGT thuộc các Khu QLĐB: II, IV, V và VIỊ Đối tượng được cập nhật vào hệ trình quản lý là tất cả các cây cầu trên toàn mạng lưới quốc lộ.

• Đợt thứ hai: Trong dự án “ Hỗ trợ kỹ thuật cho các Địa phương” năm 2003, Cục Đường bộ Việt Nam đã tổ chức 3 lớp tại các Thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh để đào tạo và chuyển giao hệ trình quản lý cầu cho 221 cán bộ quản lý giao thông của các Công ty, Đoạn QLĐB và Phòng QLGT thuộc 61 Sở GTVT (GTCC) trên cả nước. Đối tượng được cập nhật vào hệ trình quản lý là tất cả các cây cầu trên toàn mạng lưới đường tỉnh và đường đô thị.

2.2.2. Kết quả thực hiện

Do đối tượng tiếp nhận chuyển giao hệ trình quản lý có điều kiện khác nhau về: Phân cấp quản lý; kinh phí cho công tác thu thập và cập nhật số liệu; trình độ cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý số liệu ... nên kết quả thực hiện của mỗi dự án có sự khác nhau và hiệu quả không caọ Cụ thể như sau:

• Dự án thứ nhất: Sau hai năm triển khai dự án “Hỗ trợ kỹ thuật cho các Khu quản lý đường bộ” thì các Công ty QL&SCĐB mới chỉ thực hiện được bước 1 là thống kê và cập nhật được tất cả các cầu trên hệ thống quốc lộ vào quyển “Hồ sơ lý lịch cầu”, chưa thực hiện được bước 2 là cập nhật dữ liệu cầu vào hệ trình quản lý. Do đó năm 2002, tất cả các quyển “ Hồ sơ lý lịch cầu” được gửi về Khu QLĐB, các Khu QLĐB lại

gửi toàn bộ các hồ sơ này về Cục Đường bộ Việt Nam. Cục Đường bộ Việt Nam đã phải giao cho Trung tâm thống kê & thông tin thuộc Cục thực hiện tiếp bước 2 (cập nhật dữ liệu cầu từ quyển “Hồ sơ lý lịch cầu” vào hệ trình quản lý) với thời gian hơn 1 năm mới hoàn thành (cập nhật được khoảng 3600 cầu).

• Dự án thứ hai: Sau hơn sáu tháng triển dự án “ Hỗ trợ kỹ thuật cho các địa phương”, các Sở GTVT (Sở GTCC) đã đôn đốc các đơn vị quản lý thực hiện bước 1 là thu thập cập nhật số liệu vào các “Hồ sơ lý lịch cầu”. Tuy nhiên, đối với công việc thu thập, cập nhật số liệu cầu thì những Sở GTVT (Sở GTCC) được Bộ GTVT giao quản lý một số kilômét quốc lộ có năng lực và kinh nghiệm hơn so với các Sở GTVT (Sở GTCC) không được giao quản lý quốc lộ. Vấn đề này thể hiện rõ trong quá trình chuyển giao hệ trình quản lý cầu và những báo cáo kết quả thu thập, thống kê số liệu do các Sở GTVT (Sở GTCC) gửi về Cục ĐBVN cuối năm 2003. Đầu năm 2004 đã có một số Sở đã cập nhật dữ liệu cầu trên đường tỉnh và gửi về Cục Đường bộ Việt Nam theo đường thư điện tử như tỉnh Thái Bình, tỉnh Hưng Yên, tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Quảng Nam và tỉnh Bình Dương.

2.2.3. nhận xét

Qua kết quả thực hiện như đã trình bày ở trên, chúng ta nhận thấy kết quả vận dụng hệ trình quản lý cầu tại các đơn vị quản lý cầu đường bộ đều chưa caọ Đó là do hệ trình quản lý cầu có những vấn đề chưa phù hợp với thực tế quản lý và hiện trạng của các cầu ở nước ta như: tính tương thích với hệ điều hành Windows và Microsoft Office Access mới hiện nay (hệ điều hành Windows 2000 & XP; Microsoft Office Access 2000 & 2003); tính kết nối và quản lý dữ liệu nguồn chuẩn; khai báo mã hiệu cầu chỉ phù hợp với hệ thống quốc lộ; việc nhập các thông số kỹ thuật tại cửa sổ thống kê chỉ thích hợp với loại kết cấu dầm giản đơn; nhóm báo cáo - đầu ra của hệ trình chưa hoàn chỉnh, vì vậy người sử dụng phải tổng hợp lại cho phù hợp với các mẫu biểu cần thiết cho công tác quản lý khai thác ...

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN THẠC SĨ NGÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG GÓP PHẦN ĐÁNH GIÁ VÀ HOÀN THIỆN HỆ TRÌNH QUẢN LÝ CẦU ĐANG VẬN DỤNG TẠI VIỆT NAM (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)